32- HILDA WEAVER, NHÀ TÂM LÝ HỌC THẤY THẦN HỒN ELVIS PRESLEY
Tác Giả: Raymond A. Moody
Hilda Weaver là một nữ Bác Sĩ Tâm Lý Ðiều Dưỡng 30 tuổi, còn độc thân. Trong thị xã, Cô được mọi tầng lớp dân chúng và các đồng nghiệp quý trọng. Cô đã từng nói cô thuộc loại người “bảo thủ” và không mấy để ý đến các hiện tượng siêu nhiên cho đến khi cô đã tự mình chứng nghiệm. Khi Elvis chết được gần 3 tháng, lúc đó cô 28 tuổi Elvis đến thăm cô, thuyết phục cô.
Sau đây là lời cô thuật lại:
“Khi tôi khoảng 10 hay 12 tuổi tôi có gặp Elvis một lần. Tôi nói “gặp” chứ đúng ra lúc ấy Anh đi bên cạnh tôi. Anh nhìn vào mặt tôi và nói: “Chào Em Cưng”. Tôi nhớ tôi thật là cảm động. Một em bộ nít như tôi mà tự nhiên được một người đàn ông có cả nửa số phụ nữ trên thế giới ái mộ âu yếm nói chuyện. Ôi thật là cảm động biết chừng nào! Lẽ đương nhiên tôi nghĩ ngay đến việc lấy Anh. (Thật tức cười) Thật là một ý tưởng ngộ nghĩnh! Tôi nhớ mãi tới mấy tháng sau đó và đúng ra cả năm sau không chừng. Có lẽ tôi đã hơi lập dị. Tôi nghĩ “Khi tôi lớn Elvis có thể cưới tôi, Anh có thể mang tôi theo Anh và chúng tôi sẽ sống bên nhau hạnh phúc suốt đời. (Thật tức cười) Cuộc hành trình thú vị biết bao! Chuyện này đã làm cho tôi khúc khích cười thầm cho đến cả đến bây giờ mỗi lần tôi nhớ lại.
Tôi chỉ gặp Elvis một lần duy nhất đó. Thực thà mà nói, trước khi xảy ra việc trên tôi cũng chưa hẳn là người thực sự ái mộ Anh. Tôi chỉ mới xem 1, 2 cuốn phim Anh đóng. Tôi có vài dĩa hát của Anh – như Ông (Raymond A. Moody) thấy – chừng nửa tá tập nhạc của Anh. Tôi không bị Elvis ám ảnh như những người con gái đồng lứa tuổi. Tôi thuộc loại người đứng đắn, chỉ biết có học; Ông có thể hỏi bạn hữu của tôi. Họ sẽ cho Ông biết là tôi đứng đắn hay không. Ðời tôi chỉ có học đường và sách vở.
Thế cho nên tôi vô cùng kinh ngạc khi Elvis đến thăm tôi. Bây giờ Ông thấy việc này như từ trên trời rơi xuống, tuyệt đối không có liên quan gì đến ma quỷ hay thần giao cách cảm. Không, bao giờ tôi cũng có thành kiến thiển cận về trí óc của con người. Tôi nghĩ rằng những chuyện như vậy là do tưởng tượng hay kỷ thị ám thị mà thôi. Ðó là lý do khiến không bao giờ tôi kể lại chuyện đó cho các bạn đồng nghiệp nghe cũng như tôi không bao giờ muốn nói cả. Mọi người sẽ coi tôi giống như tôi coi các người khác – các bệnh nhân của tôi đã từng kể cho tôi nghe những loại chứng nghiệm tương tự như vậy.
Rồi việc xảy đến làm tôi cứng họng. Vào buổi chiều tôi đang làm việc trong phòng, tôi viết bài cho một tờ báo chuyên môn. Bài đó cuối cùng đã được đăng. Tốt hơn tôi không cho ông biết bài gì và tờ báo nào bái vì nếu mọi người tìm ra, họ sẽ sợ hãi và chống đối. Họ sẽ không ngạc nhiên khi biết điều gì xảy đến khi tôi đang viết bài này.
Bấy giờ, tôi đang trong phòng làm việc, ngày 17 Tháng 11 Năm 1977. Tôi biết đúng là ngày đó vì sau khi Elvis Presley ra về tôi lấy bút xanh ghi ngày vào cuốn lịch để bàn với chữ “EP (Elvis Presley) bất ngờ đến thăm” Hiện nay tôi vẫn còn giữ cuốn lịch đó.
Cắm cúi viết trong phòng làm việc, ngẩng lên tôi chợt thấy Elvis Presley đang ngồi trước mặt tôi trên chiếc ghế bành da mà bệnh nhân của tôi thường ngồi. Thật là sửng sốt biết làm gì đây trong trường hợp này. Tôi nhận ra Anh và cảm thấy bầu không khí chung quanh tràn ngặp yêu thương, hình như Anh có ý nghĩ không mấy tốt đẹp về tôi. Thật là ngạc nhiên. Tôi nhớ lại lúc đó tôi là người hạnh phúc nhất trên đời. Là một nhà tâm lý giỏi, khôn ngoan, không gì ràng buộc lại giàu có và sống trên mảnh đất đẹp nhất của trái đất.
Bởi vậy tôi có thể nói rằng Elvis nhận thấy có cái gì không ổn trong đời sống của tôi, cái đó mà chính tôi cũng không biết nên Anh đang thử giúp đỡ tôi. Chúng tôi đến với nhau, tuy đột ngột nhưng đầy nhiệt tình. Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy lúc đó tôi thật vụng về. Thông thường với các bệnh nhân mới tới, tôi hay hỏi câu: “Tôi có thể giúp đỡ gì cho ông (hay bà) đây?” Nhưng khi đối diện với gương mặt đôn hậu, hào phóng của Elvis presley, tôi lại hỏi: “Anh có thể giúp đỡ gì cho tôi đây?”
Anh mỉm cười, hớn hí, và chắc chắn rất hài lòng. Nhìn gần trông Anh rất trẻ chỉ trạc tuổi tôi vào lúc đó. Anh có vẻ sung sướng.
Ðến lúc này thì khả năng phê phán của tôi chợt đến và tôi ngưng ngay sự phân tích. Tôi nghĩ điều này: “Có thể xảy ra? Có thực điều này thật đang xảy ra sao?” Dù vậy khả năng phê phán của tôi chưa lén xén. Tôi vẫn dùng khả năng này từ hồi nào đến giờ rất hiệu quả. Nói đúng ra tôi biết có hơi lợi dụng. Thật điên rồ khi dùng khả năng phán xét để ngờ vực sự thực mà tôi đang nhìn thấy trước mắt. Tôi thực đang nhìn thấy mà. Tôi thấy Elvis Presley, Anh mặc bộ đồ mầu xanh với các tua rũ xuống trông hấp dẫn nhưng tôi không chú ý mấy về y phục. Ðiều tôi muốn nhấn mạnh là tôi đang nhìn thấy Anh, hơn nữa là đang cùng Anh hòa hợp, đang cùng Anh tác động, và đang có với Anh một sự thân ái, một tình bằng hữu. Tôi cảm thấy tôi như một học sinh, một em gái, một người bạn, tất cả trong cùng một lúc.
Anh bắt đầu trò chuyện với tôi, Anh nói “Missy, Cô có hài lòng với cuộc sống của Cô không?” Khi tôi còn nhỏ, một số người thân trong gia đình gọi tôi là Missy, nhưng từ nhiều năm qua, từ khi tôi ra khỏi trường Ðại Học, không còn ai gọi tôi bằng cái tên này nữa. Câu hỏi này giáng vào tôi theo tục ngữ như cả một tấn gạch nặng. Câu hỏi như vào thẳng tim tôi, tôi trả lời: “Anh là nhà tâm lý giỏi hơn tôi, tuy chẳng bao giờ Anh đến trường.” Vừa nói xong, tôi cảm thấy bối rối và hổ thẹn vì mới gặp Anh lại hạ Anh. Nhưng Anh mỉm cười và câu trả lời của Anh làm bầu không khí đang lúng túng trở thành ấm cúng và thuận hòa ngay. Anh nói: “Tôi đã theo học một nhà trường tốt nhất “. Theo cách Anh nói, tôi nhận là Anh có lý. Sau cùng Anh đã chết để về nơi Thiên Cảnh! Cái gì đã làm tôi nghĩ tôi là người tài giỏi, phải chăng mảnh giấy treo trên tường kia? Tôi hiểu rằng cấp bằng Tiến Sĩ của tôi không còn nghĩa lý. Tôi không thể núp sau văn bằng đó nữa. Trước đây đối với bất cứ ai ngồi tại cái ghế này, thì tôi là Tiến Sĩ, xử dụng văn bằng này để đối phó. Nhưng giờ đây với một người đã chết và người nay đang hỏi tôi điều gì đó trong lòng tôi mà chính tôi không biết.
Tôi trả lời Elvis: “Hài lòng với cuộc sống của tôi à? Ồ! Anh biết rõ về tôi, chính tôi không biết điều đó, tôi không biết đối phó phải không Anh?” Anh yên lặng làm thinh và hiền từ nhìn thẳng vào mật tôi.
Tôi bắt đầu thổn thức. Anh hiểu ngay và nói: “Hilda à, Cô phải mở rộng bối cảnh mà Cô đang làm trong đời sống của Cô”. Rồi chúng tôi trò chuyện một lúc hết chuyện riêng tư lại đến những chuyện vớ vẩn mà từ trước tới nay tôi chưa hề hé môi cho ai biết cả. Sau khi chấm dứt câu chuyện tôi hiểu tầm đa hiệu của tư tưởng và trí tuệ con người nếu biết áp dụng, tôi sẽ đem lợi ích đến cho nhiều người khác; tôi phải hiểu tư tưởng và trí tuệ trong tôi và biết khai thác triệt để tối đa.
Khi tất cả mọi vấn đề đã ăn sâu vào tâm khảm tôi là lúc Anh phải ra đi, tôi biết là tôi không bao giờ gặp lại Anh nữa vì tôi đang sống ở trần gian. Và tôi cũng chuẩn bị kỹ càng để tiễn Anh đi, điều mà tôi không làm trong khi Anh còn sống – đó là tự mình cái mở nhiều hơn nữa cho chính mình cũng như cho những người khác. Mặt khác tôi hãy còn chưa bộc lộ được hết lòng thương yêu của tôi đối với Anh, và tôi không thể để Anh ra đi một mình. Ðến lúc này tôi nhớ đến một chuyện làm tôi bối rối. Vài ngay sau khi Elvis chết, tôi đọc trên một tờ báo có tin hai phụ nữ trẻ đến chia buồn, đang đứng quanh nhà Elvis, bị xe đụng chết. Tôi xúc động nhiều vì cái chết của hai người đàn bà còn quá trẻ. Khi Elvis từ giã, tôi đem chuyện này nói với Anh và tôi cũng lo lắng phản ứng của Anh hay được Anh có buồn rầu không. Anh trả lời: “Tôi cũng rất buồn về chuyện này. Tôi có mặt ở đó để chào họ và sống với họ khi họ về Thiên Cảnh”. Sau đó tôi hết lo lắng, thêm lần nữa Elvis đã làm cho tôi cảm động với sự hiền từ của Anh. Tôi liền cúi đầu, chắp hai tay như cầu nguyện.
Khi tôi ngẩng đầu lên thì Anh không còn nữa. Từ đó tôi không bao giờ nhìn thấy Anh và cũng chẳng bao giờ nằm mơ thấy Anh cả.
Trên đây là chứng nghiệm của tôi. Không có thông điệp vũ trụ, không có sự thực uyên thâm, không có giấy tờ ghi lại. Tất cả đều riêng tư – rất đầm ấm và riêng tư. Từ đó tôi trở nên sung mãn nghị lực. Tôi thương tất cả mọi người. Ông biết không dù đời có sao đi nữa thì tất cả chúng ta vẫn cần hợp quần. Chúng tôi còn có rất nhiều thứ mà không có trong sách vở. Không một người bệnh nào hay một đồng nghiệp nào của tôi biết tôi có kinh nghiệm này với Elvis Presley. Mà cũng không ai có thể biết được – vì là rất riêng tư như ông đã biết. Cái mà tôi hy vọng là họ nhìn thấy hậu quả nơi tôi. Hậu quả đã giúp tôi cởi mở, đã làm cho tôi có lại cuộc đời hoạt động. Việc này đã làm cho tôi có được các điều tốt đẹp đó. Sau khi Hilda mô tả chứng nghiệm của Cô, Tôi và Cô đã có một cuộc bàn luận khá lâu. Tôi bầy tỏ ý kiến riêng của tôi. Một số đặc tính đến với Cô rất phù hợp, chứng nghiệm đã thức tỉnh tư tưởng thầm kín của Cô, và thật là rõ ràng Cô cần có một số tình cảm thiết yếu mà từ lâu Cô không để ý tới. Ðầu tiên, phần Cô, Cô đã không bộc lộ thương tiếc Elvis Presley. Ðáng lẽ Cô cần bộc lộ tình cảm ngay từ khi Elvis chứng tỏ trìu mến với Cô lúc Cô còn nhỏ. Chứng nghiệm với Elvis tại Văn Phòng của Cô có thể giải thích là sự biểu lộ lòng thương tiếc của Cô với Elvis.
Thứ nữa là Cô bầy tỏ lòng tiếc thương và sự bối rối về thảm kịch của hai người đàn bà trẻ bị xe đụng chết tại Graceland. Sự xuất hiện của Elvis tại văn phòng đã an ủi Cô phần nào.
Ðiều thứ ba Cô nhận xét là Cô giữ tâm tư thầm kín về mọi mặt của cuộc đời. Ðược biết với các nhà tâm linh học, một người chối bỏ trạng huống của chính mình, giữ tâm tư thầm kín, thì trạng huống đó ít nhiều cũng vẫn còn giữ trong tư tưởng của người ấy. Trạng huống đó có thể biến thành những giấc mơ như thật, cũng có thể là những hình thái của các sự khó khăn hoặc là những khuôn mẫu trong việc giao tế thí dụ như đàn ông cứng rắn lạnh lùng cưới phụ nữ sôi nổi nhậy cảm như để bổ khuyết cho nhau khiến cho đời sống được điều hòa. Tôi nghĩ có lẽ Hilda đã nén tinh thần đau xót nổi dậy trong ảo ảnh của Elvis, người đã khen ngợi Cô nên hậu quả là làm Cô thức tỉnh cái quan niệm thiển cận của mình.
Cuối cùng trước cái ngày định mệnh ấy, Hilda lúc nào cũng sống với sự suy nghĩ khắc khổ. Cô đã từ bỏ các lạc thú bình thường của cuộc đời, Cô rất ít khi vui. Ở mức độ nào đó Cô phải khao khát thú vui. Mặt khác Elvis Presley là một người nổi tiếng về ăn chơi, mê phim ảnh, trượt tuyết, cưỡi ngõạ và những trò chơi giả tưởng. Với một số người, Elvis Presley là hình ảnh của một người yêu đời. Thật là hợp lý,hình ảnh của Elvis nổi lên từ đầu óc khép kín của Hilda, để bầy tỏ cho Cô biết Cô cần có thú vui cho cuộc đời. Và như thế Cô bắt đầu cho phép mình được hưởng các thú vui sau khi trò chuyện với Elvis.
Hilda ngồi bình tĩnh, mỉm cười hoan lạc trong khi tôi tóm tắt lại những sự giải thích có thể có được. Khi tôi nói xong, tôi nhận thấy – gần như tự động – Hilda thở ra một hơi dài nhẹ nhỏm. Từ từ rồi mọi sự như qua đi, Hình như Cô đang đắm mình trong tình trạng nghỉ ngơi thoải mái và nhìn thẳng và mắt tôi. Tôi có cảm nghĩ Cô đang xâm nhập tôi. Như thể Cô đang đặt Cô trong hoàn cảnh của tôi. Rồi Cô trở lại bình thường và nhận xét câu trả lời của tôi về câu chuyện. Lời phê phán của Cô thật là khôn ngoan, hiểu biết và lanh lợi, tôi xin ghi nguyên văn:
“Raymond, Ông đã bỏ ra nhiều năm nghiên cứu các chứng nghiệm bất thường của một số người, nhưng chính Ông thì chưa có. Ðó là một thất bại. Hãy xem tôi. Tôi không bao giờ lưu ý đến việc đó mà nó lại đến với tôi. Hình như Ông xem có vẻ thèm thuồng và giận tôi. Ông cần phải tìm kiếm chính nơi Ông để tìm được nguồn cội. Ông sợ hãi đề cập đến những chuyện đó theo qui ước thông thường vì nghĩ rằng chuyện đó không thể xảy ra được. Ông cần phải cởi mở những phần khác của tư tưởng ông. Ông sẽ vui hơn khi làm như vậy.”
Tôi ngạc nhiên và cảm động về nhận xét của Cô. Rõ ràng là Cô đã hòa nhập vào lời nói và sắc diện của tôi mà chính tôi cũng không để ý đến. Dù gì khi Cô nhận xét về cảm nghĩ day dứt hay khao khát của tôi trong cuộc phỏng vấn với Cô là đúng.
Cuộc đàm thoại với Hilda cũng làm cho tôi lưu ý đến cái giới hạn trong phương pháp giải thích vấn đề siêu linh nếu đơn thuần dựa trên tính chất tâm lý của người có chứng nghiệm.Cũng có thể rằng trong một vài trường hợp chứng tỏ trạng huống của chứng nghiệm đã đưa đến sự đối nghịch không giải quyết được trong tư tưởng của người chứng nghiệm. Trong một vài trạng huống đem tâm lý mà giải thích của một chứng nghiệm bất thường có thể bắt nguồn từ những đối nghịch bất thường của tư tưởng người giải thích. Vì vậy nên nếu chối bỏ chứng nghiệm của một ngườì khác vì cho rằng nó phản ảnh những bối rối về tâm linh, dường như người đó bắt buộc cũng chối bỏ dự định của mình để giải thích chứng nghiệm nếu sự giải thích ấy phản ảnh bối rối tâm linh của chính mình.
Tỳ kheo Thích Tâm Quang trích dịch
http://tuvien.com