Chuyển Pháp Luân và Tứ Diệu Ðế – Phần 2

I.6 LUẬN VỀ CON ÐƯỜNG DIỆT KHỔ – ÐẠO DIỆU ÐẾ

Ðạo Diệu Đế có nghĩa là hành đến nơi diệt Khổ. Ðây là tiếng thường dùng trong Phật Giáo, nhưng nếu dùng tiếng thông thường cho dễ nghe, dễ hiểu hơn có những tiếng thay thế là:

1) MAJJHIMAPATIPADA: Trung đạo
2) KAMAGGA: Bát Chánh Ðạo
3) ARIYAMAGGA: Thánh đạo

Trước khi giải rõ xin quí vị học qua câu Phật dạy:

IDAMKHO PANA BHIKKHAVE DUKKHANIRODHAGAMINÌP PATIPADA
ARIYASACAM AYAMEVA ARIYO ATTHANGIKOMAGGO SAYYATHÌDAM?

SAMMÀDITTHI, SAMMÀSANKAPPO, SAMMÀVÀCÀ, SAMMÀKAMMANTO, SAMA-ÀJÌVO, SAMÀVÀYAMO, SAMMÀSATI, SAMMÀSAMÀDHI

Này các Thầy Tỳ Khưu! Đây là sự hành để dập tắt khổ thật sự, là đạo có tám chi. Tám chi ấy là gì? Tám chi ấy là: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.

Theo lời Phật dạy trên thì chúng ta nhận thấy rằng Diệu Ðế thứ tư là sự hành đúng theo con đường đi đến nơi giải thoát có đầy đủ tám chi.

Diệu Ðế thứ tư này Phật dạy hành theo Chánh Ðạo có tám yếu tố. Tôi (soạn giả) xin rút bài kinh khác giải rõ Bát Chánh Ðạo lại trình bày trên đây hầu quí vị, vì trong bài Chuyển Pháp Luân chỉ có đếm đủ tám chi thôi.

Sammàditthi (Chánh kiến)

Đây là Phật ngôn trong bài kinh Maggavibhanga dạy rằng:

Kattamà ca bhikkhave samma bhikkhave ditthi yam kho bhikkhave dukkhena nam.

Này các thầy Tỳ Khưu! Chánh kiến là gì? Chánh kiến là: 1) Sự biết rõ khổ, 2) sự biết rõ nhân sanh khổ, 3) Sự biết rõ dập tắt khổ. Và 4) Sự biết nương pháp hành cho đến nơi dập tắt khổ. Này các thầy Tỳ Khưu: sự hiểu biết như thế gọi là Chánh kiến.

Sammàsankappa (Chánh tư duy)

KATAMÀ CA BHIKKHAVE samma SANKAPPO YÀ KHO bhikkhave NEKKAMMASAKAPPO. ABHYÀPÀDASANKAAPPO AVIHIMÀSÀN – KAPPO.

Này các Tỳ Khưu, Chánh tư duy là thế nào? Chánh tư duy là: 1) sự suy nghĩ thoát trần (xuất gia). 2) sự suy nghĩ không cột oan trái. 3) sự suy nghĩ không làm hại người. Này các thầy Tỳ Khưu, hành như thế này gọi là Chánh tư duy (suy nghĩ chơn chánh).

Sammàvaca (Chánh ngữ)

Katama ca bhikkhave bhikkhavesammàvaca yakho bhikkhave veramanì pharusaya vacaya verrmanì. Samphappalapa veramanì ayam vuccati bhikkhave samavaca.

Này các thầy Tỳ Khưu! Chánh ngữ là thế nào? Chánh ngữ là: 1) tác ý lánh xa sự nói dối. 2) tác ý lánh xa sự nói lời đâm thọc. 3) tác ý lánh xa sự nói lời đê tiện. 4) tác ý lánh xa sự nói lời vô ích. Này các thầy Tỳ Khưu! Sự nói như thế gọi là Chánh ngữ (lời nói chơn chánh).

Sammàkammanta (Chánh nghiệp)

Katama ca bhikkhave v.v….

Này các thầy Tỳ Khưu! Chánh nghiệp là thế nào? Chánh nghiệp là: 1) tác ý lánh xa sự sát sanh. 2) tác ý lánh xa sự trộm cắp. 3) tác ý lánh xa sự tà dâm. Này các thầy Tỳ Khưu! Hành như thế này gọi là Chánh nghiệp (sự làm chơn chánh).

Sammà àjivo (Chánh mạng)

Katamà ca bhikkhave v.v….

Này các thầy Tỳ Khưu! Chánh mạng là thế nào? Chánh mạng là các thầy Tỳ Khưu bậc đệ tử thuộc hàng thánh nhân trong Phật Giáo: 1) nuôi mạng chơn chánh. 2) không nuôi mạng trái với đạo lý. 3) nuôi mang theo lẽ phải. Này các thầy Tỳ Khưu! Nuôi mạng như thế gọi là Chánh mạng.

Riêng về người tại gia cư sĩ nuôi mạng chơn chánh là không lường gạt lấy của kẻ khác, giết thú ăn, biết là của bất nghĩa không nên lấy về dùng, mặc dầu của ấy là của rơi rớt vô chủ.

Sammàvàyàma (Chánh tinh tấn)

Katamà ca bhikkhave v.v….

Này các thầy Tỳ Khưu! Thế nào gọi là Chánh tinh tấn? Chánh tinh tấn là các thầy Tỳ Khưu trong Phật Giáo:

– Vun trồng sự thoả thích trong sự tinh tấn không để cho tội lỗi phát sanh lên, không để cho tội chưa phát sanh lên lại sanh lên trong tâm, cố gắng hết sức để giữa tâm cho vững chắc.

– Vun trồng sự thoả thích tinh tấn diệt trừ các pháp đã sanh trong tâm rồi cho tiêu diệt và giữa tâm cho trong sạch.

– Vun trồng sư thoả thích tinh tấn cho thiện pháp chưa sanh trong tâm làm cho phát sanh và giữ tâm cho vững chắc torng thiện pháp.

– Vun trồng sự thoả thích tinh tấn làm cho các thiện pháp đã có trong tâm hằng nảy nở tiến hoá thêm lên mải mãi và làm cho tâm càng vững chắc trong thiện pháp.

Sammàsati (Chánh niệm)

Katamà ca bhikkhave v.v….

Này các thầy Tỳ Khưu! Thế nào gọi là Chánh niệm? Chánh niệm là các thầy Tỳ Khưu trong Phật Giáo hằng suy nghĩ thấy thân trong thân, có sự tinh tấn thiêu đốt phiền não, tự mình biết lấy mình, có sự nhớ được mọi việc làm và sự hành động của mình trong mọi sát na, diệt sự ưa muốn và ghét bỏ. Nhận thấy thọ trong thọ … uy nghĩ thấy tâm trong tâm … suy nghĩ thấy pháp trong pháp…

Sammàsamàdhi (Chánh định)

Katamà ca bhikkhave v.v….

Này các thầy Tỳ Khưu! Thế nào gọi là Chánh định? Chánh định là các thầy Tỳ Khưu trong Phật Giáo: 1) tâm vắng lặng những sự việc bên ngoài. 2) vắng lặng dục tình. 3) vắng lặng các ác pháp, nhập Sơ Thiền có Tầm, Sát, Hỉ, Lạc, An và Định.

Vì diệt được Tầm và Sát nên nhâp Nhị Thiền nên làm cho tâm càng thêm trong sạch xa lánh trần nhiều hơn. Ðây là nhân làm cho Tâm càng trong sạch làm cho Định càng dũng mãnh thêm trong sạch hơn nhiều Hỉ, Lạc, An được thêm sự trong sạch vì oai lực của Ðịnh.

Hơn ấy nữa, vì không cần Hỉ, Lạc với tâm đã bình tĩnh có đủ trí nhớ và biết mình (chỉnh tâm) và tâm đang hưởng sự an lạc do nơi oai lực của tâm xả. Trí nhớ và biết mình là nhân mà các bậc thánh nhân hằng ngợi khen, người có tâm xả là người có trí nhớ điều chỉnh tâm và hưởng an vui nên gọi là Tam Thiền.

Khi đã diệt được khổ và lạc, những sự vui buồn đã có từ xưa đều bị dập tắt được do nơi Tứ Thiền. Không còn vui mà cũng không có khổ chỉ có trí nhớ để ở trong Xả.

Này các thầy Tỳ Khưu! Sự để tâm như thế gọi là Chánh định.

Trên đây tôi dịch sát nghĩa theo Phật ngôn chắc quí vị đã hiểu rõ rồi xin khỏi giải thêm.

This entry was posted in Phật Giáo. Bookmark the permalink.