Những Chuyện Luân Hồi Hiện Đại – Chương III – IV – V

25- CẬU BÉ BISHEN CHAND

Tác Giả: Robert Almeder

Bishen Chand sanh năm 1921 trong một gia đình có tên là Ghulam ở Thị xã Bareilly, Ấn Ðộ. Khi được 1 tuổi rưỡi, Bishen Chand thường hay hỏi về Thị Xã Philbhit, một thành phố cách Bareilly 50 dậm. Không một ai trong gia đình Ghulam (Bishen Chand) quen biết người nào tại thành phố này cả. Bishen Chand đòi gia đình chở em đến thành phố này vì em tin chắc rằng kiếp trước em đã sống ở đó.

Thời gian trôi qua, Bishen Chand vẫn không ngưng nói chuyện về tiền kiếp của mình tại Thành Phố Philbhit. Gia đình em rất khó chịu phải nghe câu chuyện lập đi lập lại nhiều lần. Vào mùa hạ năm 1926, Bishen Chand được 5 tuổi, em nói là em nhớ lại rất rõ ràng tiền kiếp của mình: em là con một vị điền chủ giàu có tên là Laxmi Narain. Em bảo rằng em còn nhớ có một người chú tên là Har Narain sau này trở thành Cha của Laxmi Narain. Em tả lại ngôi nhà mà em đã sống, có 1 phòng dùng làm nhà thì và nhiều phòng khác dành cho phụ nữ. Hòng ngày em thường hay ca hát và nhảy múa với các cô Nautch, những vũ nữ chuyên nghiệp và cũng là những gái mại dâm. Em nhớ lại em thường đến dự tiệc tùng ở nhà người láng giềng có tên Sander Lal, căn nhà có “cái cổng màu xanh lá cây”. Một hôm em khuyên cha nên lấy thêm một nàng hầu.

Cha Bishen là một thư kỷ của chính phủ nên rất nghèo. Trong khi nhớ về tiền kiếp với đời sống sung túc, giàu có, Bishen càng bực bội với cuộc sống hiện tại túng bấn nghèo nàn. Thỉnh thoảng em khước từ không dùng những món ăn mà theo em các người hầu hạ (trong tiền kiếp của em) cũng chẳng dùng. Bishen đòi ăn thịt cá trong khi nhà nghèo không có nên em thường sang hàng xóm để ăn. Những quần áo vải em bỏ một bên mà đòi quần áo lụa (em cho rằng quần áo vải cũng chẳng đáng cho các người hầu hạ của em mặc). Xin tiền cha, cha không cho, em khóc lóc.

Một hôm cha của Bishen nói rằng ông có ý định mua một chiếc đồng hồ và em bảo: “Cha à, đừng mua, khi nào về Philbhit con sẽ lấy cho cha 3 cái đồng hồ tốt của Hiệu Muslim mà con đã thành lập.” Bishen còn cho biết thêm tên người chủ tiệm đồng hồ.

Chị Bishen lớn hơn em 3 tuổi, một lần đã bắt gặp em lấy rượu mạnh uống (mặc dù rượu này cất trong tủ chỉ dùng để làm thuốc). Em nói với người chị là em có thói quen uống rượu mạnh, ở tiền kiếp em thường uống rượu mạnh. Về sau em còn cho biết là ở tiền kiếp em có một nàng hầu (em hiểu sự khác biệt nàng hầu và vợ) tên là Padma. Mặc dầu Padma là gái mại dâm nhưng em rất mực thương yêu. Em còn hãnh diện khoe là em đã giết một người đàn ông từ nhà Padma đi ra.

Trí nhớ về tiền kiếp của Bishen đã lọt đến tai Ông K.K.N. Sahay, một luật sư ở Bareilly. Ông đã đến nhà Bishen Chand và ghi chép tất cả những điều em nói. Sau đó ông đưa Bishen, người cha và người anh của em đi Philbhit.

Luật Sư Sahay và gia đình Bishen đã tìm được đúng ngôi nhà của Laxmi Narain. Laxmi Narain, người mà Bishen nhận là tiền kiếp của mình đã chết được gần 8 năm. Một số đông đồng bào đã tụ tập tại đây khi nghe tin Luật Sư Sahay và gia đình Bishen tới Philbhit. Hầu hết mọi người trong vùng đều nghe tiếng giàu có của gia đình Narain và tính tình phóng đãng của người con trai tên Laxmi. Laxmi Narain đã gian díu với Padma, cô gái mại dâm (hiện còn sống tại đó) và vì ghen tuông Laxmi đã bắn chết tình địch. Gia đình Narain giàu có thế lực, nên Laxmi Narain được trắng án. Tuy nhiên vài tháng sau Laxmi Narain đã chết vì bệnh lúc 32 tuổi.

Khi đem em đến trường, Bishen đã chạy ngay vào phòng mà trước đây Laxmi Narain đã từng học. Một người đưa cho em tấm hình có chụp học sinh trong trường, Bishen đã nhận ra 1 người bạn có hiện diện giữa đám đông. – và khi người này hỏi về thầy giáo thì Bishen đã tả đúng là thầy giáo thì mập và có râu quai nón.

Tại đây Bishen đã nhận ra nhà của ông Sander Lal mà em đã tả lúc trước (trước khi đi Philbhit) có cổng xanh lá cây. Luật Sư Sahay khi đăng tải vụ này trên tờ báo quốc gia “The Leader” vào tháng 8 Năm 1926 là chính ông đã đến tận nơi và tận mắt thấy cái cổng của gia đình Sander Lal mầu xanh lá cây.

Em cũng chỉ cho mọi người biết cái sàn mà Laxmi Narain đã cùng ca hát và nhảy múa với các cô gái Nautch. Các người bán hàng nơi đây cũng đều xác nhận.

Cũng trên tờ báo “The Leader” Luật Sư Sahay viết rằng tên cô gái điếm Padma mà Bishen đã nói là người tình mà em rất đỗi yêu thương cũng đã được đám đông hiện diện hôm ấy công nhận là đúng.

Trong ngày hôm đó vì muốn thử Bishen, người ta đã đem đến truớc mặt em một căp trống Tabbas. Cha của Bishen cho biết là từ khi sanh ra cho đến bây giờ Bishen chưa bao giờ được nhìn thấy loại trống Tabbas này cả. Trước sự kinh ngạc của gia đình và của mọi người Bishen Chand đã chơi trống một cách thành thạo chẳng khác gì Laxmi Narain khi còn tại thế. Khi mẹ của Laxmi Narain gặp Bishen thì quả là một cảm tình sâu đậm đã phát sanh gióa hai người. Bishen đã trả lời tất cả các câu hỏi của Bà Mẹ Laxmi Narain (chẳng hạn như có lần em đã ném các quả dưa muối). Bishen đã nói tên và tả người đầy tớ hầu mình thuở trước và còn cho biết giai cấp của người này. Sau này em cho biết em thương yêu Bà Mẹ Laxmi Narain hơn là người mẹ đã sanh ra em hiện nay.

Cha của Laxmi Narain, trước khi chết, có chôn một số của cải nhưng mọi người trong gia đình không biết ở đâu. Khi được hỏi tới vụ này, em đã dẫn mọi người đến một căn phòng của gia đình. Tại đây người ta đã tìm được 1 kho toàn những đồng tiền vàng chứng tỏ quả là em đã sống tại nhà này ở tiến kiếp.

Khi nghiên cứu vụ này Stevenson (Tiến Sĩ Ian Stevenson, Chuyên Gia Khảo Cứu Luân Hồi) đã khẳng định đây là một trường hợp rất có ý nghĩa bởi vì hồ sơ còn được lưu giữ tại Văn Phòng một Luật Sư đáng tin cậy và nhiều nhân vật chính hiện còn sống và sự phối kiểm tin tức của Bishen có thể thực hiện được. Rất nhiều người biết Laxmi Narain hiện còn sống và biết rõ ràng khi Bishen nói về những ký ức của em.

Hơn thế nữa theo Stevenson đây không phải là một vụ giả tạo vì gia đình Bishen Chand không có lợi lộc gì trong vô liên hệ với gia đình Laxmi Narain đã bị sa sút từ khi Laxmi Narain từ trần.

Bishen Chand quả là tiền thân của Laxmi Narain.

26- SHANTA DEVI

Tác Giả: Robert Almeder

Shanti Devi sanh năm 1926 tại thành phố có Dehli. Năm lên 3 tuổi em thường kể lại cho gia đình nghe về tiền kiếp của em. Shanti nói kiếp trước em lấy một người chồng tên là Kendarnarth sống ở gần Muttra. Em có hai con và em chết khi sanh đứa con thứ ba vào năm 1925. Shanti đã mô tả căn nhà trước đây em từng sống cùng chồng và các con tại Muttra. Shanti nói tên của em ở tiền kiếp là Ludgi. Em mô tả các người thân bên em cũng như bên chồng em ở tiền kiếp, cách sinh sống của họ như thế nào và bị chết ra sao. Việc Shanti Devi tái sanh xảy ra rất mau, một năm sau khi chết nên ký ức của em ở tiền kiếp còn rất rõ ràng, mới mẻ.

Vì thấy Shanti Devi cứ lập đi lập lại nhiều lần về tiền kiếp của mình nên Kishen Chand, người cậu của em đã gửi thư đi Muttra theo địa chỉ Shanti Devi cho biết để xem thực hư ra sao. Thư đến tay ông Kendarnarth, một người góa vợ và con đang sầu muộn vì người vợ tên Ludgi vừa chết trong khi sanh đứa con thứ ba năm 1925. Vốn là người theo Ấn Ðộ Giáo chính thống nên ông không chấp nhận vợ ông Ludgi đã luân hồi và trở thành Shanti Devi ở Dehli nhưng ông không khỏi hoài nghi vì có sự trùng hợp này.

Ðể tìm hiểu sự thực, ông Kendarnarth đã nhờ người em họ tên Lal (sống ở Dehli) đi điều tra và đã hỏi về cô bé Shanti Devi này. Lấy cớ đi buôn bán, ông Lal đã tìm được đến nhà Shanti Devi. Vừa trông thấy ông Lal, khi ra mở cửa, em đã òa khóc và ôm choàng lấy ông. Bà mẹ Shanti Devi cũng chạy vội ra, ông Lal chưa kịp mở miệng thì Shanti Devi (lúc này 9 tuổi) nói với mẹ: “Thưa mẹ đây là người em họ của chồng con. Hồi còn ở Muttra, chú ấy và chúng con không ở xa nhau lắm, nhưng nay chú ấy đã chuyển về Dehli. Con rất sung sướng gặp lại chú ấy. Chú ấy phải vào nhà. Con muốn biết tin tức của gia đình con.”

Sau khi được em kể lại những chuyện thuộc tiền kiếp của em, Ông Lal xác nhận là đúng nên đã đề nghị ông Kendarnarth đem người con cưng đến Dehli để thăm Shanti Devi.

Khi ông Kendarnarth cùng người con trai tới nhà Shanti Devi thì Shanti Devi đã ôm hôn họ và đã gọi họ bằng các tên thân yêu. Shanti Devi đã đối xử với ông Kendarnarth như một bà vợ hiền. Em đã mời ông dùng bánh bích quy với phó mát. Bị xúc động Ông Kendarnarth đã không ngăn được nước mắt. Shanti Devi đã đã dùng những câu nói mà trước đây Ludgi vẫn sử dụng hằng ngày để an ủi ông, vè về ông.

Câu chuyện đã làm cho báo chí và dư luận xôn xao. Các nhân viên điều tra đã đưa Shanti Devi đi Muttra và yêu cầu em dẫn họ về cái nhà mà em đã từng ở và đã chết tại đó ở tiền kiếp Khi xe lửa vừa tới Muttra, Shanti Devi sung sướng òa khóc và dở tay vẫy một vài người đứng trong sân ga. Em cho các điều tra viên biết một người là mẹ chồng và một người là anh chồng. Em đã nói đúng. Ðiều quan trọng hơn nữa là, vừa từ trên xe lửa bước xuống, thay vì dùng tiếng Ấn Ðộ Hindustrani như em đã được học tại Dehli thì Shanti Devi đã dùng tiếng địa phương Muttra mà em chưa từng bao giờ được dạy dỗ để nói chuyện với mọi người. Là hiện thân của Ludgi đã cư trú tại Muttra, nên em đã nói được tiếng địa phương này.

Sau đó Shanti Devi đã dẫn các điều tra viên về nhà Kendarnarth và còn cho biết thêm các chi tiết khác mà chỉ có mình Ludgi biết chẳng hạn khi ông Kendarnarth hỏi Shanti Devi trước khi chết Ludgi có dấu mấy cái nhẫn nơi nào. Shanti Devi cho biết những chiếc nhẫn đó được bỏ trong một cái bình và chôn dưới đất của căn nhà có. Các nhân viên điều tra đã tìm thấy những chiếc nhẫn đó.

Trường hợp luân hồi này đã được trình bày trước dư luận báo chí thế giới và là một đề tài sôi nổi trong việc khảo cứu tại nhiều trường học.

This entry was posted in Sách Truyện. Bookmark the permalink.