Để Trở Thành Người Phật Tử Chân Chánh

B. BỒN PHẬN & TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ TẠI GIA:

I. KHÁI QUÁT BỒN PHẬN & TRÁCH NHIỆM:

Bất cứ người nào sống trong xã hội đều phải có trách nhiệm và bổn phận tùy theo môi trường và hoàn cảnh của từng cá nhân mà bổn phận và trách nhiệm được thể hiện một cách khác nhau.Người dân có bổn phận đối với quốc gia,vợ có bổn phận trách nhiệm với chồng và ngược lại, cha mẹ có bổn phận và trách nhiệm đối với con cái và ngược lại. Một gia đình thực sự có hạnh phúc yên vui không thể không có nghiã vụ trách nhiệm của những thành viên trong gia đình. Một quốc gia có những công dân làm rạng danh cho tổ quốc là nhờ vào sự đóng góp của công dân đó có lòng yêu đất nước thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình một cách thiết thực. Một nhà xã hội học đã nói: ” Thân ta là một phần tử trong xã hội,vậy mỗi việc của ta làm cũng phải giúp được sự sinh hoạt của xã hội “. Đối với người con Phật là một phần tử trong gia đình, quốc gia, xã hội thì trách nhiệm và bổn phận lại càng đặt cho người Phật tử, nhằm thể hiện tinh thần của đạo Phật đi vào cuộc đời, thực sự có ích cho cuộc đời.

1) Bổn phận người Phật tử tại gia là gì?

a/ Bổn phận & trách nhiệm đối với͊ tự thân:

Người Phật tử là người biết tu tập học hạnh giải thóat cho chính mình vì thế cho nên người Phật tử chân chính là người biết tu sửa tự thân không bị các thế lực hoàn cảnh sai sử lôi kéo và không thể nào mặc cho dòng đời trôi chảy, như lục bình sáng trôi lên, chiều trôi xuống, như người cưỡi ngựa không điều khiển được ngựa để nó tự đi đâu thì đi. Chúng ta phải chiụ trách nhiệm những gì mình đã làm: “Con người luôn luôn đối diện với chính mình và đứng trước sự cố gắng tìm hiểu, thực hành để tiến tới chỗ hoàn thiện, đem lại sự thăng bằng và giải thoát “. Đây là lý tưởng nhằm xác định lập trường trong tinh thần tu tập của người con Phật về đời sống của tự thân điều nầy trong Kinh Đại Niết Bàn đức Phật đã dạy: “Các người hãy cương quyết chú định vào chân lý. Các người hãy lấy chân lý làm ngọn đuốc là hòn đảo nương thân cho chính mình“.

Trong hoàn cảnh xã hội ngày nay, khả năng kiểm soát mình của con người trở nên mong manh vì bị kẹt trong hệ lụy kinh tế xã hội… và các sự ràng buộc khác trong đời sống, muốn thoát ra khỏi vòng đời cả một sự khó khăn vô vàn, mà người thiếu ý chí, khó có thể làm được. Người Phật tử là người phải xây dựng cho mình một ý chí và nghị lực mạnh mẽ, sống trong môi trường xã hội nhưng luôn luôn tu dưỡng tự thân để hoàn thiện bản thân có an lạc, khác với người không hiểu đạo: ” Con người tự đổi mới hay đúng hơn con người luôn luôn tự mình đổi mới lại mình trong tất cả thời “. Đó chính là nhiệm vụ trách nhiệm của người Phật tử xây dựng bản thân và tạo cho một gia đình có hạnh phúc như trong kinh Pháp Cú: ” Hết ngày này qua ngày khác,hết giờ nọ sang giờ kia, người thợ vàng phải công phu thế nào mới lọc được vàng ròng thì người muốn cho thân tâm mình trở nên trở nên trong sạch cũng phải cố gắng khó nhọc rèn luyện như theᠦquot;

b/ Bổn phận & trách nhiệm đối với gia đình:

Người Phật tử tại gia là người thực hiện tinh thần ứng dụng giáo lý đạo Phật trong đời sống xã hội, cho nên phải tạo lập gia đình có hạnh phúc. Chúng ta biết rằng gia đình là tế bào của xã hội, là tổ ấm của con người, nó là môi trường tốt để xây dựng tình cảm yêu thương và hiểu biết . Xây dựng một gia đình hạnh phúc tức là chúng ta đã tạo cho con người có một trái tim biết yêu thương và trách nhiệm. Có biết bao gia đình không còn là “tổ ấm” mà trở thành địa ngục trần gian vì thiếu chất liệu bổn phận trách nhiệm của tình yêu thương và hiểu biết. Ở đây chúng tôi dựa vào Kinh Thiệ⮠- Sanh .

c/ Bổn phận của cha mẹ đối với con cái:

Trong kinh Đại Bảo tích Đức Phật dạy: ” Đã là cha mẹ, ai cũng muốn đem lại sự lợi ích cho con cái,cho nên cha mẹ hay làm những việc khó làm, hay nhẫn những điều khó nhẫn ” .Vì vậy cha mẹ phải có 5 nghĩa vụ đối với con cái:

a/ Phải giáo dục con cái tránh dữ làm lành, để trở nên người có đức hạnh.

b/ Phải khuyên con cái gần ngưòi tốt xa người xấu, nên làm bạn với người hiền có trí thức.

c/ Phải thương yêu,hiểu biết con cái, giúp đỡ tạo điều kiện cho con ăn học ,nên chia sẻ và an ủi với con những điều khó khăn trong cuộc sống.

d/ Phải dự hướng, việc hôn nhân cho con cái.

e/ Phải cho con tham gia việc gia đình, góp phần xây dựﮧ hạnh phúc

d/ Bổn phận của con cái đối với cha mẹ:

Trong Kinh Tâm Địa Quán Đức Phật dạy:

Non Thái ơn cha mới sánh bằng
Biển sâu là đức mẹ hiền nay
Dù trong một kiếp ta lưu lại
Nói đến công kia khó hết tầy.

Cho nên làm con đối với cha mẹ phải có 5 điều :

a/ Làm con phải hiếu thảo đối cha mẹ như tục ngữ ông cha ta thưòng dạy:

Nếu mình hiếu với mẹ cha,
Thì con cũng hiếu với ta khác gì,
Nếu mình ăn ở vô nghì,
Dừng mong con hiếu làm gì uổng công.

b/ Bổn phận làm con khi làm việc gì cũng phải trao đổi ý kiến với cha mẹ .

c/ Bổn phận làm con phải gánh vác trách nhiệm gia đình ,không chống đối với cha mẹ.

d/ Phải biết chia xẻ những khó khăn của cha me,áo đáp công ơn cha mẹ khi còn hiện tiền.

e/ Khi cha mẹ đau ốm làm con phải biết săn sóc,lo lắng thuốc thang điều trị.

e/ Bổn phận người chồng đối với vợ:

Người chồng là trụ cột trong gia đình, làm chồng là phải biết thương yêu vợ, chính lòng yêu thương vợ là động lực gia đình có hạnh phúc, trên thuận dưới hoà.Vì thế cho nên trong Kinh Trường A Hàm Đức Phật dạy làm chồng đối với vợ phải có 5 điều:

a/ Khi vợ đi hay lúc trở về, người chồng phải biết đưa đón, lấy lễ mà đối với nhau.

Một nhà tâm lý học đã nói: ” Một tình yêu đầm thắm trong một lễ độ, tất nhiên sẽ là một gia đình hoà hợp, vui vẻ và vĩnh cửu. Một tình yêu chỉ hướng về sự thỏa mãn nhục dục một cách sỗ sàng trên bọc trong dâu tất nhiên không tránh khỏi nửa đường đứt gánh…”.

b/ Phải sống có nề nếp, đừng vì mình làm khổ vợ con phải hầu hạ cơm dâng nước rót.

c/ Phải biết săn sóc vợ, mua sắm áo quần trang sức tùy theo hoàn cảnh của gia đình.

d/ Phải tin cậy giao công việc quản lý gia đình cho vợ.

e/ Không được một dạ hai lòng làm cho vợ buồn phiền sầu não.

f/ Bổn phận người vợ đối với chồng:

Trong Kinh Tịnh Hạnh Pháp Môn đức Phật dạy: ” Cúng dường cha mẹ, lo lắng cho chồng(vợ), chăm môn con cái cũng được gọi là tịnh hạnh“.Ở đây người vợ là người ” nội tướng ” trong gia đình, giá trị của người vợ trong gia dình và xã hội không phải là sự thấp kém như một số người quan niệm, mà nó có vị trí quan trọng trong việc xây dựng một gia đình có hạnh phúc. Chính vì vậy Đức Phật đề cập 5 việc mà bổn phận làm vợ phải thực hiện:

a/ Người vợ phải biết kính yêu chồng, chăm lo cho chồng khi đi cũng như khi về.

b/ Phải biết tạo hạnh phúc gia đình bằng những bữa cơm đầm ấm khi chồng về.

c/ Người vợ phải mềm mỏng, thủy chung giử gìn tiết hạnh, không có tính lẳng lơ.

d/ Lúc chồng nóng giận,không nên tạo thêm bất hoà mà phải biết :khi dùn khi thẳng như Ca dao ta thường nói: “chồng giận thì vợ bớt lời, cơm xôi bớt lữa, có đời nào khê.

g/ Bổn phận đối với họ hàng, thân thuộc:

Kinh Vô Lượng Thọ nói: “… Anh em, họ hàng trong ngoài của gia đình, nên kính nhau đừng nên ganh ghét nhau… Lời nói và sắc mặc thường hoà nhã không nên chống đối nhau...” Vì nhận thức sinh mạng con người có mặt trên cuộc đời là do sự tiếp nối không ngừng, trong nguồn gốc nhân chủng. Cùng nguồn gốc là cùng huyết thống trong hệ thống gia đình nội ngoại mà chúng ta gọi là “gia tộc”, tức là anh chị em, chú bác, cô dì…Đối sử với nhau cho phải đạo là chúng ta thể hiện đạo lý làm người. Trong Kinh Thiện Sanh đề cập đến 5 điều đối với quyến thuộc:

a/ Khi dòng họ có những điều bất trắc:máu chảuột mền” chúng ta phải biết thương xót. Phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn.

b/ Khi thấy trong thân tộc có những người làm điều không hợp đạo lý chúng ta phải dùng cách khuyên nhắc.

c/ Những điều bí mật riêng tư của người trong họ hàng chúng ta phải biết bảo vệ. Đó là tinh thần vì danh dự chung : Xấu lá xấu nem,xấu em xấu chị.

d/ Bà con quyến thuộc phải tới lui thăm viếng, để tạo mối thân tình cốt nhục.

e/ Phải biết chia sẻ,giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn thiếu hụt.

h/ Bổn phận đối với Chư Tăng Ni :

Tăng(Ni) Bảo là một trong ba ngôi báu đồng thời cũng là một trong “bốn ân” của người con Phật tại gia lẫn xuất gia, vì thế cho nên để trở thành người Phật tử chân chánh điều kiện trước tiên thực hiện những điều kiện phải có nhằm giúp cho người Phật tử hiểu đạo,khác với người không hiểu đạo.Điều nầy cácvị Tổ Sư thường dạy khi bước chân vào chùa “Tiên bái trụ trì, hậu bái Thích ca“( trước nhất phải lễ vị trụ trì sau mớ᩠?ạy Đức Phật Thích Ca).

a/ Khi vào Chùa “kính Phật phải biết trọng Tăng”, thân cận các bậc Minh sư, những thiện hữu trí thức như lời cổ đức thường dạy: “bạn lành nương cậy, thầy tà lánh xa”.

b/ Phải cung kính theo sự hướng dẫn của các vị minh sư, thiện hữu trí thức.

c/ Phải biết áp dụng pháp vào đời sống tu tập để có an lạc

d/ Đến chùa là cầu học, cho nên chư Tăng là người có thể giúp cho chúng ta hiểu thêm những điều chưa biết về giáo pháp .

e/ Phải chọn cho mình một Pháp môn thích hợp với căn cơ trình độ của chính mình.

Kết Luận: Trong tổ chức của Phật giáo bao gồm tứ chúng (bốn chúng): 2 chúng xuất gia(Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni) và 2 chúng tại gia ( Thiện nam và Tín nữ hay còn gọi là Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di). Chúng xuất gia có bổn phận thực hành giáo pháp truyền dạy hướng dẫn cho chúng tại gia. Chúng tại gia gần gủi chúng xuất gia học tập giáo pháp ủng hộ tứ sự ( y phục, ngọa cụ, thực phẩm, y dược) cho chúng xuất gia có điều kiện tu hành. Tất cả bốn chúng đều là đệ tử Phật đi theo con đường Phật dạy. Tuy nhiên do hoàn cảnh và điều kiện tu tập học hạnh giải thoát của người tại gia còn mang nặng gánh gia đình và xã hội. Nguyên tắc giáo dục của Đức Phật là tuỳ theo trình độ, căn cơ và hoàn cảnh mà pháp dạy có khác nhau mà có sự sai biệt, điều nầy có lần một vị cư sĩ Trưởng thôn Asibandhakaputta hỏi Phật : ” Bạch Đức Thế Tôn vì sao với một số người Phật thuyết pháp trọn vẹn, còn đối với một số người, Phật thuyết Pháp không hòan toàn trọn vẹn? “.

Đức Phật trả lời: ” Ví như ba thửa ruộng tốt, trung bình và một thửa xấu .Với ba thửa ruộng ấy, người nông dân sẽ gieo trồng thửa ruộng tốt trước tiên, sau đó đến thửa trung và sau hết mới gieo thửa xấu. Cũng thế, Thế Tôn đối với hàng xuất gia xem như thửa ruộng tốt,đối với tại gia là thửa ruộng trung bình v à cuối cùng là với hàng ngoại đạo là thưả ruộng xấu. Tất cả ba hạng người kể trên đều được Thế tôn thứ tự giáo hóa với đầy đủ thiện Pháp,với đầy đủ giáo lý giải thoát,vì cả ba nương tựa Thế tôn như ánh sáng,như là nơi ẩn trú ,nơi che chở” (TươngƯng bộ kinh IV Tr.315) . Qua đó người Phật tử chân chánh là người biết sống đúng, sống hợp, sống có ích cho mình cho mọi người.

Thích Thiện Bảo – Email: quang-khanh@hcm.vnn.vn

http://buddhahome.net/phatphap/tongquat/phattuchanchanh.htm

_________________

Tài liệu tham khảo:

-Nguyên Thủy Phật giáo Tư tưởng luận của Kimura Taiken-Thích Quảng Độ dịch, Khuông Việt ấn hành 1971.

-Phật học Phổ Thông quyển nhất Thành Hội PG TP. HCM ấn hành 1997.

-Phật học khái luận -Thích Chơn Thiện-Ban giáo dục Tăng Ni ấn hành 1993.

-Đạo Phật với con người-Thích Tâm Châu -NXB Tâm Quang 1964.

-Khoá Hư lục giảng giải-Thích Thanh Từ- TV Thường Chiếu ấn hành-1996.

-Quan điểm về ăn chay của Đạo Phật -Tâm Diệu biên soạn.

-Người Phật tử Chân chánh-Phúc Trung biên soạn.

This entry was posted in Bài Giảng, Phật Giáo. Bookmark the permalink.