Vườn Nai – Chiếc Nôi Phật Giáo

LỜI GIỚI THIỆU

Vào khoảng thế kỷ thứ sáu trước công nguyên, nếu tại Trung Hoa có Khổng tử và Lão tử, tại Ba tư (Iran) có đạo thờ lửa (Zoroaster), tại Hy lạp có Socrates và Platon thì tại Ấn độ có Mahavira (nhà thành lập đạo Kỳ-na giáo) và Đức Phật Thích ca Mâu ni… Phải nói đây là thời kỳ hoàng kim của các tôn giáo, đặc biệt tại Á Đông.

Đức Thế Tôn đã xuất hiện ra nơi đời, ngài đản sanh tại Lâm-tỳ-ni, thành đạo tại Bồ-đề-đạo-tràng, chuyển bánh xe pháp tại Sarnatha (Vườn Nai – Lộc Uyển) và nhập niết bàn tại Câu-thi-na… Với bài pháp đầu tiên – kinh Chuyển Pháp luân (Dhamma-chakka-pavattana sutta) mà Đức Thế Tôn tuyên thuyết tại Vườn Nai, đã trình bày về bốn chân lý cao thượng (chân lý về khổ, nguyên nhân của khổ, sự diệt khổ và con đường đưa đến sự diệt khổ). Bốn chân lý cao thượng xuyên suốt Tám con đường chân chánh (chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh định và chánh niệm) đã hướng dẫn biết bao chúng sanh giải thoát từ dòng sông đau khổ đến bến bờ cực lạc hạnh phúc. Đây là giáo lý căn bản, khởi điểm, khuôn khổ luân lý của đạo Phật do Đức Thế Tôn chứng nghiệm, tuyên thuyết sau khi giác ngộ và suốt bốn mươi chín năm còn lại, ngài đã đi du hoá khắp đó đây cũng là để chỉ cho chúng sanh thấy rõ khổ và con đường thoát khổ. Vì thế, có thể nói Sarnatha hay Vườn Nai là chiếc nôi của Phật giáo để từ đó Phật pháp có thể lan chảy khắp nơi.

Chính tại Sarnatha mà tăng đoàn Phật giáo được thành lập và đứng vững. Sau khi Đức Thế Tôn nhập niết bàn, nhiều đền, tháp, bia ký được xây dựng và nhiều tăng chúng, Phật tử đã nối gót Đức Từ Phụ truyền bá con đường hạnh phúc an lạc đến khắp nơi và vượt cả biên giới Ấn độ để đến nhiều nước trên thế giới. Đạo Phật như một ngọn đuốc sáng để đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân loại. Đạo Phật đã đem đến cho con người một đời sống tâm linh hoàn hảo. Rồi… theo quy luật chung của vũ trụ ‘thành, trụ, hoại và không’, Phật giáo cũng đã trải qua nhiều thăng trầm thay đổi do hoàn cảnh lịch sử, chính trị và do những nạn cuồng tín của các tôn giáo khác. Cũng cùng chung số phận ấy, thánh tích Sarnatha đã bị đốt cháy, phá sập nhiều lần và sau đó lại cũng được trùng tu nhiều lần khi thời bình đến… Ngày nay, di tích ấy được chính phủ Ấn Độ đài thọ kinh phí, được nhiều nhà khảo cổ, lịch sử, khoa học, tôn giáo… đến khai quật, nghiên cứu để đưa Sarnatha – một thời huy hoàng của Phật Giáo tại đó ra trước mắt giới quần chúng trong và ngoài nước Ấn.

Chính tại Sarnatha mà tăng đoàn Phật giáo được thành lập và đứng vững. Sau khi Đức Thế Tôn nhập niết bàn, nhiều đền, tháp, bia ký được xây dựng và nhiều tăng chúng, Phật tử đã nối gót Đức Từ Phụ truyền bá con đường hạnh phúc an lạc đến khắp nơi và vượt cả biên giới Ấn độ để đến nhiều nước trên thế giới. Đạo Phật như một ngọn đuốc sáng để đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân loại. Đạo Phật đã đem đến cho con người một đời sống tâm linh hoàn hảo. Rồi… theo quy luật chung của vũ trụ ‘thành, trụ, hoại và không’, Phật giáo cũng đã trải qua nhiều thăng trầm thay đổi do hoàn cảnh lịch sử, chính trị và do những nạn cuồng tín của các tôn giáo khác. Cũng cùng chung số phận ấy, thánh tích Sarnatha đã bị đốt cháy, phá sập nhiều lần và sau đó lại cũng được trùng tu nhiều lần khi thời bình đến… Ngày nay, di tích ấy được chính phủ Ấn Độ đài thọ kinh phí, được nhiều nhà khảo cổ, lịch sử, khoa học, tôn giáo… đến khai quật, nghiên cứu để đưa Sarnatha – một thời huy hoàng của Phật Giáo tại đó ra trước mắt giới quần chúng trong và ngoài nước Ấn.

Tỳ kheo ni Giới Hương trong mười năm tu học (1995-2005) tại Delhi và trong những dịp nghỉ lễ đã thường đến các thánh tích Phật giáo để đảnh lễ tu tập và để nghiên cứu, viết ký sự nhằm giới thiệu cho những ai chưa có duyên đến chiêm bái. Vườn Nai-Chiếc Nôi Phật giáo là một cuốn sách viết chi tiết tỷ mĩ nhằm giới thiệu tình hình Phật giáo, lịch sử, địa lý, chính trị, khảo cổ, điêu khắc mỹ thuật của Sarnathatrong thời cổ, cận hiện đại và hiện đại dựa trên những tài liệu đáng tin cậy của kinh tạng Pali, sách Phật giáo thời hiện đại, của khoa khảo cổ, lịch sử, ngành du lịch kèm theo nhiều hình ảnh màu cũng như bản đồ minh chứng và nhất là bằng chính bản thân thực địa (quan sát bằng mắt) của tác giả tại di tích khảo cổ và viện bảo tàng Sarnatha đó……

Thế nên, nhìn chung cuốn sách này đã có một đóng góp không nhỏ nào đó trong tạng sách lịch sử Phật giáo Ấn-độ.

Xin trân trọng giới thiệu.

Hoà Thượng Thích Mãn Giác – Viện chủ chùa Việt-nam tại Los Angeles, Hoa Kỳ


THƠ CỦA ÔN (Hòa Thượng Thích Mãn Giác)

Vườn Nai-Lộc Uyển ngày xưa
Mà nay Lộc Uyển chưa mờ dấu nai
A-Nhã Trấn-Như năm ngài
Cùng về quỳ dưới Như Lai thuở nào.

(Vườn Nai-Chiếc Nôi Phật Giáo)

Click to down load the pdf file

Thích Nữ Giới Hương – Nhà Xuất BảnPhương Đông

http://www.luchoatu.org/TuSachPhatHoc/

This entry was posted in Sách Truyện. Bookmark the permalink.