Để Trở Thành Người Phật Tử Chân Chánh

III. VẤN ĐỀ ĂN CHAY:

V ấn đề ăn uống trong đời sống con người là một trong những nhu cầu không thể thiếu, chính vì thế mà dân gian thường nói: “miếng ăn là miếng tồi tàn, mất đi một miếng lộn gan lên đầu“. Thật vậy con người sống trong xã hội tranh đấu giành với nhau cũng chỉ vì ăn mà ra. Đạo Phật không phủ định sự ăn cho nên trong kinh đức Phật cũng khẳng định:” cơ thể do ăn mà tồn tại, do ăn mà phát triển “, chính vì lẽ đó mà con người tạo biết bao là sát nghiệp cũng chỉ vì phục vụ cho thân mình, lúc còn là một Thái tử có lần Ngài than:” sự sống, sống bằng sự chết “. Qua đó chúng ta thấy rằng người Phật tử không phải ăn chay vì “ăn kiên“,hay ăn đểđổi món ăn cho ngon miệng mà là một phương pháp tu tập quan trọng mà người thực hiện sẽ có lợi ích cho bản thân cho gia đình và cho cộng đồng xã hội.

1) Một số quan điểm & lợi ích củaviệc ăn chay:

Trong Phật giáo truyền thống ăn chay được phát xuất vào lúc nào? Thời kỳ Đức Phật còn tại thế ăn chay hay ăn mặn (? ) đó là những thắc mắc của nhiều Phật tử tại gia khi nghe hoặc thấy trong Phật giáo tại sao có nhiều quan điểm và biểu hiện về ăn uống không đồng nhau?. Ở nội dung của bài nầy chúng tôi chỉ đề cập đến quan điểm lập trường ăn chay như là một phương pháp tu tập không thể thiếu được đối với người Phật tử tại gia. Về mặt quan điểm chúng ta không phê phán mà chỉ dẫn chứᮧ?những kinh điển của hai hệ tư tưỡng Phật giáo, nhằm giúp cho người Phật tử nhìn đúng đắn hơn về ăn chay hầu khẳng định lập trường tu tập của mình va xem đây là dịp cho người con Phật nuôi dưỡng lòng từ và tránh được nhân quả nghiệp báo trong hiện tại cũng như tương lai, dựa trên nền tảng của lời Phật dạy qua hai bộ phái chính là Nguyên Thủy và Đại thưà Phật giáo làm cứ liệu về thuyết ăn chay của Đạo Phật.

a/ Quan điểm của Phật giáo Nguyên thủy:

P hật giáo Nguyên thủy cho rằng chính đức Phật cũng không đặt thành vấn đều ăn chay là tiêu chí hàng đầu vì sự giải thoát không phải do ăn chay mà được; ăn là để có sức khoẻ để hành đạo là chính vì thế quan niệm ăn chay không có mặt trong thời kỳ đầu của Phật giáo.

Tất cả chư Tăng Phật giáo Nam tông ở nhiều quốc gia như: Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Campuchia, Lào … một số nước tu theo Phật giáo Nam tông và một số tu sĩ tu theo PG Nam tông Việt Nam vẫn giữ truyền thống nầy. Quan niệm của Phật giáo Nguyên thủy cho rằng, bản thân họ không sát sanh, không khích lệ người khác sát sanh, không tùy hỷ sự sát sanh và vì thế không phạm giới sát sanh. Có lần Đề Bà Đạt Đa đến thỉnh cầu Đức Phật ban hành cấm các vị Tỳ Kheo không được ăn thịt cá, Đức Phật không chấp nhận Ngài nói: “Sự ăn thịt cá có thể coi như trong sạch với ba trường hợp ( tam tịnh nhục): người ăn không thấy, không nghe, không có lòng hoài nghi rằng con vật bị giết riêng cho mình“; trong một đoạn kinh Amagandha Đức Phật nói với Jivaka:” phẩm hạnh xấu xa của người làm tội bằng nhiều cách khác nhau, còn tệ hại hơn là ăn thịt cá nhiều “.

Trong Tiểu thừa Phật giáo tư tưởng luận của Kimura Taiken có dẫn một đoạn kinh A Hàm: ” Tôi muốn sống, không muốn chết, muốn được sung sướng không muốn đau khổ. Nếu có kẻ nào cướp đi sự sống của tôi, tôi có vui vẻ không?. Nếu tôi không vui vẻ, thì kẻ khác cũng không vui vẻ khi tôi cướp đi của họ sự sống và sự sung sướng ấy. Không những thế phàm cái gì mình không ưa thích thì kẻ khác cũng không thích…

Qua những trích dẫn nêu trên chúng ta thấy rằng Phật giáo Nguyên Thủy cho rằng sự bất tịnh của con người không phải do ăn, mà nó chính là lòng tham lam, sân hận, si mê, gian xảo, kiêu căng, tật đố….tạo thành ác nghiệp. Chính vì quan niệm như vậy cho nên việc ăn chay hay ăm mặn là không bắt buộc, vì Đức Phật và đệ tử của Ngài theo truyền thống sống vào sự khất thực ăn để mà sống chứ không phải sống để ăn“.

b/ Quan điểm của Phật giáo Đại thừa:

Trái với những quan niệm trên Phật giáo Bắc tông cho rằng người Phật tử là người nuôi dưỡng lòng từ thì không vì một lý do gì mà không thực hiện tinh thần từ bi của Phật trong đời sống.

Về lịch sử:

– Việc ăn chay sau khi Phật nhập Niết đạo Phật phát triển về phương Bắc và phát triển mạnh vào thời điểm 274 – 232 ( khoảng thế kỷ 13 trước Tây lịch) vào thời đại Asoka (A Dục Vương ), một vị Hoàng đế Phật tử ăn chay trường và khuyến khích mọi người ăn chay, nhà Vua còn ra lệnh cấm mọi hành động giết thú vật để tế lễ thần linh, việc săn bắn trong rừng, dưới sông đều bị cấm. Ngài xây dựng nhiều bia đá ghi khắc giới luật và lời Phật dạy, trong một bia đá có ghi “Không nên lấy sự sống nuôi sự sống. Cho đến rơm rạ, nếu còn côn trùng trong ấy, cũng không nên đốt “.

– Khi Phật giáo du nhập vào đất nước Trung Hoa dưới triều đại nhà Lương (502-594 trước Tây lịch), triều đình đã ban hành lệnh cấm tất cả các thức ăn thịt cá tổ chức tại các buổi tiệc trong hoàng cung và yêu cầu dân chúng ăn chay, Nhà vua cũng cấm việc giết thú vật tế lễ thần linh trong Đạo giáo( Lão giáo), cấm không được dùng những con vật như tắc kè, rắn, hổ …làm thuốc. Đến triều đại nhà Đường việc ăn chay càng được triều đình cổ vũ , mãi đến triều Minh có Hoà Thượng Vân Thê – Châu Hoằng (1565-1615) là vị xiển dương việc ăn chay một cách mạnh mẽ, không những khuyên ăn chay mà còn khuyến khích mọi người nên phóng sanh.

Về Kinh Đại thừa:

Trong Kinh điển của Phật giáo Đại thừa rải rác nhiều đoạn Đức Phật nói đến việc cấm ăn thịt :

– Kinh Lăng già (Lankavatara) “Có thể có một số tín đồ của Ta còn mê muội sau khi Ta nhập diệt, không biết lời dạy và sự dạy của ta vá có thể kết luận sai lầm rằng; Ta cho phép họ ăn thịt và chính Ta cũng ăn thịt . Điều nầy hẳn là sai lầm. làm sao những người đang an trú trong tâm từ bi, tu tập khổ hạnh và cố gắng theo con đường Đại thưà, lại có thể bảo những người khác ăn thịt thú vật?. Qủa thực Ta đã từng đưa ra những qui định về sự ăn, chứ không qui định về sự ăn thịt…“.

– Kinh Lăng Nghiêm : “Người tu chánh định cốt ra khỏi trần lao, nếu tâm sát hại chẳng trừ, thì chẳng thể ra khỏi, dẫu có nhiều trí hiện tiền, mà chẳng dứt sát hại ắt phải lạt vào đạo qủy thần …Các loài qủy thần kia cũng có đồ chúng, mỗi mỗi đều xưng đã thành đạo vô thượng,sau khi ta diệt độ,trong đời mạt pháp, loại qủy thần nầy sôi nổi trên thế gian, tự nói ăn thịt cũng đạt được đạo Bồ Đề.…”.

– Kinh Niết Bàn: “Này Ca Diếp, bắt đầu từ ngày nay trở đi , Như Lai không cho phép hàng Thanh văn ăn thịt, nếu đàn việt đem đến dâng cúng phải xem thịt ấy như con thịt mình.Như Lai cấm tất cả các đệ tử không được ăn bất cứ thịt gì.

– Trong đoạn kinh khác, một hôm Ngài A Nan bạch Phật:

– “Bạch đức Thế tôn, tại sao trước kia Phật cho các đệ tử ăn tam tịnh nhụcmà nay Ngài lại cấm không được ăn thịt?”.

– Đức Phật nói: “Vì trình độ các ông trong buổi sơ cơ còn thấp kém, chưa có thể lãnh thọ …đến nay trình độ các ông đã cao nên ta cấm tuyệt đối ăn thịt cá “.

c/ Q uan điểm ăn chay của người Tây Phương:

Hiện nay trên thế giới có hai chế độ ăn uống: một chế độ ăn thực phẩm với rau đậu, ngũ cốc mà người Đông phương cho rằng đó là ăn chay, còn một chế độ khác là ăn cá thịt và các thức ăn biến chế từ cá thịt, các động vật. Khoa học đã có những công trình nghiên cứu cho rằng các loại bệnh như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, một số bệnh ung thư là do ăn nhiều thịt động vật, các chất bơ, sửa. So sánh hai chế độ ăn uống nêu trên thì chế độ ăn thực phẩm rau, đậu có nhiều sức khoẻ, ít bệnh tật hơn ăn thịt cá. Điều nầy đã chứng minh cho chúng ta thấy nạn thịt bò điên tại Anh năm 1998 và thịt gà tại Hồng Kông năm 1999, tạo nên sự khủng hoảng kéo dài cho đến ngày nay vẫn còn là một sự ám ảnh cho nhiều quốc gia trên thế giới, nhập khẩu các loại thịt nầy. Bà Linda Gilbert Chủ tịch Tổng giám đốc công ty Heath Focus( Tư vấn và tiếp thị ) ở Mỹ phát biểu: ” Hình như chủ nghĩa ăn chay đang tràn ngập các quầy hàng heath food và đang trên đường đi vào các dòng sinh hoạt chính của đời sống người dân Mỹ ” và bà kết luận : ” Chiều hướng giảm thiểu hoặc chấm dứt ăn thịt sẽ tiếp tục “. Trên thế giới ngày nay vấn đề môi trường sinh thái và các Hội bảo vệ động vật hoang dã có khuynh hướng càng ngày càng nhiều, chứng tỏ tinh thần tôn trọng sự sống của người Tây phương có chiều hướng phát triển; Bác sĩ Albert Schweitzer, người đoạt giải Nobel về hoà bình đã nói: ” không giết sinh vật kể cả côn trùng, không ăn bất cứ cái gì mà trước kia đã từng có sự sống”

2) Lợi ích của sự ăn chay:

Ăn chay ngoài ý nghĩa là một phương pháp tu tập nó còn ảnh hưởng về mặt đời sống, dưới đây là bản so sánh của Bác sĩ Lê văn CầmTâm Chánh ( Pháp) chúng tôi trích từ quyển “Quan điểm về ăn chay của đạo Phật” do Tâm Diệu biên soạn nhằm giúp qúi Phật tử so sánh trên cơ sở khoa học :

BẢNG SO SÁNH TÍNH THEO 100 GRAM MÓN ĂN

Chất đạm Chất béo Chất ngọt Chất vôi Chất sắt
Trứng gà trứng vịtThịt bò

Cá chiên hay nướng

Thịt gà nướng

Sữa tươi

Gạo lức

Gạo trắng

Trái chanh

Trái xoài

Trái cam

Đậu phụng rang

Đường trắng

Củ cải đỏ

Cải bắp

Rau dền tươi

Đậu trắng lớn hột

Đậu nành

Khoai lang tây

Khoai lang ta nướng

Cà chua tươi

12,818,6

24,0

 

22,1

3,2

7,7

7,7

0,7

26,7

1,2

1,4

2,3

21,8

43,0

2

1,9

1

11,6

16,0

12,5

 

3,9

3,6

1,7

0,3

0,2

44,2

0,3

0,2

0,3

1,7

2

0,1

0,7

0,3

0,8

 

 

4,7

77,7

79,4

13,3

17,2

10,1

23,4

99,5

9,3

5,3

3,2

62,0

19

19,1

27,9

4

0,0620,007

0,026

0,013

0,110

0,066

0,010

0,022

0,005

0,019

0,067

0,045

0,046

0,147

0,102

0,013

0,020

0,010

2,908,70

1,32

3,32

0,20

2

0,90

0,60

0,30

0,20

2

0,62

0,43

2,55

10

8,51

1,02

0,80

0,44

Trên bảng này số trong 4 cột đầu chỉ về Gram. Số trong cột “sắt” chỉ về Miligram. Số trong cột sinh tố chỉ về đơn vị quốc tế

– Chất đạm thường có nhiều trong đậu nành, đậu phộng, thịt, cá…

– Chất béo thường có nhiều trong dầu, mỡ, bơ (Le beurre)…

– Chất ngọt thường có nhiều trong đường, mía, các thứ trái cây chín, các loại bánh ngọt hay kẹo, mứt hoặc cà-rem…

Hơn nữa, chúng ta còn thấy các chất vôi, chất sắt cũng như các sinh tố A, B, C, D, E, F… và nước nữa.

Cho nên, chúng ta ăn uống hằng ngày phải lựa chọn thế nào cho có đầy đủ chất bổ để nuôi cơ thể, thông thường thân thể con người cân nặng khoảng 55 đến 75 kg, thì phải có từ 2.000 đến 3.000 mới đủ số nhiệt lượng (calories). Ví như một người cân nặng 60 kg, thì phải cần dùng 60 grammes chất đạm, 360 grammes chất ngọt và 60 grammes chất béo. Bởi vì, các nhà khoa học đã chứng minh được là 1 gramme chất béo sanh được 9 đơn vị nhiệt lượng. Do vậy, chúng ta dùng những thực phẩm kể trên, sẽ có được đơn vị nhiệt lượng như sau :

60 gr. chất đạm x 4 = 240

360 gr. chất ngọt x 4 = 1.440

60 gr. chất béo x 9 = 540

____________

Cộng chung = 2.220

Qua bản so sánh nêu trên ăn chay sẽ có những lợi ích như sau:

-Tránh được các bệnh tật do các động vật mang lại qua ăn mà phát sinh, như cổ nhân thường nói:

“Họa tùng khẩu xuất, bệnh tùng khẩu nhập” (họa do miệng mà ra, bệnh do miệng mà vào) thân thể được khoẻ mạnh.

– Nuôi dưỡng tinh thần từ bi trong mỗi con người, chính nhờ ăn chay mà các ác pháp không phát sinh tinh thần được nhẹ nhàng trong sạch.

This entry was posted in Bài Giảng, Phật Giáo. Bookmark the permalink.