Những Chuyện Luân Hồi Hiện Đại – Chương I

3- BÀ SHAKUNTALA DEVI, MỘT NHÀ TOÁN HỌC ĐẠI TÀI

Tác Giả: Sylvia Cranston và Carey Williams

Bà Shakuntala Devi, Nhà Toán Học Thần Ðồng này đã được cả Quốc Tế công nhận và biết đến. Bà là người sanh trưởng tại Ấn Ðộ. Bà đã du hành qua nhiều nước trên thế giới và đã làm cho các nhà toán học sửng sốt ngỡ ngủng với tài năng xuất chúng của Bà.

Bà đã tìm được đáp số của các bài toán còn nhanh hơn cái máy điện tử tối tân nhất. Trong chuyến du hành sang nước Mỹ năm 1977, tài nghệ siêu việt của Bà đã được các báo chí ca ngợi. Bà đã được US National Standard trao giải thưởng Univac 1108 vì tính được 23 căn số của 201 con số trong 50 giây. Tên Bà đã được ghi trong cuốn Guiness Book of World Records (Cuốn Sách Ghi các Thành Tích Kỷ Lục Trên Thế Giới). Bà có thể tính nhanh hơn máy điện tử mà không phải chuẩn bị trước. Muốn được như Bà, máy điện tử cần phải có 13,466 chỉ dẫn và 4,883 dữ kiện. Nếu nói là may mắn, theo máy điện tử thì kết quả sự may mắn đó là 1 trong 598 triệu lần.

Tài năng của Bà đã được khám phá khi Bà mới lên 3 tuổi. Lúc ấy cha mẹ Bà thấy Bà có tài năng kỳ lạ về những con số nên đã đem Bà đến Học Viện Ðịa Phương để tìm hiểu. Trước mặt các vị Giáo Sư của Ðại Học Ðường Bengalore, Bà đã chứng tỏ tài năng phi thường qua những đáp số về Logarithms (Ðối Số) về căn số của con số phức tạp và về tổng số chỉ trong ít phút. Tên tuổi của Bà đả trở nên lừng lẫy. Học vấn của Bà chỉ ở mức trung bình nhưng Bà cho biết: “Tôi rất thích các con số và say mê các con số, mọi sự trên đời dù là nghệ thuật, khoa học hay triết lý, tất cả đều căn cứ trên những con số”. Khi còn nhỏ tuổi, tài năng phi thường của Bà được coi như thiên phú và Bà cứ tưởng rằng tất cả mọi người đều giống như Bà nghĩa là cũng có tài như Bà về toán học và Bà đã ngạc nhiên vô cùng khi thấy sự thực không phải như vậy.

Người ta đặt câu hỏi: Bà du lịch vòng quanh thế giới để phô trương tài năng của Bà mục đích để kiếm tiền phải không? Không phải như vậy.

Ngày 3 Tháng 1 Năm 1974, tờ báo Ottawa Citizen phỏng vấn Bà với tựa đề: “NGƯỜI ÐÀN BÀ TÍNH TOÁN GIỎI BẬC NHẤT TRÊN THẾ GIỚI”. Bà nói: “Tôi tin rằng những thành tích của loài người là quan trọng nhất, điều đó chứng tỏ con người vẫn còn siêu việt hơn máy móc. Thế giới còn chưa hiểu hết được khả năng của trí tuệ con người, nó vô cùng tận, tôi đã chứng tỏ cái khả năng ấy”.

Trong một cuộc phỏng vấn khác trên Ðài Vô Tuyến Truyền Hình tại Ottawa của chương trình “This Day” (Ngày Nay) để trả lời câu hỏi tại sao Bà lại có tài năng đặc biệt đó, Bà cho biết người Ấn Ðộ giải thích là bởi sự “LUÂN HỒI”, kiếp trước Bà ở Ai Cập. Ðiều không thể chối cãi là đã có rất nhiều các nhà toán học kỳ tài trên đất nước của các vị Pharaohs (Những nhà Vua nổi tiếng Ai Cập). Kim Tự Tháp Cheops (Một kỳ quan trên thế giới) với lối kiến trúc hoàn toàn dựa trên căn bản toán học phức tạp đến nỗi các điều tra viên, 1 thế kỷ qua đã cố nặn óc mà vẫn chưa tìm được hết mọi bí ẩn.

4- CÔ BÉ BLANCHE BATTISTA

Tác Giả: Sylvia Cranston và Carey Williams

Câu chuyện Luân Hồi này do Bác Sĩ người Anh Raynor Johnson điều tra và chính Bác Sĩ Johnson đã giới thiệu gia đình Battista với Mục Sư Tiến Sĩ Leslie Weatherhead, Cựu Chủ Tịch Hội Methodist Conference Anh tại Melbourne, Úc Ðại Lợi. Tiến Sĩ Weatherhead đã kể lại trong một bài thuyết giảng về đề tài: “Một Trường Hợp Luân Hồi”.

Ðại Úy Battista và vợ, đều là người Ý có sanh một người con gái tại La Mã và đặt tên là Blanche. Ðại Úy Battista có mướn một người vú em Thụy Sĩ nói tiếng Pháp tên Marie để trông nom Bé Blanche. Marie thỉnh thoảng dạy bộ Blanche bài hát ru con bằng tiếng Pháp. Bé Blanche rất thích bài này thường hát đi hát lại mỗi ngày nên thuộc lòng. Chẳng may Bé Blanche bị chết nên Marie phải trở về Thụy Sĩ.

Ðại Úy Battista viết: “Tiếng hát Ru con từ nay đã im bặt trong gia đình nhưng âm vang của nó vẫn nhắc nhỡ chúng tôi nỗi đau buồn về cái chết của đứa con nên chúng tôi cố tránh không nghĩ đến các kỷ niệm.”

Bé Blanche chết được 3 năm, người mẹ, Bà Signora Battista mang thai. Lúc thai được 4 tháng, Bà đã thấy một giấc mơ lạ lùng trong lúc nửa tỉnh nửa mê, Bà cả quyết thấy rõ ràng Bé Blanche hiện ra và nói với Bà bằng giọng quen thuộc như hồi nào: “Mẹ ơi con sẽ trở về với mẹ”. Rồi Bé Blanche biến mất. Ðại Úy Battista hoài nghi, nhưng đến tháng 2 năm 1906, vợ ông sanh một bộ gái và ông cũng đặt tên cho đứa con gái này là Blanche. Ðứa con mới sanh giống hệt như đứa con gái trước.

Chín năm sau cái chết của đứa con gái đầu, khi đứa thứ hai được 6 tuổi thì một việc bất ngờ đã xảy đến. Ðây là lời của ông:

“Trong khi tôi và vợ tôi đang ở trong phòng đọc sách kế cận phòng ngủ thì cả hai chúng tôi đều nghe thấy giọng hát ru con bằng tiếng Pháp vẳng ra từ phòng ngủ của đứa con gái chúng tôi đang ngủ. Lấy làm lạ chúng tôi liền vào xem thì thấy con gái chúng tôi đang ngồi trên giường và hát bài ru con với một giọng Pháp rất tự nhiên. Bài hát này chưa được ai trong chúng tôi dạy cho con gái cả. Vợ tôi hỏi con đang ca bài gì đó thì nó trả lời đang ca bài hát bằng tiếng Pháp. Tôi liền hỏi: “Ai dạy con bài hát hay vậy?” Nó đã trả lời: “Không ai dạy con cả, bài hát này đã có sẵn trong đầu óc của con”.

Blanche, người con gái Ý Ðại Lợi, khi luân hồi đã báo cho mẹ biết là sẽ trở lại và Blanche hãy còn nhớ bài hát bằng tiếng Pháp mà trước Blanche đã được Marie, người trông nom em dạy em ở tiền kiếp.

This entry was posted in Sách Truyện. Bookmark the permalink.