Phải đợi đến vài tháng sau khi cô Thanh nghỉ việc rồi và phải đợi đến hôm nay sau khi học được gương của Ngài Phú Lâu Na trong sách truyện Thập Đại Đệ Tử của Đức Phật em mới có thể tâm sự với chị và xin chị một ý kiến việc em sẽ đi tìm lại Cô Thanh để cảm hóa Cô và cũng để em khỏi phải hối tiếc vì mình còn quá trẻ thơ trong việc hành xử với các cấp dưới mình.
Chị chắc còn nhớ mỗi khi chị hỏi thăm về công xưởng của em ra thế nào em thường khoe với chị rằng em có một phụ tá có năng lực nhưng chỉ có một tội là hay biểu diển ( tức là show off với mọi người ta đây giỏi lắm ) cho đến một ngày kia không biết vì sao mà cô ấy lại hấp tấp và đã phạm luật an toàn lao động nên trong phiên họp em và các bạn đã biểu quyết giáng chức Cô xuống vị trí tầm thường không còn có chỗ cho cô phát triển năng khiếu của mình và kể từ đó cô Thanh đã chán chường và trở nên thụ động cho đến vài tuần sau đó thì tự ý xin nghĩ việc ….
Cô đi rồi bây giờ em mới thấy mình đã đánh mất một cái gì quý báu mà đáng lẽ ra với nghệ thuật điều hành một công ty em phải biết cách cảm hoá một nhân viên dưới tay mình thay vì phải tìm những giây phút rỗi rãnh để cùng nhau sách tấn và chỉ những khuyết điểm mà một phàm phu nào cũng thường mắc phải đó là tự phụ và xem thường người khác …
Em xin trích một đoạn nói về Ngài Phú Lâu Na mà từ đó em đã học được một bí pháp về lãnh đạo nhân sự trong những ngày gần đây “Gương Tôn giả Phú Lâu Na về việc xin đảm trách truyền bá Chánh Pháp nơi một vùng biên địa dân tình rất hung ác Ngài thưa với Đức Phật rằng dù cho họ có đánh đập Ngài hay giết hại Ngài đến độ máu của Ngài dù rơi xuống nhưng nơi đó sẽ nở hoa Đạo“.
Tôn giả Phú Lâu Na một trong mười Đại đệ tử của Phật thuộc hàng Thánh Tăng đã dạy cho chúng ta một bí pháp trong nghệ thuật lãnh đạo: Đó là bí pháp NHƯỜNG NỮA BƯỚC.
Theo Ngài Nikkyo Niwano ( thiền sư Nhật Bản thuộc tông phái Nhật Liên Tông ) thì siêu nhất của người điều hành là biết nhường bước. Khi nắm trong tay hàng trăm công nhân mà lúc nào cũng đưa cái giỏi của mình ra để tỏ vẽ là mình hơn quần chúng nên thường bị quần chúng tẩy chay. Nhưng nếu lộ cái dỡ của mình thì không thể điều hành được. Do đó phải có bí pháp Nhường nữa bước có nghĩa là “Người điều hành có lúc phải song hành với quần chúng, có lắm lúc lại phải lùi sau quần chúng, khi nào cảm hoá được quần chúng rồi lúc ấy mới có quyền nêu ra cái giỏi của mình để hướng dẫn họ.
Bí pháp Nhường nữa bước còn khó hơn cả Khiêm cung, sở dĩ ta nhường bước đối với người thấp kém hơn là để hoá độ họ. Quốc độ nào tổ chức nào đoàn thể nào có được những người điều hành như thế áp dụng được quy pháp này thì còn lo gì không gặt hái được thành tựu viên mãn ” ……….
Thưa chị, với bí pháp mới học được em sẽ tìm đến cô Thanh và khuyến khích động viên Cô hãy trở về công xưởng của em và em tự hứa với Cô nếu Cô chăm chỉ làm tròn nhiệm vụ mới này trong vài tháng thì sau đó em sẽ khôi phục lại vị trí củ của Cô để cô có thể phát triển khả năng của mình và em cũng cho Cô biết rằng em dù có địa vị và bằng cấp cao hơn Cô nhưng mỗi đêm em vẫn đến trường để học thêm kinh nghiệm của những người đi trước và để mình không thụt lùi với Đà tiến hoá công nghệ kỷ thuật hiện nay …
Hy vọng những điều em vừa quyết định và tâm sự với Chị hôm nay sẽ giải tỏa được những gì mà em và Cô Thanh đang vướng mắc chị nhỉ ?
Em có làm vài câu thơ khi học được bí pháp xin gửi đến chị như một lời tâm sự
Học kinh sách thầm phục người được Phước
Chiêm nghiệm đường đời giỏi chẳng bằng may
Nếu duyên lành Tạo hoá sẽ sắp bày
Người thường gặp, ẩn danh Bồ Tát, Phật
Sung sướng thay, cấp chỉ huy thường nhật
Biết nhường nữa bước còn lại nắm tay
Khuyến khích động viên sách tấn chỉ bày
Giúp năng lực ngày càng luôn tăng tiến
Trộm nghĩ:
Đường tu học nhất thiết cần phát triển
Pháp nhường nữa bước khó hơn cả khiêm cung
Tự mãn đừng mang nên biết bao dung
Phước đến nhiều trăm lần hơn mình mong ước …
Em của chị,
Huệ Hương