Kính gởi đạo hửu
Trong cái bài “Hiểu Đời” mà tôi được đọc đây thì thật sự mà nói là không có gì để chê trách đuợc vì quá hiểu đời, quá khôn ngoan lanh lợi và có quá nhiều kinh nghiêm sống với đời, cái đó đã quá rỏ qua bài viết.
Nhưng cái quy luật của muôn đời là “Sanh-Lão-Bệnh -Tử ” được tác giả đưa ra ở cuối bài để kết luận bài viết thì lại gây ra một vấn nạn cho “Hiểu Đạo”. Bởi vì như một nhà toán học tài ba lổi lạc, tác giả cho ta một sự so đo suy lường tính toán rất thông thái ! Điều đó chứng tỏ tác giả rất lịch lảm hiểu đời không chê được. Rồi từ những suy tính cho đời mình , tác giả đã kết luận một câu cuối cùng như một đáp số cho bài toán đã được trinh bày của tác giả ở bài viết. Cái kết luận nhảy xổ qua đường “Đạo”. Cái` con đường đi của Đạo thì “Hòa nhi bất đồng” với Đời. Bởi vậy người quá khôn với đời thì mất Đạo, người khôn với Đạo thì dại đời. Ai cũng cho người sống với Đạo là ngu dại vì không có khôn như người đời. Cái kết luận của ông nghe như dễ ợt , vì khi đi đến cuối đời thì đã đạt đạo. Nhân thế nào thì quả thế đó. Tuy quả xoài khi sống thì chua và xanh,khi chín thì ngọt và hường. Nhưng đó chính là quả xoài. Nhân quả tuy khác thời, khác tứơng, nhưng cũng chính là Đạo của nó. Một người suốt đời chỉ toan tính cho cái tôi của mình lẽ nào cưối đời lại vượt thoát được cái tôi dễ dàng vậy đâu ? Con đường của “Cái Tôi” sẽ phải đi theo con đường của nó chứ có hiểu đạo là gì đâu mà đòi tròn quả đạo như cái kết luận của bài viết.
Đọc trong bài viết thì chúng ta thấy rỏ là đây là những điều suy tưởng của một cái tôi so đo cân nhắc lợi hại, mà không hề có tình thương gì và hiểu biết gì về cái tôi của mình. Một cái tôi tưởng rằng hoàn toàn độc lập với tha nhân và thế giới, nên mới cứ mãi toan tính cho một cá thể độc lập, cho sự lợi hại của bản thân để tìm hạnh phúc từ cái tôi trung tâm của thế giới. Những suy tưởng quá khôn ngoan cho bản thân tưởng chừng như là quá tuyệt vời , quá chính đáng, vì nó là trung tâm của cuộc đời. Nếu cái tôi không có mặt để làm chủ thể tư duy củà hành động thì cái thế giới này coi như hoàn toàn vô nghĩa. Đây chính là cái hiểu đời và sống với đời. Đạo Phật gọi đó là”Nghiệp”. Nghiệp thì có nghiệp lực, sức mạnh của nghiệp lực sẽ lôi mình đi tái sanh vào cuộc đời sau khi bỏ cái thân già đau bệnh. Bây giờ cái kết luận lại muốn có cái chết “tròn” và bình yên, muốn thì có thể được, nhưng đó là nghiệp của chúng sanh, cái tròn đó là tròn nhân quả của chúng sanh chứ không phải là đạo giải thoát.
Được đời thì mất đạo. Cái gì là đời thì có con đường của đời. Còn đạo thì giải thoát chứ không phải là thế gian. Đạo là Xuất Thế Gian.
Cái khôn của Đời là cái nạn lớn mà nhà Phật gọi là “Thế trí biện thông”. Cái thế trí mà càng biện thông thì cái nạn càng lớn, càng sâu nặng. Thế trí là gì ? Thế là thời gian, thế trí có cái khôn nằm trong thời gian thì gọi là thế trí. Cái trí của thế gian thì hửu lậu và rơi lọt theo thời gian. Rơi lọt theo sanh lão bệnh tử. Anh học giỏi đến 100 bằng tiến sỹ thì đứt mạch máu não là 100 cái tiến sỹ cũng lọt mất. Cái khôn càng biện thông thì kiến chấp càng sâu nặng.Cái tôi càng vỹ đại thì Ngã chấp càng nặng nề. Thế trí biện thông thì nghiệp thế gian càng nặng sâu với bùn lầy thế gian. Đức Phật đã từ bỏ tất cả để nhẹ bước lên đường, lên đường là Đạo. Người hiều đạo thì phải dại đời là buông xuống các gánh nặng mà người đời phải rất khó khăn để thành đạt.
Bởi vậy đạo sỹ thì nhẹ tênh vì không có cái gánh nặng của thế gian như tài ,sắc, danh, thực, thùy. Còn cái khôn của “HIểu Đời” thì cứ cân đong suy lường đủ thứ, từ tình nghĩa vợ chồng cho đến cha con ,rồi phải sống như thế nào cho sung sướng khoái lạc. Toàn là cái mưu toan cho cái tôi chết bầm mà cưối cùng thì không vào nghĩa địa cũng vào nhà hương điên.
“Người nằm đó từ ngàn năm khép kín
“Ta bước qua ngôn ngữ rụng hai lần
(Bùi-Giáng)
Khi thấy Phật thì Bùi thi sỹ đã rụng hai lần, không còn ngôn luận diễn bày gì nữa ! Tại sao lạ vậy. Rụng lần thứ nhất là không phải “Thị”, rụng lần thứ hai là không phải “Phi”. Rụng lần thứ nhất là không phải “Ta”, rụng lần thứ hai là không phải “Người”. Rụng lần thứ nhất là không phải “Một”. rụng lần thứ hai là không phải “Hai”. Ngôn ngữ rụng hai lần thì căn thân và thế giới là hòa hợp, sanh tử là không hai. Hạnh Phúc và khổ đau là mầu nhiệm vì hai lần rơi rụng. Đây là diệu pháp của ngử ngôn bặt suy lường của cái tôi hoang tưởng. Thấy được Phật thì thấy được Pháp. Thấy được Phật Pháp thì ngôn ngữ rụng hai lần trở thành dại khờ với danh lợi tài sắc. Như vậy thì được Đạo thì mất đời. Không rơi vào cái nạn thế trí biện thông trầm luân trong biển nghiệp. Hiểu đời thì không hiểu đạo. Hiểu đạo thì không bỏ đời vì không phá hoại thế gian tướng mà tùy thuận chúng sanh đi vào pháp giới như người câm nằm mộng , ngôn ngử rụng cả rồi nên trở thành vô ngôn vô tự, không còn ngữ ngôn khôn ngoan như những ngừoi tài trí nửa. Cái nghĩa của “Hiểu Đạo” là cái tình thương phá bỏ cái vỏ cứng của cái tôi “hiểu đời” để rơi rụng đi cái “ngã và pháp” chấp mắc của thế trí biện thông. Ngã và Pháp hai lần rơi rụng thì hiểu đời và hiểu đạo đều rụng rơi……Bởi vì càng biện thông thì càng sa lầy như con voi lội xuống đầm lầy của tri thức thế gian. Cái trí vô lậu và trí hửu lậu không nên lẩn lộn mà điên đảo chúng sanh. Đối với chúng sanh nên khởi lòng từ mà không nên khởi tri kiến, khởi tri kiến chúng sanh thì phải vào địa ngục cùng chúng sanh vậy thôi……. “Hiểu Đời” hay “Hiêử Đạo” thì cũng phải rụng hai lần.
Ngừơi nằm đó từ ngàn năm khép kín
Ta bước qua từ ngữ rụng hai lần……
Khi thấy Phật nằm đó thì Hiểu đời và Hiểu đạo đều hoan hỷ rụng rơi….
Nam mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.
Minh Đức
http://www.tangthuphathoc.net/lathuphathoc/33-hieudoihieudao.htm