100 Cây Thuốc….

12. CÁC LOẠI RAU THƠM

135.  CHUA ME

Tên khác:  Me Đất, Toan Tương Thảo

Tên khoa học:  Oxalis corniculate, Oxalis repens

1.      Tính vị:  Vị chua, thơm, không độc.  Tính mát AA

2.      Hoạt chất:  Có oxalic acid, muối kali.

3.      Dược năng:  Thanh nhiệt, lợi tiểu, an trùng, giúp tiêu hóa.

4.      Chủ trị:  Trị ho hen, trĩ lậu, phù thũng.  Chữa huyết bạch, cảm sốt, kiết lị, nước tiểu đỏ.

5.      Xử dụng:   Ăn sống như gia vị hay nấu canh ăn hoặc phơi khô nấu uống.

6.      Toa thông dụng:

*SẢN PHỤ KHÓ SINH:  lấy một nắm lá Chua me, nhai nuốt nước, là có thể sinh dễ dàng ngay.

*TRỊ HO ĐỦ LOẠI:  Lá Chua me 30gr, cỏ Gà 20gr, lá Xương sông 20gr, rau Má 40gr, giã lấy nước cốt, pha thêm một thìa đường, nấu sôi, uống mỗi ngày 2, 3 lần, trong 5 ngày.

CẤM KỊ:  Những người có bệnh sạn Thận, sạn mật, sạn bàng quang không nên dùng.

136.  GIẤP CÁ

Tên khác:  Diếp Cá, Ngư tinh Thảo

Tên khoa học:  Huttuynia cordata

1.      Tính vị:  Vị chua, tanh, cay, có chút độc.  Tính mát A

2.      Hoạt chất:  Có tinh dầu, alcaloide (coralin) caprinic acid…

3.      Dược năng:  Giải nhiệt, trừ độc, sát trùng, lợi tiểu.

4.      Chủ trị:  Trị đau mắt đỏ, sốt rét, lở đầu mặt, các chứng trĩ lậu.  Trị căng máu, phổi úng có mụn và mủ, cũng có tác dụng điều kinh.

5.      Xử dụng:  Ăn sống như gia vị.  Có thể giã lấy nước cốt, pha chút muối uống, mỗi lần chừng 40gr.

6.      Toa thông dụng:

*TRỊ TRĨ MÁU:  Lá Giấp cá khô 500gr, Bạch cập 250gr, cùng tán thành bột, mỗi ngày uống 2, 3 lần, mỗi lần 10gr.

*TRỊ CĂNG MÁU:  Lá Giấp cá tươi 50gr, rau Cần Tàu 50gr ăn sống, rồi uống 1 lon Root Beer.  Ăn cách nhật 3 ngày, mỗi ngày 1 lần.

*ĐIỀU KINH:  Lá Giấp cá khô 15gr, cỏ Mần chầu khô 15gr, nấu nửa lít nước, uống mỗi ngày 2 lần, trong 3 ngày.  Trị luôn cả huyết bạch.

137.  HÚNG CHANH

Tên khác:  Tần dầy lá, Dương Tử Tô

Tên khoa học:  Coleus aromaticus, Coleus amboinicus

1.      Tính vị:  Vị chua, te, thơm, không độc.  Tính âm  D

2.      Hoạt chất:  Có tinh dầu thơm, chất carvacrol (dầu phòng phong) và một chất màu coleine.

3.      Dược năng:  Ấm phổi, tiêu đàm, giải cảm, trừ độc, tiêu tích tụ.

4.      Chủ trị:  Trị cảm cúm, ho hen, mụn lở, sang độc, nhất là trị các vết thương do rắn, rết, bọ cạp cắn.

5.      Xử dụng:  Nấu tươi 100gr với đường 50gr cho nửa lít nước, mỗi lần uống chừng 2 thìa ăn canh.

6.      Toa thông dụng:

*THUỐC HO:  100gr lá Húng chanh giã nát, pha 50gr đường, nấu sôi kỹ cho đặc lại, mỗi lần uống 50ml.  Có thể nấu thành cao càng tốt.

*TRỊ VẾT THƯƠNG:  Lá Húng Chanh giã sống rồi băng vào chỗ bị thương.

*LỞ NGỨA:  Nấu 300gr lá Húng Chanh với 3 lít nước, xông hay ngậm chỗ đau.

138.  HƯƠNG NHU

Tên khác:  É Tía, É lớn

Tên khoa học:  Loại xanh:  Ocimum gratissimum

Loại Tía:  Ocimum sanctum

1.      Tính vị:  Vị cay, te, thơm, không độc.  Tính ấm  A

2.      Hoạt chất:  Có tinh dầu thơm, chất chủ yếu là eugenol.

3.      Dược năng:  Thấm nhuần phế kinh và vị kinh, thanh nhiệt, lợi thấp, lợi thủy, giúp phát hãn.

4.      Chủ trị:  Trị cảm nặng:  nhức đầu, sốt rét, đau bụng đi tả, kể cả thổ tả rút gân.  Thông khí huyết, giúp an thần, trị đau răng, máu cam, thủy thũng, phong rạ.

5.      Xử dụng:  Hoa phơi khô (không sao vàng) pha vào các thứ nước, nấu uống vửa thơm vừa giải cảm.  Có thể nấu tươi mỗi lần 30-40gr.  Nấu đặc ngâm chân hay tắm cũng tốt.

6.     Toa thông dụng:

*TRỊ CẢM NẮNG:  Hương nhu 10gr, lá Tre sao vàng 15gr, Gừng tươi 3 lát (dầy chừng 3 ly), nấu nửa lít nước, uống nóng cho ra mồ hôi.

*TRỊ HÔI MIỆNG:  Lá và hoa Hương nhu nấu đặc súc miệng nhiều lần trong ngày.

CẤM KỊ:  Người âm hư không nên dùng.

139.   KINH GIỚI

Tên khác:  Bạch Tô

Tên khoa học:  Elsholtzia cristata, Schizonopeta tenuifolia

1.      Tính vị:  Vị cay, thơm, ngọt, không độc.  Tính ôn D

2.      Hoạt chất:  Có tinh dầu thơm, mentol, limonen.

3.      Dược năng:  Lọc máu, thông kinh, giúp phát hãn, thấm nhuần Phế và Can.

4.      Chủ trị:  Trị phong hàn, cảm sốt, nhức đầu, đau cổ, thương hàn và các chứng:  lở ngứa, tê thấp, huyết vận.  Đặc biệt chữa các bệnh sản phụ, trúng phong, băng huyết, đau bụng, nhũ ung, và tràng nhạc.

5.      Xử dụng:  Ăn như gia vị, hay nấu tươi 30gr, nấu khô 10gr đều tốt.  Trị huyết vận, huyết ứ, mất huyết phải sao cháy.

6.      Toa thông dụng:

*TRỊ CẢM CÚM, NHỨC ĐẦU:  Kinh giới tươi 30gr, Gừng già 4 lát (3 li) giã lấy nước cốt uống, bã xoa bóp dọc xương sống, từ trên xuống dưới.

*TRỊ TRĨ LẬU:  Kinh giới 300gr nấu nửa lít nước, rửa hậu môn ngày 2 lần, trong 1 tuần.

*TRỊ MÁU CAM, BĂNG HUYẾT:  Hoa Kinh giới sao cháy 15gr, nấu nửa lít nước, sôi kỹ còn độ 100gr, uống 2, 3 lần trong ngày.

CẤM KỊ:  Dùng Kinh giới phải kiêng các thứ cua.

140.  LÁ LỐT

Tên khác:  Tất Bát

Tên khoa học:  Piper sarmentosum

1.      Tính vị:  Vị cay, nhạt, thơm.  Tính ấm D

2.      Hoạt chất:  Có tinh dầu thơm.  Hoạt chất khác còn đang nghiên cứu.

3.      Dược năng:  Tan chướng khí, sát trùng, trợ dạ dầy, giúp tiêu hóa.

4.      Chủ trị:  Trị nôn mửa, ợ chua và các chứng đau bụng lạnh, thổ tả.  Các chứng nhức răng, nhức xương, đau lưng, tê thấp, mồ hôi chân tay.

5.      Xử dụng:  Ăn sống như gia vị, hay nấu tươi 30gr, nấu khô 10gr uống.

6.      Toa thông dụng:

*TRỊ NHỨC ĐẦU:  Lá Lốt tươi tán nhỏ, cho vào mũi.

*PHÙ THŨNG:  Lá Lốt tươi 40gr, Ngải cứu tươi 40gr, Lá Sả 40gr, Nghệ tươi 10gr, tất cả đều sao vàng, nấu nửa lít nước, uống 2, 3 lần mỗi ngày, trong 5 ngày.

*PHONG THẤP NHỨC MỎI:  Lá Lốt tươi 50gr, lá Từ Bi 40gr, nấu 3 lít nước sôi, để nguội 40 độ, ngâm chân 15 phút mỗi ngày.

*SỐT RÉT RỪNG LÂU NGÀY (ngã nước):  Lá Lốt 15gr, Lá Cối xay 15gr, lá Gai 15gr sao vàng hạ thổ, nấu nửa lít nước uống, mỗi ngày hai lần, trong 5 ngày.

141.  MẦN TƯỚI

Tên khác:  Cà Đót, Trạch Lan diệp

Tên khoa học:  Eupatorium triplinerve

1.      Tính vị:  Vị đắng, thơm, không độc.  Tính ấm D

2.      Hoạt chất:  Có tinh dầu thơm, sinh tố K, các chất khác còn đang nghiên cứu.

3.      Dược năng:  Hành huyết, thông kinh, lợi tiểu, sát trùng.

4.      Chủ trị:  Đánh tan ung nhọt, trị bạch huyết, băng huyết, đau bụng kinh, sản hậu, sinh tân dịch.  Trị các bệnh ngoài da:  sang lở, ung nhọt, cổ trướng (sưng bụng), sưng khớp xương.

5.      Xử dụng:  Ăn sống như gia vị.  Có thể nấu tươi mỗi lần 40gr, khô 15gr.

6.      Toa thông dụng:

*BỆNH NGOÀI DA:  Lá Mần tưới tươi giã nát, băng vào chỗ đau.

*SÁT TRÙNG:  Lá Mần tưới khô để trong gạo ngô, đỗ và các vị khô cho khỏi sâu mọt.

*BỆNH PHỤ NỮ:  Mần tưới tươi sao vàng 40gr, Cam thảo đất sao vàng 20gr, nấu ½ lít nước, uống mỗi ngày 2 lần, trong 3 ngày.

142.  LÁ MƠ

Tên khác:  La Ma, Lá Mơ lông, Thúi địt, Ngưu bì đống

Tên khoa học:  Poederia lanuginosa, Poederia tomentosa

1.      Tính vị:  Vị hơi mặn, thơm, không độc.  Tính bình D

2.      Hoạt chất:  Có tinh dầu bisulfur carbone, 2 alcaloides:  poederine A & B.

3.      Dược năng:  Điều hòa khí huyết, tiêu đàm.  Giải độc.

4.      Chủ trị:  Trị đau bụng nóng, kiết lị, đau ruột, tê thấp, hạ xung huyết, ứ huyết, căng máu.  Chữa sạn thận, sạn bàng quang, bí tiểu tiện.

5.      Xử dụng:  Ăn sống như gia vị.  Có thể nấu tươi 30gr, nấu khô 10gr uống hay chưng, xào ăn.

6.      Toa thông dụng:

*TRỊ KIẾT LỊ, ĐAU BỤNG NÓNG:  40-50gr lá Mơ thái nhỏ, chưng với một quả trứng gà, ăn 2, 3 lần là khỏi.

*TRỊ SẠN THẬN:  Lá Mơ khô 15gr, hoa Đại khô 10gr, nấu nửa lít nước, uống mỗi ngày hai lần, trong 3 ngày.

*HẠ HUYẾT ÁP VÀ Ứ MÁU:  Lá Mơ tươi 50gr, lá Giấp cá 40gr, nấu nửa lít nước, uống mỗi ngày 2 lần, trong 3 ngày.

143.  LÁ RĂM

Tên khác:  Hạn Thái, Thủy Lục

Tên khoa học:  Polygonum odoratum

1.      Tính vị:  Vị cay, thơm, có chút độc.  Tính nhiệt D

2.      Hoạt chất:  Có tinh dầu thơm màu vàng.  Các chất khác còn đang nghiên cứu…

3.      Dược  năng:  Tán hàn, tiêu thực, lợi tiểu, sát trùng.

4.      Chủ trị:  Giúp tiêu hóa, ăn ngon, trị đau bụng đầy hơi, chuột rút (vọp bẻ).  Trị lở ngứa, nhọt độc, rắn rết cắn hoặc chó dại cắn.

5.     Xử dụng:  Ăn sống như gia vị, có thể nấu tươi 30gr, nấu khô 5gr, uống.

6.      Toa thông dụng:

*TRỊ LANG BEN, HẮC LÀO:  Lá Răm tươi giã nát, pha chút muối, xoa chỗ đau.  Ghẻ lở cũng làm thế.

*RẮN CẮN, CHÓ DẠI CẮN:  Nhai một ít lá Răm, nuốt nước, còn bã đắp chỗ bị thương.

*TRỊ SỐT RÉT CÓ BÁNG:  Ban sáng lúc bụng đói ăn 15gr lá Răm tươi với nước đun sôi.

CHÚ Ý:  Ăn nhiều hại dương khí.

144.  TÍA TÔ

Tên khác:  Tử Tô, Tô ngạnh

Tên khoa học:  Perilla ocymoides, Perilla frutescens

1.      Tính vị:  Vị cay, thơm, không độc.  Tính ấm D

2.      Hoạt chất:  Có tinh dầu thơm, ít hoạt chất:  perilla và limonene.

3.      Dược năng:  Giải phong hàn, thấp khí, phát hãn và hạ nhiệt.

4.      Chủ trị:  Trị cảm mạo, nhức đầu, ho suyễn, xung huyết, nghẹt đàm.  Giúp tiêu hóa, an thai.  Trừ độc tôm, cua, cá biển và sò hến.  Đặc biệt trị các vết đao thương và rắn rết cắn.

5.      Xử dụng:  Ăn sống như gia vị, hay nấu tươi 30gr, nấu khô 10gr uống.

6.      Toa thông dụng:

*AN THAI:  Dùng cành (tức tô ngạnh)  tươi 30gr, khô 5-10gr, nấu uống mỗi ngày 1 lần, trong 2 ngày.

*ĐÀM SUYỄN:  Dùng hạt Tía Tô 10-20gr, vỏ bưởi 20gr, nấu nửa lít nước, uống mỗi ngày 2 lần trong 3-5 ngày.

*TRÚNG ĐỘC, ĐAU BỤNG:  Lá Tía Tô 10gr, Gừng 10gr, Cam thảo 5gr, nấu nửa lít nước uống.

*TRỊ SƯNG VÚ:  Tía Tô tươi 30gr, nấu sôi uống nửa ly, nhai sống đắp chỗ sưng.

CẤM KỊ:  Rất kị cá Chép.  Ăn chung sẽ bị ngứa.

 

This entry was posted in Tuyển Chọn. Bookmark the permalink.