Hạnh Quan Âm – Nhẫn Nhục Và Từ Bi

Kiếp xưa ắt có cơ duyên Kiếp xưa ắt có cơ duyên
Nay đâu dễ  được  thọ truyền tín tâm ?

Từ  thuở nhỏ dù chưa có được niềm tin vững chắc nơi Tam Bảo như hiện nay, cũng như chưa thông hiểu gì lắm giáo lý sâu sắc nhĩ căn viên thôngcur Bồ tát Quán thế Âm nhưng tín tâm đối với Đức Bồ Tát Quán Thế Âm không hiểu sao lại sâu dầy trong lòng Phương thật rõ nét, có lẽ Phật giáo đã đi vào lòng nhân gian qua rất nhiều chuyện xưa như Quan Âm Thị Kính, Quan Âm Diệu Thiện (chùa Hương Tích) chuyệnđấu với khủng long vào đời nhà Tuỳ bên Trung Quốc…, niềm tín tâm đó càng tăng trưởng gấp bội lần  từ khi chứng kiến nhiều phép lạ nhiệm mầu khi trên thuyền nhỏ xuôi ngược biển lớn tìm vùng đất mới, hoặc sau này nghe những pháp thoại kể lại  chuyện thật ứng hiện ngay trên đất Việt Nam sau 1975.

Phương thường tụng niệm và lạy mười hai đại nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm vào cuối thời khóa tụng niêm chứ không phải đợi đến 3 ngày vía lớn (19/2-ngày đản sanh, 19/6 ngày thành đạo và 19/9 ngày xuất gia) hay chỉ khi đến chùa tham dự nghi thức dâng lễ.

Phương cũng nhận thấy rằng các hình tượng của Ngài đa số ở chùa hay tại tư gia đều dựa vào lời nguyện “NAM MÔ THANH TỊNH BÌNH THUỲ DƯƠNG LIỂU, QUÁN ÂM NHƯ LAI CAM LỘ SÁI TÂM NGUYỆN” mà hoàn thành.

Gần đây khi nghe Cố Hoà Thượng Tuyên Hoá hoặc cố Hoà  thượng Thích Tâm Thanh trong những pháp thoại tu Hạnh Quan Âm, thường dạy rằng “chúng sinh chỉ biết thờ tượng Quan Âm mà không biết thờ cách  học và hành đúng theo Hạnh Quán Thế Âm”, nghĩa là phải áp dụng cho được pháp phản văn văn tự tánh thấy cho được tự tánh của mình và phải làm sao có được hạnh từ bi và nhẫn nhục của Ngài Quán thế Âm. Phương nhận thấy quả đúng phần đông các bạn cũng như mình đều như vậy nên đã sưu tầm được hầu hết những gì liên quan đến điều Ngài đã nhắn nhủ trong các sách tham khảo của H T Thích thanh Từ hay HT Thích Nhất Hạnh nhờ đó đã tiếp thu vài điều như sau.

* Bồ tát Quán thế Âm hiện thân của Đức Từ Bi và Hạnh Nhẫn nhục, mà muốn thể hiện lòng từ bi thì phải trọn vẹn thực hiện hạnh nhẫn nhục, do đó chúng ta còn mới bước chân vào Đạo là phải tập nhẫn nhục nếu không thì lòng từ bi khó viên mãn và đạo quả cũng khó thành tựu.

* Ngài còn được gọi là Mẹ hiền của tất cả chúng sanh, nên mượn thân hình nữ để nói lên tình thương chân thành tha thiết nhất của con người, qua tình mẹ thương con vừa thâm thuý vừa bao la khó có thể đo lường được, chứ trên thực tế không có một vị Phật nào mang tính nữ hay nam. Biểu tượng nhành dương liễu bên tay mặt của Bồ tát là tượng trung cho dức nhẫn nhục, còn tay trái cầm bình thanh tịnh đựng nước cam lộ tượng trưng cho tâm từ bi, và chỉ có cành dương liễu mới có khả năng mang nước cam lồ rưới mát chúng sanh.

Giải thích về biểu trưng của nhành dương liễu, bình thanh tịnh chứa nước cam lộ còn là một điều thú vị vô cùng mà Phương rất là tâm đắc theo đó dương liễu là loại cây vừa mềm lại vừa đeo, khi gặp gió mạnh cây uốn mình theo gió, khi gió ngừng cây trở về vị trí cũ điều này cũng dạy ta rằng sống trên đờ cũng phải biết tuỳ duyên, cứng quá hay mềm quá mà không dẻo  thì khó mà giữ vững lập trường vì bị làm dập hay gảy. Nhành dương liễu còn tượng trưng cho tính nhẫn nhục. Người nhẫn nhục mới nhìn qua thấy tưởng là yếu hèn nhưng kỳ thật họ mới chính là người có sức mạnh phi thường đã tự chiến thắng tình cảm và phản ứng bản năng mình. Còn nước cam lộ là một thứ nước trong mát, thơm ngọt do hứng ngoài sương. Nước này tượng trung cho lòng từ bi của Bồ tát, nước này rưới tới đâu làm êm dịu mát mẻ tới đó mà nước này phải được chưa trong bình thanh tịnh (bình thanh tịnh biểu trưng cho tâm thanh tịnh của một người đã giữ được 3 nghiệp thanh tịnh thân, khẩu ý). Đây là một dặc điểm mà các Thầy cũng nhấn mạnh “MUỐN THỰC HIỆN LÒNG TỪ BI ĐIỀU TIÊN QUYẾT LÀ PHẢI THANH TỊNH BA NGHIỆP”.

Giờ đây khi hiểu rõ thêm, Phương tự nhắc mình luôn “phải làm sao học và hành đúng theo Hạnh Từ Bi và Đức Nhẫn nhục nơi Ngài” mỗi khi mắt nhìn lên Đức Quán Thế Âm ,tại chùa hay tại bàn thờ tư gia. Hôm nay chỉ còn một tuần nữa là đến vía Quán  thế Âm Bồ Tát không hiểu có sự linh ứng gì mà khi soạn lại sách vở cũ  trong phòng đọc sách, một bài thơ của Hoà thượng Thích Tịnh Từ trụ trì tu viện Kim Sơn (San Jose – USA) lại nằm trong tay Phương, nàng chợt nghe mắt ươn ướt lệ.

NGUYỆN  CẦU BỒ TÁT QUAN ÂM

Ai ơi làm được thân người
Mở thêm lượng rộng tình thương giúp đời
Khách trần xuôi ngược đầy vơi
Quán Âm cứu khổ  dưới trời trầm luân
Ngưỡng cầu Từ mẫu gội nhuần
Cành dương nước tịnh tâm xuân hoa đầy
Thế gian dù chỉ một ngày
Không huân giới định, thân này mai sau
Trôi lăn sáu nẽo luân hồi
Khổ đại dằn vặt đứng ngồi không yên

……………
Quán Âm vô lượng hoá thân
Ban vui cứu khổ diệu thâm khó lường
Con nguyền mở rộng tình thương
Độ con nuôi dưởng hoẵng  dương đạo mầu
Sơn Cư

……………

Huệ Hương

Vía Quán Thế Âm 19/6/ nhằm ngày 12/7/2017

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.