Hòa Nhập Phật Pháp Vào Trong Cuộc Sống Của Chúng Ta

6- UYỂN CHUYỂN

Thực hành Phật Pháp cũng đòi hỏi kinh nghiệm với nhiều loại năng lực đối kháng khác nhau, không chỉ là một hoặc hai.  Đời sống chúng ta là rất phức tạp và một loại thuốc giải độc sẽ không luôn luôn có hiệu quả. Sự thực tập đặc thù của chúng ta sẽ không tác động tối đa trong mỗi một trường hợp.  Để thật sự có thể áp dụng mọi thứ trong đời sống hằng ngày đòi hỏi một sự ứng xử uyển chuyển và nhiều phương pháp khác nhau. Nếu điều này không hiệu quả, thế thì chúng ta phải thực hiện điều kia; nếu điều kia không tác dụng chúng ta phải thực hành điều này.

Tsenzhab Serkong Rinpoche, vị thầy của tôi, thường nói rằng khi chúng ta đang cố gắng làm điều gì đấy trong đởi sống, luôn luôn có hai hay ba chương trình khác nhau.  Rồi thì, nếu dự án A không khả thi, chúng ta sẽ không bỏ cuộc.  Đấy là bởi vì chúng ta sẽ quay sang dự án B hay C.  Một trong các dự án ấy cuối cùng sẽ hợp lý và hoạt động.  Điểu này tôi thấy là một chỉ dẫn rất hữu ích và cũng giống như với Phật Pháp:  nếu phương pháp A không khả thi trong một hoàn cảnh đặt biệt nào đó, chúng ta luôn luôn có một chương trình dự phòng.  Có những thứ khác chúng ta có thể chuyển đổi sang.  Tất cả điều này rõ ràng căn cứ trên sự học tập, trên sự nghiên cứu nhiều phương pháp và thiền quán khác nhau, những điều mà sau này chúng ta thực tập rèn luyện, giống như chúng ta thực hiện với sự luyện tập thân thể.  Chúng ta hoạt động để tự rèn luyện chúng ta để quen thuộc với những phương pháp này vì thế chúng ta thật sự có thể áp dụng chúng trong đời sống hằng ngày khi chúng ta cần chúng.  Điều này đòi hỏi sự quan tâm đến việc thực tập Phật Pháp không như một sự thư giản hay giải trí, mà như là một chí nguyện toàn thời gian.

7- TRÁNH NHỮNG CỰC  ĐOAN

Chúng ta áp dụng sự  thực tập Phật Pháp trong gia đình chúng ta.  Chúng ta thực tập nó trong cung cách cư xử với cha mẹ chúng ta, với con cái chúng ta, và trong việc xử sự với những người ở sở làm.  Trong việc làm điều này, chúng ta cần tránh những cực đoan khác nhau.  Chúng tôi đã đề cập một ít điều này rồi.  Chúng ta phải tránh cực đoan đổ lỗi những rắc rối của chúng ta lên những người khác hay nhận lãnh toàn bộ trách nhiệm về phía chúng ta – – tất cả các bên chúng ta cùng cống hiến.  Chúng ta có thể cố gắng làm cho những người khác thay đổi, nhưng dễ nhất là thay đổi chính chúng ta.

Tự trau dồi, thế  thì, là sự tập trung; nhưng trong việc làm này, chúng ta phải cố gắng tránh sự ám ảnh vị  kỷ cực đoan.  Với sự ám ảnh vị kỷ, chúng ta luôn luôn chỉ nhìn vào chúng ta mà không để ý đến bất cứ người nào khác.  Điều này có thể thúc đẩy cảm giác rằng chúng ta là trung tâm của vũ trụ và những vấn đề của chúng ta là quan trọng nhất trên thế giới và không có vấn đề của ai khác là quan trọng hay bị tổn thương.

Một cực đoan khác là nghĩ rằng chúng ta là toàn xấu hay chúng ta toàn tốt.  Đúng là chúng ta cần nhận ra những khía cạnh khó khăn của mình, những phương diện mà chúng ta cần phải làm việc với chúng.  Nhưng chúng ta cũng cần nhận thấy những khía cạnh tích cực, những phẩm chất tốt đẹp, vì thế chúng ta có thể phát triển chúng hơn nữa.  Nhiều người Tây phương chúng ta có lòng tự trọng thấp.  Nếu chúng ta tập trung quá nhiều với những vấn đề và sự rối rắm của chúng ta, điều này có thể khơi thêm lòng tự trọng ít ỏi ấy đó.  Đó hoàn toàn không phải là vấn đề tích cực.

Cùng lúc khi tiếp tục nhìn những cảm xúc phiền não, chúng ta cần quân bình điều này với việc nhớ về những phẩm chất tích cực của chúng ta.  Ngay cả những người thô bạo nhất cũng có một kinh nghiệm nào đó về những phẩm chất tốt đẹp.  Không nghi ngờ gì họ đã từng có những kinh nghiệm trong việc ôm ấp một con mèo con hay một con chó con trong lòng của họ, cho nó ăn, và cảm thấy một chút ấm áp đối với nó.  Hầu hết mọi người tối thiểu có kinh nghiệm ấy.  Do thế, chúng ta nhận ra rằng chúng ta có thể ban tặng một sự ấm áp như thế này, trong cách này, chúng ta cũng thấy những khía cạnh tích cực của chúng ta.  Thực tập Phật Pháp không chỉ là làm việc với những khía cạnh tiêu cực, điều ấy phải được quân bình.  Chúng ta cũng cần hoạt động trong việc thúc đẩy những khía cạnh tích cực của chúng ta.

Trong việc làm này, trong việc cố gắng để duy trì một sự cân bằng giữa việc nhìn vào những khuyết điểm và những phẩm chất tốt đẹp của chúng ta, chúng ta cần tránh một nhóm những cực đoan khác.  Một cực đoan là tội lỗi, “Tôi tệ quá.  Tôi phải thực tập và vì tôi không thực tập, tôi thậm chí tệ hơn nữa.”  Từ ngữ “nên” cần được xóa khỏi cung cách của chúng ta nhìn vào sự thực hành Phật Pháp.  Nó chẳng bao giờ có liên hệ gì với “nên” cả.  Nếu chúng ta muốn đưa chúng ta ra khỏi những rắc rối thì chúng ta phải và tránh xa hơn nữa những thứ đó trong tương lai, thái độ lành mạnh nhất là suy nghĩ, một cách đơn giản, “Nếu tôi muốn từ bỏ những rắc rối của tôi, sự thực tập này sẽ giúp tôi làm điều ấy.”  Bây giờ, chúng ta có thực hành hay không, đấy là quyền chọn lựa của chúng ta.  Không có ai nói rằng, “Bạn NÊN  làm điều này, nếu không làm điều này, bạn là xấu.”

Nhưng, chúng ta cũng cần tránh một cực đoan khác, đấy là cực đoan, “Tất cả chúng ta đều toàn hảo; chỉ cần nhìn vào Phật tính của chúng ta và thế là mọi thứ đều toàn hảo.”  Đây là một cực đoan rất nguy hiểm bởi vì nó có thể đưa đến thái độ rằng chúng ta không cần thay đổi; chúng ta không cần tránh dừng lại hay bỏ đi bất cứ cung cách tiêu cực nào của chúng ta bởi vì chúng ta đã toàn thiện rồi.  Chúng ta cần tránh tất cả những loại cực đoan này – cảm thấy rằng chúng ta xấu xa hay cảm thấy rằng chúng toàn hảo.  Một cách căn bản, chúng ta cần nhận trách nhiệm về chúng ta.  Điều này là chìa khóa chính để hòa nhập Phật Pháp vào trong đời sống hằng ngày của chúng ta.  Chúng ta nhận trách nhiệm cho chúng ta, để làm điều gì đấy về sự tốt đẹp thậm chí cao cả cho đời sống của chúng ta.

8- SỰ TRUYỀN CẢM HỨNG – NĂNG LỰC GIA TRÌ

Trong khi tự hành động với chính mình, chúng ta có thể tiếp nhận sự  truyền cảm hứng từ một vị thầy tâm linh, cũng như từ cộng đồng của những người mà chúng ta đang cùng thực tập với chúng ta.  Tuy thế đối với hầu hết mọi người, những câu chuyện kỳ bí về những bậc thầy hàng thế kỷ về trước, có thể bay trên không trung không phải là những nguồn cảm hứng thuyết phục cho sự truyền cảm hứng từ những vị thấy.  Đó là bởi vì những thứ như vậy rất khó để liên hệ đến và các vị ấy đã hướng chúng ta vào trong một hành trình toàn huyển thuật.  Tốt nhất là những thí dụ sống động những vị mà chúng ta thật sự có một tiếp xúc nào đấy, thậm chí sự tiếp xúc ấy là tối thiểu.

Chư Phật hay những bậc thầy phẩm hạnh chân thật không cố gắng để gây ấn tượng với chúng ta, cũng không cố gắng để thúc đẩy chúng ta.  Thí dụ là giống như mặt trời.  Mặt trời không cố gắng để sưởi ấm nhân loại; chỉ là phương cách mặt trời sưởi ấm mọi người một cách tự nhiên.  Điều ấy cũng đúng đối với những vị thầy tâm linh lớn.  Các ngài thúc đẩy chúng ta một cách đột nhiên và tự nhiên từ cung cách mà trong đời sống của các ngài, đặc tính các ngài, và phương thức các ngài đối diện với mọi thứ.  Đấy không phải là những hành vi huyển thuật.  Những gì hấp dẫn nhất là càng thực tế hơn, bình dị hơn và nhạy cảm hơn.

Tôi nhớ Dudjom Rinpoche.  Ngài đã viên tịch nhiều năm rồi.  Ngài là Thượng thủ của trường phái Nyingma và là một trong những vị thầy của tôi.  Ngài bị hen suyển nặng.  Tôi cũng bị suyển và vì thế tôi biết khó thở là như thế nào.  Tôi biết khó khăn như thế nào để giảng dạy khi chúng ta không thể thở một cách bình thường, bởi vì tất cả năng lượng chúng ta bị hướng đến việc tiếp nhận đủ không khí.  Thật khó khăn để cho năng lượng của chúng ta phát ra trong tình cảnh như thế.  Tuy thế, tôi thấy Dudjom Rinpoche với cơn hen suyển trầm kha và vẫn bước lên bục để giảng dạy.  Ngài không có một tí gì phiền toái bởi cơn suyển và đối phó với nó trong một cung cách không thể tin được trong khi ban cho những giáo huấn diệu kỳ.  Điểu này hấp dẫn khó tin được, rất nhạy cảm, không có huyển thuật gì cả.  Đấy là đối phó với những hoàn cảnh thực tiển của đời sống và điều ấy thật sự hấp dẫn.

Khi chúng ta tiếp tục trên con đường tâm linh và có tiến bộ, chúng ta có thể cũng tiếp nhận niềm cảm hứng từ  chính chúng ta.  Điều này cũng là một nguồn cảm hứng quan trọng.  Chúng ta đạt được sự cảm hứng từ sự tiến bộ của chính chúng ta.  Nhưng, chúng ta rất yếu kém, mõng manh trong việc làm này.  Hầu hết  mọi người không thể đối phó với yếu tố này một cách thức tỉnh, bởi vì khuynh hướng thường là cảm thấy kiêu hảnh và tự hào nếu chúng ta làm nên một sự tiến bộ nào đấy.  Do thế, chúng ta phải định rõ tính chất ý nghĩa thế nào là tiến bộ một cách cẩn thận.

9- TIẾN BỘ TRÊN CON ĐƯỜNG TU TẬP

Đầu tiên cả, chúng ta phải nhận thức rằng tiến bộ chẳng bao giờ trơn tru thẳng tiến; nó lên và xuống rồi xuống và lên.  Điều này là một trong những đặc trưng của luân hồi, và nó không chỉ đang nói về những sự tái sinh cao hơn hay thấp hơn.  Đi lên và đi xuống cũng liên hệ đến đời sống mỗi ngày.  Bây giờ tôi cảm thấy vui vẻ; lúc nọ tôi cảm thấy không vui.  Tính tình của chúng ta lên và xuống.  Bây giờ, tôi cảm thấy thích thực tập, lúc khác tôi cảm thấy không thích hành trì.  Trong thực tế, nó sẽ tiếp tục như thế cho đến khi chúng ta trở thành một vị a la hán, vô sinh quả vị,  một chúng sinh giải thoát, tự do khỏi vòng luân hồi.  Cho đến điểm ấy, một sự tiến bộ không thể tin nổi, một quả vị cao thượng, một chúng sinh siêu việt, thì luân hồi đang và sẽ tiếp tục đi lên và đi xuống.  Do thế, đừng chán nãn khi mà sau một thời gian dài thực tập, bất chợt chúng ta lâm vào sự khó khăn trong một mối quan hệ tình cảm cá nhân.  Bất ngờ, chúng ta bối rối, xúc cảm không nói nên lời – điều này sẽ xãy ra!  Điều ấy không có nghĩa rằng chúng ta đã là một hành giả tệ hại.  Điều này là tự nhiên, cho chúng ta thấy hiện thực của điều kiện luân hồi mà chúng ta đang hiện hữu.

Những  phép lạ không thường xãy ra trong sự thực tập Phật Pháp.  Nếu chúng ta muốn áp dụng Phật Pháp trong đời sống hằng ngày, đừng mong đợi phép mầu, đặc biệt không [trông ngóng] trong tiến trình của chúng ta.  Chúng ta lượng định tiến bộ như thế nào một cách thực tế?  Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng, đừng chỉ nhìn vào trong định hạn của sự thực tập Phật Pháp một năm hay hai năm.  Hãy nhìn vào trong thời kỳ của sự thực tập trong năm hay mười năm để kiểm nghiệm, “Tôi có là một người tĩnh lặng hơn năm, mười năm trước hay không? Tôi có thể đối diện, đối phó với những tình trạng khó khăn hơn và không bị quá bối rối hay bị quay cuồng bởi chúng hay không?”  Nếu chúng ta được như thế, chúng ta đã làm nên một sự tiến bộ nào đấy và đấy là truyền cảm hứng.  Chúng ta vẫn còn những rắc rối, nhưng điều này sẽ cho chúng ta sức mạnh để tiếp tục.  Chúng ta không quá bối rối trong những hoàn cảnh khó khăn khi mọi thứ xãy ra một cách tệ hại.  Chúng ta có thể hồi phục nhanh chóng hơn.

Khi chúng ta nói về  chính chúng ta như một nguồn cảm  hứng hay gia bị, điểm chính là niềm cảm hứng này cho chúng ta sức mạnh để tiếp tục trên con đường.  Điều này là bởi vì chúng ta tin chắc rằng chúng ta đang đi trên con đường đúng.  Và chúng ta chỉ đoan chắc rằng chúng ta đang đi trên một hướng đúng đắn nếu chúng ta có một ý tưởng thực tiển về ý nghĩa của những gì chúng ta đang dấn thân trong phương hướng ấy – được gọi rằng, trong khi đi trên phương hướng phổ thông, chúng ta sẽ tiếp tục đi lên và đi xuống.

Đây là một số ý kiến tổng quát về việc chúng ta hòa nhập sự thực tập Phật Pháp vào trong đời sống hằng ngày như thế nào.  Chúng tôi hy vọng rằng những điều này là hữu ích thiết thực.  Chân thành cảm ơn.

Tuệ Uyển chuyển ngữ – 28/07/2010


Integrating Dharma into Our Lives

Alexander Berzin
Bok, Poland, December 13, 2002

http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/approaching_buddhism/introduction/integrating_dharma_into_lives.html

Dharma Is for Dealing with Problems in Life

This evening, I’d like to speak about the practice of Dharma in daily life. The word Dharma means a preventive measure. It’s something that we do in order to avoid problems. The first thing that we need to do in order to involve ourselves with Dharma practice is to recognize the various types of problems or difficulties we have in life. The next is to realize that Dharma practice is aimed at helping us to get rid of these problems.

The practice of Dharma is not just to feel good, or to have a nice hobby, or to be trendy, or anything like that. The practice of Dharma is intended to help us get rid of our problems. That means that in order to practice Dharma realistically, we need to realize that it’s not going to be a pleasant process. We have to look at and actually face the unpleasant things in our lives, the difficulties we’re having — not run away from them, but rather face them with the attitude that now we’re going to try to deal with them.

Our problems can take many forms. We are all familiar with most of them — we’re insecure; we have difficulties in our relationships with others; we feel alienated; we have difficulties with our emotions and feelings — the usual stuff we all have. We have difficulties dealing with our families and with our parents; they get sick and old. We have difficulties dealing with our own sicknesses and old age. And if we’re a young person, we have difficulties in figuring out what we’re going to do with our lives, how to make a living, which direction to go in, and so on. We need to look at all such things.

This entry was posted in Bài Giảng, Phật Giáo. Bookmark the permalink.