Hành Thiền – Phần III

IV. Kinh Vesali (Tương Ưng, V)

1. “Rồi Thế Tôn đi đến giảng đường, sau khi đến ngồi xuống trên ghế đã soạn sẵn. Ngồi xuống, Thế Tôn bảo các Tỷ kheo:

2. “Này các Tỷ-kheo, định niệm hơi thở vô hơi thở ra này, được tu tập, được làm cho sung mãn là tịch tịnh, thù diệu, thuần nhất (asecanako) lạc trú, làm cho các ác, bất thiện pháp đã sanh hay chưa sanh, làm chúng biến mất, tịnh chỉ lập tức (thànaso)”.

3. “Ví như, các Tỳ-kheo, trong tháng cuối mùa hạ, bụi và nhớp bay lên, và một đám mưa lớn trái mùa lập tức làm chúng biến mất, chỉ tịnh. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, định niệm hơi thở vô hơi thở ra, được tu tập, được làm cho sung mãn, là tịch tịnh, thù diệu, thuần nhất, lạc trú, làm cho các ác, bất thiện pháp đã sanh biến mất, tịnh chỉ lập tức”.

V. Kinh Kimbila (Tương Ưng, V)

1. Lúc nào, này Ananda, Tỷ-kheo thở vô dài, vị ấy rõ biết: “Tôi thở vô dài”. Hay khi Tỷ kheo thở ra dài, vị ấy rõ biết: “Tôi thở ra dài”. Hay khi Tỷ-kheo thở vô ngắn, vị ấy rõ biết: “Tôi thở vô ngắn, vị ấy rõ biết: “Tôi thở vô ngắn”. Hay khi Tỷ-kheo thở ra ngắn, vị ấy rõ biết: “Tôi thở ra ngắn”. “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. Này Ananda sống “Quán thân trên thân”, Tỷ-kheo trú trong khi ấy, nhiệt tâm, tĩnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Vì cớ sao?.

2. “Này Ananda, Ta tuyên bố rằng tùy thuộc về thân, tức là hơi thở vô hơi thở ra. Do vậy, này Ananda, “Quán thân trên thân”, Tỷ kheo trong khi ấy trú nhiệt tâm, tĩnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời”.

3. “Trong khi, này Ananda, Tỷ-kheo: “Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. Trong khi ấy: “Quán thọ trên các cảm thọ”. Tỷ-kheo trong khi ấy trú nhiệt tâm, tĩnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Vì cớ sao?.

4. “Này Ananda. Ta tuyên bố rằng: Tùy thuộc về thọ, tức là hơi thở vô hơi thở ra được khéo tác ý. Do vậy, này Ananda, “Quán thọ trên các cảm thọ”, Tỷ-kheo trong khi ấy trú nhiệt tâm, tĩnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời”.

5. Trong khi, này Ananda, Tỷ-kheo: “Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra, vị ấy tập. “Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Với tâm định tính, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Với tâm định tính, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Quán tâm trên tâm, tỷ kheo, trong khi ấy trú nhiệt tâm, tĩnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Vì cớ sao?

6. “Này Ananda, ta tuyên bố rằng sự tu tập định niệm hơi thở vô, hơi thở ra, không phải cho người thất niệm và không tĩnh giác. Do vậy, này Ananda, “Quán tâm trên tâm”, Tỷ-kheo trong khi ấy trú nhiệt tâm, tĩnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời”.

7. “Trong khi Tỷ-kheo, này Anada “Quán vô thường, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán vô thường, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Quán ly ly tham, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Quán pháp trên các pháp”, này Ananda. Tỷ kheo trong khi ấy trú nhiệt tâm, tĩnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Ðoạn tận các tham ưu, sau khi thấy với trí tuệ, vị ấy khéo trú xả. Do vậy, này Ananda, “Quán pháp trên các pháp”, vị Tỷ-kheo trong khi ấy trú nhiệt tâm, tĩnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời”.

8. “Ví như, này Ananda, một đống rác bụi lớn ở ngã tư đường, nếu từ phương Ðông một cái xe đi đến, và làm cho đống rác bụi ấy giảm bớt đi, nếu từ phương Tây…, nếu từ phương Bắc…, nếu từ phương Nam, một cái xe đi đến và làm cho đống rác bụi ấy giảm bớt đi, cũng vậy, này Ananda, Tỷ-kheo trong khi trú “Quán thân trên thân”, làm cho giảm bớt đi các ác bất thiện pháp, khi trú “Quán thọ trên các cảm thọ”, … khi trú “Quán tâm trên tâm”… khi trú “Quán pháp trên các pháp”… làm cho giảm bớt đi các ác bất thiện pháp.

VI. Kinh Ananda (Tương Ưng, V)

(I)

1. Ðịnh niệm hơi thở vô, hơi thở ra tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào, làm cho viên mãn bốn niệm xứ?

2. Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến căn nhà trống… “Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.

3. Lúc nào, này Ananda, Tỷ-kheo thở vô dài, vị ấy rõ biết: “Tôi thở vô dài”. Hay khi Tỷ-kheo thở ra dài, vị ấy rõ biết: “Tôi thở ra dài”. Hay khi Tỷ-kheo thở vô ngắn, vị ấy rõ biết: “Tôi thở vô ngắn”. Hay khi Tỷ-kheo thở ra ngắn, vị ấy rõ biết: “Tôi thở ra ngắn”. “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. Này Ananda, sống quán thân trên thân, Tỷ-kheo trú như vậy, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Vì sao?

4. Này Ananda, Ta tuyên bố rằng, tùy thuộc về thân, tức là hơi thở vô, hơi thở ra. Do vậy, này Ananda, quán thân trên thân, Tỷ-kheo trú như vậy, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

5. Trong khi, này Ananda, Tỷ-kheo: “Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. Trong khi quán thọ trên các cảm thọ, Tỷ-kheo trú như vậy, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Vì sao?

6. Này Ananda, Ta tuyên bố rằng, tùy thuộc về thọ, tức là hơi thở vô, hơi thở ra, được khéo tác ý. Do vậy, này Ananda, quán thọ trên các cảm thọ, Tỷ-kheo trú như vậy, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

7. Trong khi, này Ananda, Tỷ-kheo: “Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. Trong khi quán tâm trên tâm, Tỷ-kheo trú như vậy, nhiệt tâm, tỉnh giác, nhiếp phục tham ưu ở đời. Vì sao?

8. Này Ananda, Ta tuyên bố rằng sự tu tập chánh niệm hơi thở vô, hơi thở ra không phải cho người thất niệm và không tỉnh giác. Do vậy, này Ananda, quán tâm trên tâm, Tỷ-kheo trong khi ấy, trú nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

9. Trong khi Tỷ-kheo, này Ananda, “Quán vô thường, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán vô thường, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Quán ly tham, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán ly tham, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. Trong khi quán pháp trên các pháp, này Ananda, Tỷ-kheo trú như vậy, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời, đoạn tận các tham ưu; sau khi thấy với trí tuệ, vị ấy khéo trú xả. Do vậy, này Ananda, quán pháp trên các pháp, Tỷ-kheo trú như vậy, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

10. Ðịnh niệm hơi thở vô, hơi thở ra, này Ananda, được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy, làm viên mãn bốn niệm xứ.

This entry was posted in Bài Giảng, Phật Giáo. Bookmark the permalink.