Nghiệp Trong Phật Giáo Nguyên Thủy

VII. KẾT LUẬN

Nghiệp (kamma) là một trong những giáo lý căn bản của Phật giáo. Nói đến nghiệp là nói đến đạo lý mối quan hệ giữa nhân và quả. Thông thường chúng ta hiểu và lý giải về đạo lý nhân quả trong đạo Phật mang tính vật lý hơn là góc độ tác dụng của tâm lý. Ví dụ, vì kiếp trước không bố thí cúng dường cho nên kiếp này bị nghèo khổ; hoặc vì kiếp trước không cúng hoa hương cho Phật cho nên kiếp này có thân hình xấu xí. Tại sao? không có lời giải thích. Cách giải thích nhân quả nghiệp báo đó là cách giải thích thiếu cơ sở luận chứng, đứng từ mặt hình thức phân tích, mối quan hệ giữa nhân và quả không chặt chẽ. Theo tinh thần Phật giáo, học thuyết Nghiệp hay thuyết nhân quả được đức Phật sử dụng, thường đề cập đến góc độ tâm lý nhiều hơn là vật lý. Nói đến nhân quả nghiệp báo là nói qui luật công bằng và phân minh. Với người có tâm nóng giận thì người ấy sẽ chịu hậu quả khổ đau về sự nóng giận đó; Người có lòng si mê cho nên người ấy sẽ chịu sự đau khổ về tâm si đó. Cái nhân của nó là sân, là si, cho nên có cái quả là khổ. Sân và si là trạng thái của tâm lý không phải vật lý, khổ cũng là trạng thái tâm lý, như vậy là mối quan hệ hợp lý và rất rõ ràng. Trong “Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt” có đề cập đến loại nhân quả nghiệp báo theo kiểu nhìn từ hình thức bên ngoài, nhưng đó là cách giáo dục cho người có trình độ Phật học còn kém, cho nên đức Phật phải sử dụng phương tiện này, để khích lệ cho quần chúng làm việc phước việc thiện . Đó là lý do tại sao đức Phật phải nói “Kinh Đại Nghiệp Phân Biệt” nhằm mục đích nói lên quan điểm chính của Ngài về nghiệp đó là mối quan hệ nhân quả của tâm lý, không phải là những hình thức bề ngoài, vì người giàu người đẹp chưa chắc gì người đó có hạnh phúc; Người nghèo người xấu cũng chưa chắc gì họ đã khổ. Theo đạo Phật, nguyên nhân của hạnh phúc hay khổ đau khổ chính là có trí tuệ hay không có trí tuệ. Đây là quan điểm cơ bản của đạo Phật.

Nghiệp không phải là học thuyết riêng của Phật giáo, nó là học thuyết có trước Phật giáo, cụ thể là Kỳ Na giáo cũng có học thuyết Nghiệp. Nhưng quan điểm Nghiệp của Phật giáo và Kỳ Na giáo không giống nhau về mặt chủ trương giống nhau về danh xưng. Phật giáo chủ trương có ba nghiệp là thân khẩu và ý, Kỳ Na giáo cũng chủ trương như vậy. Nhưng sự khác nhau giữa hai tôn giáo là: Kỳ Na giáo rất chú trọng Thân nghiệp, xem Thân nghiệp như là động cơ chính của mọi tội lỗi, cho nên phái này chủ trương diệt nghiệp bằng cách tu khổ hạnh, có nghĩa là đày đọa thân xác này để giải trừ nghiệp chướng. Nhưng Phật giáo thì không chủ trương như vậy, trong ba nghiệp đặc biệt Phật giáo rất chú trọng đến Ý nghiệp, cho rằng Ý nghiệp là nguồn gốc của mọi hành vi thiện ác, muốn diệt trừ hành vi bất thiện, trước tiên phải sửa đổi nhận thức sai lầm. Do vậy, phương pháp tu tập trong Phật giáo là chuyển hóa nghiệp lực hay sửa đổi tâm tư bất thiện.

Nói đến Nghiệp là nói đến mối quan hệ nhân quả. Nói đến nhân quả là nói đến mối quan hệ logic giữa người tạo nhân và người thọ quả phải là một người, không thể nói ông A tạo nhân, ông B lại là người chịu quả. Nếu như vậy thì thuyết nhân quả và vô ngã trong Phật giáo có sự mâu thuẫn, vì nếu vô ngã thì ai là người tạo nhân và ai là người thọ nhận hậu quả? Vấn để ở đây cần phải tìm hiểu khái niệm “vô ngã” vốn đức Phật đã mô tả. Vô ngã tiếng Phạn là anatmam người Hoa dịch là phi ngã, vô ngã, có nghĩa là không có chủ thể. Khái niệm “Vô ngã” được hiểu là không có ngã, phủ nhận ngã tính, nhưng khái niệm “Phi ngã” là khái niệm mô tả “không thuộc của tôi” có nghĩa là tôi không làm chủ được cái gì cả. Từ những định nghĩa này cho thấy, chúng ta hiểu khái niệm anatmam như là vô ngã là sai với tinh thần đức Phật, vì đức Phật xác định rằng, có 5 yếu tố sắc thọ tưởng hành và thức kết thành cái gọi là ngã, trong đó cái nào là nguyên nhân chủ yếu? không, tất cả đều như nhau, do đó cái gọi là ngã đó chỉ là giả danh, nó không làm chủ được thân này, ngay cả bịnh đau già cả cũng không làm chủ được, thì làm sao gọi là ngã. Như vậy giữa khái niệm anatmam nên dịch là “Phi ngã” thì đúng hơn. Thế thì giữa khái niệm nghiệp và khái niệm phi ngã không có gì là mâu thuẫn.

Học thuyết Nghiệp báo của đạo Phật là học thuyết xây dựng đời sống có có hạnh phúc và an lạc cho con người, nó cũng là học thuyết xây dựng một xã hội lành mạnh và đạo đức.

Thích Hạnh Bình (Nguồn: Tuệ Chủng)

thuvienhoasen.org


[47] HT. Thích Minh Châu dịch, “Kinh Trung Bộ” tập 1, “Kinh Tất Cả Lậu Hoặc”, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, 1992.

[48] Trừ “Ma Ha Tăng Kỳ luật” của Ðại chúng bộ không đồng ý, ngoài ra, tất cả những bộ luật khác thuộc Thượng tọa bộ đều cho rằng, “Mười việc là phi pháp”.

[49]Viện CÐHÐNT dịch, “Kinh Trung A Hàm” tập 4, “Kinh Tiễn Dụ”, trang 737-747, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, 1992.

[50] Viện CÐPH HÐNT dịch, “Kinh Trường A Hàm” tập 2, “Kinh Thế Ký”, trang 263-518, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, 1991.

[51] HT. Minh Châu dịch, “Kinh Trung Bộ” tập 3, Viện NCPHVN ấn hành, 1992.

[52] Viện CÐPHHÐNT dịch, “Kinh Trung A Hàm” tập 3, Viện NCPHVN ấn hành, 1992.

[53]Như chú thích 53.

[54] Như chú thích 54.

[55] Lữ Trưng, “Ấn Ðộ Phật học tư tưởng khái luận” trang 11, Ðài Bắc, NXB Thiên Hoa, 1993.

[56] Như chú thích 57.

[57] “Kinh Tạp A Hàm” kinh số 548; 592; 1146.

[58] F. Max Mulier dịch “The Upanisads” (The Sacred Books of The East. Vol.15) trang 85, Delhi 1995.

[59] Tham khảo:“Kinh Tạp A Hàm” kinh số:154, 155, 156, 157, 158, 159, 162, 163, 164, 165, 559; “Kinh Trường A Hàm” gồm 2 kinh: “Kinh Phạm Ðộng” và “Kinh Sa-môn Quả”, tương đương kinh tạng Pàli là “Kinh Phạm Võng” và “Kinh Sa-môn Quả” trong “Kinh Trường Bộ”.

[60] VCÐPHHÐNT dịch,“Kinh Trung A Hàm” tập 4, “Kinh Tiễn Dụ”, trang 737-747, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, 1992.

[61] HT.Thích Minh Châu dịch, “Kinh Ví Dụ Con Rắn” trong “Kinh Trung Bộ”, (Trường CCPHVN ấn hành,1986)

[62] “Kinh Tạp A Hàm” kinh số 760, (ÐCT2, tờ 199b-200a.)

[63] HT. Thích Minh Châu dịch, “Tương Ưng I”. “Phẩm Quần Tiên” trang 64-68 và 245. Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành. Kinh này mô tả khi đức Thế tôn bị một miếng mẻ đá đâm, thân thể của ngài đau nhức vô cùng.

[64] HT. Thích Minh Châu dịch, “Kinh Trung Bộ” tập 1, trang 20. Ðức Phật dạy:“Này các Tỳ kheo! Do không như lý tác ý, các lậu hoặc chưa sanh được sanh khởi, và các lậu hoặc đã sanh được trừ diệt…”

[65] “Kinh Trung Bộ” tập 1, trang 20. Ðức Phật dạy:“Này các Tỳ kheo! Do như lý tác ý, các lậu hoặc chưa sanh không sanh khởi, các lậu hoặc đã sanh được trừ diệt…”

[66] Bốn niềm tin bất động bao gồm: Tin Phật, tin Pháp, tin Tăng và tin Giới.

[67] HT. Thích Minh Châu dịch, “Kinh Trung Bộ” tập III, “Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt”, trang 474, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, 1992.

[68] Viện CÐPHHÐNT dịch, “Kinh Trung A Hàm” tập 4, trang 137, Viện NCPHVN ấn hành, 1992

[69] “Kinh Trung A Hàm” tập 4, “Kinh Ðộ”, trang 117, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, 1992.

[70] “Kinh Trung Bộ” III, trang 475.

[71] “Kinh Trung Bộ” III, trang 475-476.

[72] Như trên, trang 747.

[73] Như trên, trang 477-478.

[74] “Kinh Trung Bộ” III, trang 474.

[75] “Kinh Trung Bộ” III, trang 483-498.

[76] Như trên, trang 484.

[77] HT. Minh Châu dịch, “Kinh Trung Bộ” I, trang 20, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, 1992.

[78] “Kinh Trung Bộ” III, trang 487.

[79] “Kinh Trung Bộ” III, trang 488.

[80] HT.Thích Minh Châu dịch,“Kinh Trung A Hàm” “Kinh Tư”, trang 137, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, 1992.

[81] HT. Thích Minh Châu dịch “Kinh Trung Bộ” III, “Kinh Ða Giới”, đức Phật dạy: “Phàm có sợ hãi gì sanh khởi, này các Tỳ kheo, tất cả những sợ hãi ấy chỉ sanh khởi ở người ngu không phải cho người hiền trí (pandita). Phàm những thất vọng gì sanh khởi, này các Tỳ kheo, tất cả những thất vọng ấy chỉ sanh khởi ở người ngu không phải cho người hiền trí. Phàm những hoạn nạn gì sanh khởi, này các Tỳ kheo, tất cả những hoạn nạn ấy chỉ sanh khởi ở người ngu không phải cho người hiền trí ”.

[82] Lữ Trưng, “Ấn Ðộ Phật học tư tưởng khái luận” (Ðài Bắc, NXB Thiên Hoa, 1993, trang.13)

[83] HT. Thích Minh Châu dịch“Kinh Trung Bộ, “Tiểu kinh Khổ Uẩn” (TCCPHVN ấn hành,1986, trang.156.)

[84] Như trên ( P.157).

[85] Xin tham khảo, “Kinh Tạp A hàm” kinh số 912,262 hay “Kinh Trung Bộ” số 75.

[86] “Kinh Trung A Hàm” “Kinh Ưu Ba Ly” số 133. (ÐCT 1, p.828a-b.)

[87] Trần Tuấn Oai ,“Vô ngã và Luân hồi”, NXB Viên Quang, 1997, trang 2.

[88] HT. Thích Minh Châu dịch “Trung Bộ kinh”, “Tiểu kinh Saccaka”, (TCCPHVN ấn hành, 1986, trang352-365)

[89] “Kinh Tạp A Hàm”, kinh số 335, ÐT 2, trang.92c.

[90] “Kinh Tạp A Hàm”, kinh số 299, (ÐT 2, p.85b)

[91] HT. Thích Minh Châu dịch “Kinh Tương Ưng” tập I, “Phẩm Vườn Hoan Hỷ” trang 27, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành. Trong kinh này đức Phật nói: “Pháp này thuộc hiện tại, không bị thời gian chi phối, đến để thấy, có khả năng hướng thượng, chỉ người trí mới chứng hiểu.”

[92] Xem “Kinh Tạp A Hàm”, (kinh số 36,638,639). Phật dạy: “Này Anada! Hãy tự mình làm hòn đảo, và tự nương tựa chính mình. Lấy pháp làm hòn đảo, làm nơi nương tựa, đừng lấy chỗ nào khác làm nơi nương tựa, làm hòn đảo, đừng nương tựa nơi nào khác” .

[93] Xem “Kinh Tạp A Hàm”, kinh số 271.

[94] Xem “Kinh Tạp A Hàm”, kinh số 552,389.

[95] Phùng Hữu Lan, “ Trung Quốc triết học giản sử” NXB Lãm Ðăng, 1993

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.