100 Cây Thuốc….

6. CÁC LOẠI GIÂY LEO

58. DÂY ĐAU XƯƠNG

Tên khác: Đậu sương, Nam Tục đoạn

Tên khoa học: Tinospora sinensis, Tinospora tomentosis

1. Tính vị: Vị đắng, không độc. Tính âm D

2. Hoạt chất: Có nhiều alcaloides. Các chất khác còn đang nghiên cứu.

3. Dược năng: An thần, giảm đau, tiêu thủng.

4. Chủ trị: Bồi bổ các chứng hư nhược, thêm khí lực, bổ dương, bổ huyết, nhuận gan. Trị các vết thương. Đặc biệt trị các chứng phong thấp, nhức mỏi đau gân xương, tê bại. Các thuốc trị phong thấp thường có vị này

5. Xử dụng: Người Trung Hoa cho rằng thân cây có nhiều hoạt chất hơn lá cây. Chỉ cần phơi khô, nấu nước hay ngâm rượu uống hằng ngày.

6. Toa thông dụng:

*TRỊ NHỨC MỎI, ĐAU LƯNG: Dây Đau xương 10gr, Huyết rồng 10gr, Thục đâu 15gr, nấu nửa lít nước, uống ngày 2 lần.

*BỔ GÂN: Dây đau xương 10gr, nghệ vàng 5gr, Kiềm thảo 10gr, nấu nửa lít nước uống ngày hai lần.

*BỔ CHUNG: Dây Đau xương 10gr, Sâm Đại Quang 10gr, thục đậu 15gr, cam thảo 5gr, nấu nửa lít nước, uống mỗi ngày 2 lần.

59. DÂY KÍ NINH

Tên khác: Dây Cóc, Dây Thần thông

Tên khoa học: Tinospora crispa

1. Tính vị: Rất đắng, không độc. Tính mát D

2. Hoạt chất: Có nhiều alcaloides, glucoside, chất đắng columbin và picroretin không có chất quinin, chỉ có chất đắng giống quinin.

3. Dược năng: Giải nhiệt, tiêu đàm, tiêu viêm tiêu độc, lợi tiểu.

4. Chủ trị: Trị cảm mạo, nhức đầu, sốt rét, ho hen, đau bụng nóng, thanh lọc bộ tiêu hóa và trị các chứng phong thấp nhức mỏi. Vỏ cây trị vi trùng giang mai cũng như các chứng bệnh ngoài da.

5. Xử dụng: Lá, dây, rễ phơi khô, nấu uống và có thể tán thành bột, uống mỗi lần 3-5gr.

6. Toa thông dụng:

*TRỊ SỐT RÉT, ĐAU BỤNG NÓNG: Dây kí ninh 10gr, Hương nhu 5gr, nấu ½ lít nước, uống ngày 2, 3 lần.

*TRỊ PHONG THẤP NHỨC MỎI: Dây kí ninh khô 200gr ngâm 1 lít rượu, uống ngày 2 lần, mỗi lần một thìa canh.

This entry was posted in Tuyển Chọn. Bookmark the permalink.