Con Đường Thánh Gồm Tám Yếu Tố

II. TƯ DUY CHÂN CHÁNH (SAMMAASA”NKAPPA // SAMYAKSAKALPA)

Khái niệm tư duy chân chánh (sammaasa”nkappa) thỉnh thoàng được dùng đồng nghĩa với thuật ngữ “tưởng chân chánh” (sammaa-vitakka).[36] Trong ý nghĩa phái sanh, cũng giống như định nghĩa của chánh kiến, chúng ta có định nghĩa của tư duy chân chánh. Bất kỳ tư duy nào đặt nền tảng trên bốn chân lý thánh, trên tính tương thuộc điều kiện, trên nguyên lý vô thường, vô ngã và không thoả mãn của năm nhóm nhân tính và mọi hiện hữu trên thế giới này và thế giới khác, được xem là các tư duy chân chánh. Tư duy nào trái ngược hay đối lập với tư duy trên đều được xem là các tư duy tà (micchaa sa”nkappa). Trong cách mô tả đối lập, tư duy chân chánh luôn trái ngược lại với tính tiêu cực của tư duy tà (ti-akusala-vitakka // tayo-akusalasa”nkappaa), như là sự nghĩ về khoái lạc giác quan (kaama-vitakka / sa”nkappa), những suy nghĩ chứa đầy sân hận và ác cảm (byaapaada-vitakka / sa”nkappa), hay những tư duy mang tính ác độc, bạo động, huỷ diệt (vihi’msaa-vitakka / sa”nkappa).[37] Tâm lý học Phật giáo chỉ ra rằng các cảm giác (vedanaa) có thể tạo duyên cho sự sanh khởi của các phản ứng cảm xúc. Tham dục hay khuynh hướng tham dục (raaga) và tham ái (ta”nhaa) được dấy khởi từ các cảm giác hạnh phúc hay dễ chịu (sukha-vedanaa). Khuynh hướng đối nghịch, huỷ hoại, chống cự, thiêu huỷ phát sanh từ các cảm giác đau khổ hay không hài lòng (dukkha-vedanaa). Trong khi, khuynh hướng thờ ơ và ngu si bắt nguồn từ các cảm giác trung tính (adukkhamasukha-vedanaa).[38] Có nghĩa là đối với mọi cảm giác phát sanh từ sự tiếp xúc của các giác quan và đối tượng của chúng luôn có sự chấp thủ (aalaya/upaadaana), về cảm xúc hay nhận thức, dù nhiều hay ít. Như vậy, tham dục hay tham lam (raaga/lobha), sân hận (dosa) và vô minh (moha) nằm ở các cứ sở của các cảm giác hạnh phúc, đau khổ và trung tính. Chính trong chiều hướng này mà người không có tư duy chân chánh sẽ dễ dàng bị chấp thủ vào các cảm giác, và phải chịu đau khổ do sự xuất hiện của các động cơ bất thiện (akusalamuula) gắn liền với các cảm xúc này. Trong khi đó, người có tư duy chân chánh do luôn ý thức về vị ngọt ít, vị đau khổ sầu muộn nhiều[39] của các tiếp xúc, nên đã thoát khỏi chúng và không bị vướng mắc vào chúng. Nhờ vậy người có tư duy chân chánh thoát khỏi mọi đau khổ.

Cũng như chánh kiến, tư duy chân chánh bao gồm 2 cấp độ, đó là, cấp độ thuộc thế gian (lokiya) và cấp độ siêu thế gian (lokuttara). Ở mức độ thế gian, có ba tư duy chân chánh (ti-kusala-vitakka / tisso-kusala-sa~n~naa) đó là, tư duy về sự xả bỏ (nekkhamma-vitakka / sa”nkappa), tư duy thoát khỏi sân hận (abyaapaada-vitakka / sa”nkappa), và tư duy không hảm hại (avihi’msaa-vitakka / sa”nkappa),[40] được sử dụng vào mục đích để tích tụ công đức cho đời này và đời sau. Kết quả là, nó dẫn đến sự tái sanh vui sướng và hạnh phúc. Ở mức độ siêu thế, tư duy chân chánh là sự lý luận logic (takka), sự phản ánh (vitakka), là khái niệm (sa”nkappa), là sự tập trung trọn vẹn (appanaavyappanaa), là sự ứng dụng của tâm (cetaso abhiniihaaro) nói chung là các tư duy cao thượng, không có bóng dáng của lậu hoặc và nó không được sử dụng cho mục tiêu tích tụ công đức cho đời sau, mà chủ yếu là dẫn đến sự diệt trừ trọn vẹn các nguồn gốc bất thiện.[41] Do sự khác nhau về mục đích, mà kết quả đạt được của tư duy chân chánh cũng khác nhau. Chỉ có sự chủ ý chân chánh hướng về mục tiêu giải thoát mới có thể đưa con người đến được sự vô chấp (viraaga) và chứng đạt niết-bàn (nibbaana).

III. LỜI NÓI CHÂN CHÁNH (SAMMAAVAACAA // SAMYAGVAAK)

Bất cứ cái gì con người suy nghĩ (sa”nkappa / vitakka) hay lý thuyết hóa (di.t.thi), lời nói hay phán đoán (vaacaa) sẽ dẫn bước theo sau. Nếu được bảo vệ bằng quan niệm chân chánh (sammaa di.t.thi) và tư duy chân chánh (sammaa sa”nkappa), lời nói hay phán đoán (vaacaa) sẽ trở thành đúng (taccha / bhuu.ta) và thích hợp (anukuula). Lời nói chân chánh đóng vai trò quan trọng giao lưu, tiếp xúc và quan hệ xã hội. Nếu giao lưu xã hội không được thiếp lập trên chân lý và sự thích hợp thì sự mất niềm tin, sự không thích thú và thờ ơ sẽ xuất hiện giữa các nhóm hay cộng đồng người. Sự khuyến khích và phát triển lời nói chân chánh trở nên quan trọng về phương diện đạo đức cho các mối quan hệ xã hội, giữa con người với con người, giữa các quốc gia với quốc gia. Tiêu chí thực tiễn của chân lý do đó đã trở thành yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc tuyên bố các phán đoán đạo đức. Đây là những gì được trình bày trong kinh Abhayaraajakumaara-Sutta.[42] Theo bài kinh này, có tất cả tám loại phán đoán[43] trong đó, có vài loại được đức Phật sử dụng trong khi những cái còn lại thì không. Sự phân loại của các phán đoán này có thể được thành lập từ gốc độ của chân lý-giá trị, giải thoát luận thực tiễn và nội dung cảm xúc, tùy thuộc theo sáu giá trị, gồm ba cặp, như (i) chân lý / đúng (taccha / bhuuta) hay phi chân lý / không đúng (ataccha / abhuuta), (ii) liên hệ đến mục đích (atthasa’mhita) hay không liên hệ đến mục đích (anatthasa’mhita), (iii) được người nghe đồng ý (piya / manaapa) hay không đồng ý (apiya / amanaapa).

1. Sai hướng đến mục đích — không đồng ý — không tuyên bố

2. Đúng — không hướng mục đích — không đồng ý — không tuyên bố

3. Đúng — hướng đến mục đích — không đồng ý — tuyên bố

4. Sai không hướng mục đích — đồng y 魭 không tuyên bố

5. Đúng không hướng mục đích — đồng ý — không tuyên bố

6. Đúng hướng đến mục đích — đồng ý — tuyên bố

Trong sáu phán đoán này chỉ có phán đoán 3 và 6 là nên tuyên bố, do đặc tính hướng đến mục đích thực tiễn và phù hợp với chân lý của nó, mặc cho người nghe có đồng ý hay không đồng ý. Điều này có nghĩa là bất kỳ phán đoán nào không thích ứng với chân lý và không hướng đến mục đích cao thượng cần phải nên tránh hay loại bỏ. Nói cách khác, chân lý và tính hướng đến mục đích là hai tiêu chí đạo đức để tránh bốn loại tuyên bố sai lầm hay không có lợi (cattaaro-anariyavohaara), đó là sự nói dối (musaavaado), nói lời chi rẽ (pisu.naa-vaacaa), nói lời hung dữ (pharusaa-vaacaa) và nói lời vô ích (samphappalaapa).[44] Sự từ bỏ, xa lánh bốn loại tuyên bố bất thiện[45] này sẽ dễ dàng thực hiện nhờ vào sự gia sức của nỗ lực chân chánh (sammaa vaayaama) và chánh niệm (sammaa sati). Sự cố gắng tránh các phát ngôn xấu ác là một nỗ lực chân chánh. Nỗ lực chân chánh được thành tựu là nhờ vào sự chánh niệm.[46]

Nói chung phán đoán nào thuộc về sự kiện, có chân lý, hướng đến mục đích cần phải được tuyên bố trong sự ý thức về thời gian (lúc nào) và không gian (ở đâu) trong liên hệ với thính giả. Có nghĩa là mục tiêu thực tiễn của chân lý chỉ có thể đạt được khi người tuyên bố (người nói) công bố chúng đúng thời, đúng chỗ và đúng người. Khi các yếu tố đúng thời, đúng chỗ không có mặt, tốt hơn là giữ sự yên lặng của bậc thánh. Đó là điều đức Phật thường nhắc nhở chúng ta trong đoạn kinh sau đây: ‘mày các tỳ-kheo, khi các vị tập hợp lại với nhau, có hai việc cần làm là, một là nói đúng với chánh pháp và hai là giữ sự im lặng của bậc thánh.”[47]

Có nhiều phương diện tích cực của lời nói hay phát ngôn chân chánh. Khi áp dụng bốn lời nói chân chánh cao thượng (cattaaro-ariyavohaara), như, lời nói vắng mặt sự dối trá (musaavaadaa-verama.nii), lời nói vắng mặt sự chia rẽ (pisu.naaya-vaacaaya-verama.nii), lời nói vắng mặt sự ác độc (pharusaaya-vaacaaya-verama.nii), và lời nói vắng mặt sự hý luận (samphappalaapaa-verama.nii), người phát ngôn chân chánh sẽ đồng thời tuyên bố những gì có lợi cho người khác. Vị ấy sẽ không lập lại những thông tin tạo ra sự chia rẽ, gây mất niềm tin lẫn nhau giữa các nhóm xã hội hay đảng phái. Vị ấy cố gắng phát ngôn những gì đem lại sự hoà hợp cho những đoàn thể hay cộng đồng đã rạn nứt. Vị ấy khuyến khích mọi người sống đoàn kết, sum hợp. Vị ấy phát ngôn những lời dịu dàng, dễ nghe, từ tốn, nhã nhặn, lịch sự, đi vào lòng người, có lợi ích, mang lại phúc lạc cho người nghe. Vị ấy nói những gì phù hợp với sự kiện như chúng là, nói những gì chân lý (dhamma) và đạo đức (vinaya), nói chung, những gì có lợi ích, có ý nghĩa và dẫn đến đời sống thánh thiện hay mục đích của sự toàn thiện mục đích đạo đức.[48]

IV. HÀNH VI CHÂN CHÁNH (SAMMAAKAMMANTA // SAMYAKKARMAANTA)

Hành vi (kamma // karma) như hệ quả của tâm (citta) là thai nghén, từ đó các chúng sanh được sanh ra (kamma-yoni). Một khi có sự chủ ý (cetanaa) chỉ đạo, hành vi được thể hiện qua lời nói (vaacaa) và hành động (kamma). Hành động do đó là kẻ đã tạo dựng nên thế giới (loka), năm nhóm nhân tính tâm vật lý (kkhandha) và các kinh nghiệm giác quan.[49] Có ba hình thái của hành vi (ti-kamma // trii.ni-karmaa.ni). Hành động thực hiện bằng thân thể được gọi là hành động thân (kaaya-kamma // kaaya-karma’m), thực hiện bằng miệng gọi là hành động lời nói (vacii-kamma // vaakharma’m), và thực hiện bằng tâm trí thì gọi là hành động tâm (mano-kamma // manokarma’m).[50] Theo bản chất đạo đức của chúng, hành động có thể được phân thành ba nhóm, đó là, hành động thiện hay công đức (pu~n~na/kusala-kamma // pu.nya-karma), hành động ác hay phi công đức (apu~n~na/akusala-kamma // apu.nya-karma) và hành vi bất động (ani~njya-karma). Phối hợp hai phân loại của hành vi như vừa nêu, chúng ta có phân loại thứ ba của các hành vi, đó là, hành vi đúng đắn và hành vi sai lầm. Hành vi sai lầm bao gồm các hành vi xấu ác của thân (kaaya-duccarita), hành vi xấu ác của miệng (vacii-duccarita) và hành vi xấu ác của tâm ý (mano-duccarita). Hành vi chân chánh bao gồm hành vi thiện ích của thân (kaaya-kalyaa.nam), hành vi thiện ích của miệng (vacii-kalyaa.nam) và hành vi thiện ích của tâm ý (mano-kalyaa.nam).

Hành vi xấu ác của thân (micchaa /akusala-kaayakamma) bao gồm sự giết hại sự sống (paa.naatipaata), trộm cướp (adinnaadaana) và tình dục phi pháp (kaamesumicchaacaara). Hành vi xấu ác của lời (micchaa /akusala-vaciikamma) bao gồm lời nói sai sự thật (musaavaada), lời nói chia rẽ (pisu.naavaacaa), lời nói hung dữ (pharusavaacaa) và hý luận (samphappalaapa). Hành vi xấu ác của tâm ý (micchaa / akusala-manokamma) bao gồm sự tham lam (abhijjhaa), sân hận (byaapaada) và quan điểm sai lầm (micchaa-di.t.thi).[51] Hành vi chân chánh, đối lập với các hành vi sai lầm, bao gồm các hành động không giết hại (paa.naatipaataa verama.nii), không lấy của không cho (adinnaadaanaa verama.nii), không tình dục phi pháp (kaamesumicchaaraa verama.nii), không nói sai sự thật (musaavaadaa verama.nii), không nói lời chia rẽ (pisu.naaya vaacaaya verama.nii), không nói lời ác độc (pharusaaya vaacaaya verama.nii), không nói lời hý luận (samphappalaapaa verama.nii), không tham lam (anabhijjhaa), không sân hận (abyaapaada) và quan niệm chân chánh (sammaa-di.t.thi).[52]

Phật giáo phê phán các hình thức phủ nhận trách nhiệm đạo đức và tự do ý chí. Chủ nghĩa số phận an bài (niyativaada) cũng như chủ nghĩa phi nhân, phi duyên (ahetuappaccayavaada / adhiccasamuppannavaada) được xem là các quan điểm sai lầm, có hại cho đạo đức nhân sinh và sự phát triển đạo đức xã hội. Niềm tin rằng kinh nghiệm con người được ý chí của thượng đế (issaranimmaa.nahetu) hay chuổi nghiệp quá khứ (pubbekatahetu) an bài hoàn toàn bị phủ nhận trong Phật giáo như những quan điểm trái lại với đạo đức. Tự do ý chí (cetanaa) đóng vai trò quan trọng nhất trong đạo đức và kinh nghiẹm nhân sinh. Theo đức Phật cả hai tính chủ ý và chủ nghĩa kết quả có thể trở thành tiêu chí tương đối để xác định hành vi nào là chân chánh và không chân chánh. Thái độ tâm ý của người hành động trong lúc thực thi hành động phải phát xuất từ động cơ từ bi và lợi ích cho người khác, trong khi đó kết quả của hành vi chân chánh phải là cái mang lại phúc lợi và hạnh phúc cho mình, người và cả hai. Bất cứ hành động phát xuất từ thiện chí và dẫn kết quả hay chung cuộc tốt đẹp đều được xem là hành vi chân chánh Tiêu chí thực tiễn này đòi hỏi đến sự phản ánh đầy tỉnh thức (satipa.t.thaana) trong mọi việc. Trong bài kinh Giáo Giới La-hầu-la (Ambala.t.thikaa-Raahulovaada-Sutta)[53] đức Phật đã giảng dạy cho vị sa-di trẻ tuổi này cách thức thể hiện chánh niệm (sammaa sati) trong từng hành vi của thân, miệng và tâm ý trong mối liên hệ của chúng với kết quả. Nếu vi hành thực hiện mang lại kết quả tổn hại chính mình, người khác và cả hai thì hành vi đó được xem là hành vi xấu ác (akusala), vì nó mang lại đau khổ. Hành vi xấu ác như vậy cần phải được loại bỏ bằng chánh niệm và nỗ lực chân chánh.[54] Chỉ có hành vi nào mang lại sự lợi ích cho mình, người và cả hai mới được xem là hành vi thiện ích (kusala). Hành vi mà kết quả của nó là hạnh phúc và lợi lạc cần phải được thực hiện với chánh niệm. Chủ nghĩa hành vi này chắc chắn sẽ đem lại những kết quả như mong đợi (kusala vipaaka) phát xuất từ sự tự do ý chí thiện (cetanaa) từ lòng thương xót và trí tuệ vì lợi ích cho người khác và xã hội.

Bản chất của hành vi chân chánh (sammaa kammanta), có thể được xác định tùy thuộc vào tự do ý chỉ hay sự chủ ý (cetanaa) của người thực hiện cũng như kết quả (vipaaka) đạo đức mà nó mang lại. Dù cùng thực hiện mười hành vi thiện ích (kusala-kammapatha) sẽ có thể dẫn đến các kết quả khác hẳn nhau, nếu mức độ và chất lượng của sự chủ ý (cetanaa) của người thực hiện khác nhau. Nói khác đi, sự chủ ý sẽ góp phần xác định giá trị đạo đức của kết quả. Các hành vi thiện ích hay công đức (kusala / pu~n~na kamma) có thể đạt được các mục đích mong đợi và dẫn đến sự tái sanh (upadhivepakka) trong một hình thái tốt hơn (kusala vipaaka), nếu người thực hiện chỉ có dụng ý tích tụ công đức trong lúc làm (pu~n~naa-bhaagiya). Do vậy, hành vi chân chánh chỉ có thể trở thành phương tiện tốt của một cứu cánh thuộc về thế gian (lokiya). Tương tự, trong lúc từ bỏ các hành vi xấu ác, nếu tâm chí của tác nhân vô ngã không nằm ở sự tích tập công đức, không nhắm đến một đời sau hạnh phúc hơn, mà chỉ hướng tâm mình về sự chấm dứt mọi khổ đau (dukkha-nirodha), lúc ấy hành vi chân chánh sẽ tự nó là một cứu cánh. Các hành vi chân chánh do vậy được xem là thánh thiện (ariya) thoát khỏi các lậu hoặc (anaasava) và trở nên siêu thế (lokuttara). Thực ra đó là sự phát triển của tư duy cao thượng hay thánh thiện (ariyacitta) và những tư duy thoát khỏi lậu hoặc (anaasavacitta). Nói cách khác hành vi chân chánh được thực hiện trên nền tảng của sự tôn trọng pháp luật, từ nỗi sợ hãi bị pháp luật trừng phạt, từ nhu cầu được tán thưởng . . . sẽ mang lại một kết quả thiện ích rất ít và dĩ nhiên không có giá trị nhiều về phương diện đạo đức. Nhưng nếu việc từ bỏ sự giết hại phát xuất từ tấm lòng thương người, mến vật, muốn bảo vệ môi sinh thì kết quả thiện ích mang lại thật là to lớn. Tương tự, các hành vi không trộm cướp vì tôn trọng tài sản và sức lao động của người khác, không tình dục phi pháp, vì tôn trọng hạnh phúc của tha nhân, không nói láo vì bảo vệ sự thật, không uống rượu vì muốn phát triển trí tuệ v.v. . . là các hành vi chân chánh tạo nên một phần của con đường (magga”nga) hướng đến giải thoát (nibbaana).[55]

This entry was posted in Phật Giáo. Bookmark the permalink.