Hổ Phách

Một miếng hổ phách bao quanh xác một côn trùng

Hổ phách, có khi được gọi là huyết phách, minh phách, hồng tùng chi, tên khoa học là succinum, là nhựa đã hóa đá của các loài cây có lá hình chóp (conifer) từ xa xưa 40-50 triệu năm, chủ yếu là nhựa loài thông cổ Pityoxylon succinifer Kauss nay đã tuyệt chủng. Một lượng lớn Hổ phách trên thế giới được tìm thấy dọc theo bờ biển Baltic (Baltic Sea-Northern Europe).

Các phân tích cho thấy hổ phách có công thức cấu tạo là C40H64O4, viết gọn là (C10H16O)4. Hổ phách thường gặp dưới dạng khối nhựa cứng hoặc dạng nhũ đá với các khối to nhỏ không đều nhau, nhìn trong suốt với màu rất đẹp; một số trường hợp còn thấy rõ trong mảnh hổ phách chứa các động vật hóa thạch nguyên vẹn. Đem đun nóng, hổ phách tỏa mùi hương dễ chịu.Người ta còn biết Hổ phách qua khả năng có vẻ huyền bí của nó như chữa được một số bịnh tật và đem lại may mắn cho người đeo hay mang nó. Người Trung Quốc thì cho rằng nó đem lại một sự can đảm hay lòng dũng cảm, người A-Rạp (Egyptians) thì coi nó như là một loại bùa hộ mạng có khả năng siêu nhiên, Người Hy-Lạp (Greeks) thì tin rằng Hổ phách là những giọt nước mắt của Thượng đế… Ngày nay người ta lại tin rằng Hổ phách có ảnh hương tích cực đến sức khỏe của con người, đặc biệt là cho những vùng cổ họng, tim mạch và lá mía; Những bà mẹ thì cho ràng nó làm êm dịu những cơn đau vì mọc răng của trẻ con. Ngoài ra Hổ phách còn được coi như một loại bùa hộ mạng đem lại sự may mắn. Có thể tìm hiểu thêm về Hổ phách ở trang nhà chuyên nghiên cứu về Hổ phách: http://www.emporia.edu/earthsci/amber/amber.htm.

CHÚ Ý: Hổ phách là một loại nhựa cây hóa đá cho nên phải thiệt cẩn thận trong việc lau chùi, chỉ được lau chùi nhẹ nhẹ bằng vải mềm và mịn có thể dùng nước ấm có chút xà bông. Nhứt là phải tránh không đươc dính các chất có tính hòa tan mạnh như thuốc rửa móng tay, nước hoa hay các loại xăng dầu..


World of Amber ( by Susie Ward Aber, Emporia State University Emporia, Kansas, USA )

Million years ago large stands of forests in some parts of the world began to seep globs of sticky resin! This aromatic resin oozed down the sides of trees, as well as filling internal fissures, trapping debris, such as seeds, leaves, feathers and insects. As geologic time progressed the forests were buried and the resin hardened into a soft, warm, golden gem, known as amber. Amber is the fossilized resin of ancient trees which forms through a natural polymerization of the original organic compounds. Most of the world’s amber is in the range of 30-90 million years old.

Amber is known to mineralogists as succinite, from the Latin succinum, which means amber. Heating amber will soften it and eventually it will burn, a fact that has given rise to the name of bernstein, by which the Germans know amber. Rubbing amber with a cloth will make it electric, attracting bits of paper. The Greek name for amber is elektron, or the origin of our word electricity. Amber is a poor conductor of heat and feels warm to the touch (minerals feel cool). The modern name for amber is thought to come from the Arabic word, amber, meaning ambergris. Ambergris is the waxy aromatic substance created in the intestines of sperm whales. The substance is related to cholesterol and is formed to protect the sperm whale from the sharp beaks and stings of its major food source, the giant squid. Ambergris was used to make perfumes. Ambergris and amber are only related by the fact that both wash up on beaches.

Amber studies are truly interdisciplinary. Geologists and paleontologists are interested in amber because it is a fossil, evidence of prehistoric life. Archeologists look at trade routes and the barter view of amber. Organic chemists investigate the physical and chemical properties. Botanists and entomologists examine the botanical sources of amber and embalmed insects and debris. Poets, writers, and artists look to amber for sunny inspirations. Gemologists and jewelers desire amber for its beauty and rarity. Curators and conservationists preserve and archive amber.

Căn phòng hổ phách

Căn phòng hổ phách trước Đệ nhị thế chiến

Căn phòng hổ phách là quà của vua nước Phổ Friedrich Wilhelm I tặng cho Nga hoàng Peter Đại đế trong năm 1716. Căn phòng này được kiến trúc sư và nhà điêu khắc Andreas Schlüter phác thảo.

Từ năm 1701 cho đến năm 1709 căn phòng này được các thợ cả về hổ phách là Gottfried Wolffram, Ernst Schacht và Gottfried Turau làm tại Danzig (thành phố Gdansk ngày nay của Ba Lan) và Königsberg (thành phố Kaliningrad ngày nay của Nga), sau đó được lắp đặt trong lâu đài Charlottenburg (Đức). Tường của căn phòng được dát toàn bộ bằng hổ phách và cũng còn được gọi là “kỳ quan thứ tám của thế giới”. Nga hoàng Peter rất ngưỡng mộ căn phòng này, sau khi được tặng ông đã cho người mang về Sankt-Peterburg (Nga). Căn phòng sau đó được lắp đặt trong Cung điện mùa đông (Viện bảo tàng Hermitage). Nữ hoàng Yekaterina II (tiếng Anh: Catherine II) đã mang căn phòng này về Cung điện Yekaterina gần thành phố Pushkin, phía nam của Sankt-Peterburg.

Căn phòng hổ phách bị Đức Quốc xã cướp đi trong Đệ nhị thế chiến và biến mất sau đó. Số phận của căn phòng hổ phách cho tới nay vẫn còn là một bí mật và việc tìm kiếm căn phòng này là một trong những công cuộc tìm kiếm kho báu lớn nhất thế giới.

Số phận trong Đệ nhị thế chiến

Trong Đệ nhị thế chiến, căn phòng hổ phách được quân đội Đức tháo dỡ và đóng gói. Vào ngày 14 tháng 10 năm 1941, dưới sự chỉ huy của Rittmeister Graf Solms-Laubach, 27 kiện chứa căn phòng được di chuyển về Königsberg. Việc tháo dỡ kéo dài 36 tiếng được thực hiện dưới sự giám sát của 2 chuyên gia. Vào ngày 13 tháng 11 năm 1941 tờ báo Königsberger Allgemeine Zeitung đã tường thuật chi tiết về việc trưng bày nhiều phần của căn phòng hổ phách trong lâu đài Königsberg.

Trong đêm 26 rạng ngày 27 tháng 8 năm 1944 lâu đài Königsberg bị bỏ bom tàn phá. Khi quân đội Xô viết chiếm thành phố Königsberg vào tháng 4 năm 1945 thì căn phòng hổ phách đã biến mất.
Căn phòng hổ phách ở đâu?

Một phần của căn phòng hổ phách được tái thiết

Cho đến nay có đến hơn 100 giả thuyết khác nhau về căn phòng hổ phách. Các nhà sử học, những người chuyên đi tìm kho báu và cả những người tự xưng là chuyên gia còn tìm dấu vết của căn phòng mà ngày nay được đánh giá là vào khoảng 125 triệu USD ở tận Moskva và Mỹ.

Alfred Rohde, giám đốc viện bảo tàng của Königsberg, người phụ trách vật báu này ở Königsberg và cũng là người có thể cho biết căn phòng hổ phách đã biến mất đi đâu thì đã qua đời cùng với vợ của ông ngay trong năm 1945. Người bác sĩ viết giấy khai tử cho vợ chồng Rohde (chết vì bệnh thương hàn) thì đã biến mất. Chính vì thế mà có nhiều lời đồn đãi là cái chết của Rohde có nhiều bí ẩn.

Theo nhiều bài tường thuật thì người nguyên là lãnh đạo đảng bộ Đảng Đức Quốc Xã của tỉnh Königsberg, Erich Koch, đã cho mang căn phòng hổ phách cùng với nhiều báu vật nghệ thuật khác ra khỏi Königsberg. Vào cuối Đệ nhị thế chiến Erich Koch bị bắt giam trong nhà tù Ba Lan và bị tuyên án tử hình. Thế nhưng bản án này không bao giờ được thi hành. Có lẽ những hiểu biết mà người ta đoán là ông có về căn phòng hổ phách đã bảo vệ mạng sống cho ông. Vì thế mà cũng có thể giải thích được là tại sao Erich Koch đã nhiều lần thay đổi lời khai về nơi chốn của căn phòng hổ phách. Cũng có người cho là không có thời điểm nào mà Erich Koch có thể tự ra lệnh di chuyển ra khỏi vùng ông chịu trách nhiệm. Việc di tản và bảo vệ phải được thực hiện theo lệnh của Adolf Hitler vì Hitler đã có ý định trưng bày căn phòng hổ phách này tại một viện bảo tàng ở Linz (Áo) sau chiến tranh.

Lâu đài Könisgberg, nơi từng chứa căn phòng hổ phách, đã bị phá hủy và san bằng chỉ còn nền móng. Chỉ một phần của phần nền móng với các hầm vòng cung, nơi mà người ta chứng minh được là đã từng chứa căn phòng hổ phách, là còn tồn tại đến ngày nay. Vì thế mà việc căn phòng hổ phách còn ở Königsberg vẫn còn chưa được loại ra. Mặt khác có nhiều nhân chứng cho rằng họ đã nhìn thấy căn phòng hổ phách này được gói ghém trong nhiều thùng ở nhà ga Königsberg.

Nhiều thuyết khác nhau lại nói rằng căn phòng này được mang lên tàu Wilhelm Gustloff. Chiếc tàu chở người tỵ nạn này đã chìm do trúng thủy lôi của quân đội Xô viết trên chuyến đi cuối cùng.

Theo 2 nhà nghiên cứu người Anh Adrian Levy và Catherine Scott-Clark thì căn phòng hổ phách đã bị đốt cháy ở Königsberg vào năm 1945. Kết luận này xuất phát từ những tài liệu lưu trữ mà cho đến nay không được lưu ý đến, do người chịu trách nhiệm về căn phòng hổ phách của Liên bang Xô viết để lại, ông Anatoli Kutschumov.

Trái lại, trong loạt phim tài liệu về căn phòng hổ phách của đài truyền hình ZDF (Đức) vào năm 2003, giáo sư phó tiến sĩ Guido Knopp, trưởng ban biên tập về lịch sử đương đại, đã cùng các đồng nghiệp đi đến kết luận là căn phòng hổ phách không bị đốt cháy tại lâu đài Königsberg trong Đệ nhị thế chiến mà vẫn còn tồn tại, ít nhất là một phần lớn, hoặc là vẫn ở Königsberg hay là đã được trung chuyển qua Weimar đến một khu vực hầm quân sự rộng lớn ở Thüringen (Đức) có mật danh là “Schwalbe V” (Chim én V), nơi mà nhà cầm quyền Đức Quốc xã dự định xây dựng một nhà máy sản xuất xăng. Các nguồn tài liệu quan trọng cho kết luận này là những tường thuật của nhân chứng thời bấy giờ và nhật ký cũng như thư từ không được công khai của một số người, trong đó có một sĩ quan Nga, người chịu trách nhiệm tìm kiếm và bảo vệ căn phòng hổ phách vào năm 1945. Người sĩ quan này đã rút lại lời khai trước đây của mình là căn phòng đã bị cháy. Những ai trong đề tài này mà “đưa ra sự chắc chắn trên băng tuyết trơn trượt thì phải biết rằng đấy là đi đến ranh giới của sự bịp bợm”, Knopp tự giới hạn các kết quả tìm kiếm như thế.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh các nhân viên an ninh quốc gia của Cộng hòa Dân chủ Đức cũng đã nổ lực tìm kiếm căn phòng hổ phách. Công cuộc tìm kiếm bí mật quốc gia này được ghi lại trong một tập hồ sơ dày 1.800 trang có mật danh là “Hồ sơ Pushkin”. Có ít nhất là 100 nơi đã được khám xét hay khai quật, trong đó cũng có một phần của khu vực hầm “Chim én V”. Cho tới ngày nay tổng thể kiến trúc rất rộng lớn này, theo lời của những người trong cuộc, vẫn còn có những nơi chưa được khai quật. Sau khi nước Đức thống nhất nhiều người tìm kho tàng cũng như những công ty chuyên tìm báu vật đã đến vùng này tìm kiếm thế nhưng cho đến nay vẫn không có kết quả.

Vào ngày 13 tháng 5 năm 1997 một bức tranh khảm của căn phòng hổ phách được cảnh sát tịch thu tại thành phố Bremen (Đức). Bức tranh khảm này được một luật sư nhân danh thân chủ của mình mời bán. Nhờ mật báo nên cảnh sát đã đột nhập vào văn phòng của luật sư, khám xét và tịch thu bức tranh khảm này. Người mật báo đã từng là nhân viên của “Kunst & Antiquität GmbH” (Công ty TNHH Nghệ thuật & Đồ cổ), công ty mà thời DDR đã có nhiệm vụ mua các tác phẩm nghệ thuật trong nước CHDC Đức và sau đó bán đi để lấy ngoại tệ. Ngay sau đó, tại Berlin, một chiếc tủ ngăn của căn phòng huyền thoại này cũng đã xuất hiện. Theo tạp chí Der Spiegel thì chiếc tủ ngăn này được công ty “Kommerzielle Koordination” (Điều phối thương mại) của cơ quan an ninh quốc gia DDR bán sang Cộng hòa Liên bang Đức vào năm 1978. Cũng theo tin của tờ tạp chí này thì luật sư Peter Danckert, cũng là luật sư của Alexander Schalck-Golodkowski (trưởng công ty “Kommerzielle Koordination”), đã trao chiếc tủ này cho văn phòng ở Berlin của tạp chí “theo yêu cầu của một nữ thân chủ”, vì “người sở hữu đã nhận ra chiếc tủ ngăn này trong một phóng sự truyền hình về căn phòng hổ phách và muốn tránh các vấn đề có thể xảy ra”. Theo các nguồn tin chính thức thì hai món đồ vật này đã bị lấy cắp ngay từ trong Đệ nhị thế chiến, trước khi được chuyên chở về Königsberg. Trong năm 2000 hai món đồ vật này được chính phủ liên bang Đức giao trả về Nga.

Tái thiết

Bắt đầu từ năm 1979 các chuyên gia người Nga bắt đầu tái thiết căn phòng hổ phách chủ yếu dựa trên các tấm ảnh đen trắng và một tấm ảnh màu duy nhất còn lại. Năm 1997 do thiếu kinh phí nên việc tái thiết tạm dừng. Vào năm 1999 nhờ vào số tiền tài trợ 3,5 triệu USD của Ruhrgas AG (công ty cổ phần Ruhrgas – Đức) việc tái thiết căn phòng hổ phách được kết thúc. Trong khuôn khổ kỷ niệm 300 năm của thành phố Sankt-Peterburg Vladimir Putin và Gerhard Schröder đã khánh thành căn phòng hổ phách mới này.

Một căn phòng hổ phách thu nhỏ sao chép lại nguyên mẫu cũng được trưng bày ở Kleinmachnow gần Berlin. Một nhà sưu tầm ở Berlin, bà Ulla Klingbeil, đã cho làm tác phẩm nghệ thuật này và triển lãm trong viện bảo tàng thu nhỏ “Arikalex” trong khuôn viên của Europarcs tại Dreilinden. Tiền thu được từ vé vào cửa được trao về cho hội Ariklex là một hội từ thiện tài trợ cho những dự án xã hội vì trẻ em bị hành hạ và tật nguyền.

Người muốn hiến tặng những vật báu bằng hổ phách
(https://www.tienphong.vn/van-hoa/nguoi-muon-hien-tang-nhung-vat-bau-bang-ho-phach-52537.tpo)

Được tin một cán bộ hưu trí muốn chuyển hàng trăm báu vật gia bảo về Bảo tàng TP Cần Thơ để phục vụ công chúng, lập tức chúng tôi có mặt ở gia đình ông, bên một con đường tại quận 3, TP HCM.

Ông tự giới thiệu là bác sỹ, sinh năm 1931 ở tỉnh Vĩnh Long, trong một gia đình đại địa chủ. Tuổi nhỏ học ở Cần Thơ, có nhiều kỷ niệm nơi đó nên bây giờ với “kho báu gia bảo”, ông muốn đưa về Cần Thơ.

Dáng ông cao lớn, khuôn mặt thanh thoát, dẫu đã lớn tuổi nhưng còn giữ được vẻ điển trai một thời. Ông trò chuyện mạch lạc và khá dí dỏm. Khi câu chuyện đã mặn mà, thân tình, chúng tôi nói thuở thanh niên chắc ông đào hoa lắm.
Ông tủm tỉm cười: Ông từng có mối tình với hoa khôi của cả xứ hồi đó, nhưng rồi ông tập kết ra Bắc, hẹn hai năm trở về không ngờ đó là cuộc hẹn hơn 20 năm. Cô người yêu chờ ông 8 năm mới lấy chồng. Sau này gặp lại, họ đều đã thành ông thành bà và cùng giữ tình bạn đẹp.

Ông ra Bắc lấy vợ người Quảng Ninh. Trong phòng ngủ của ông còn treo tấm chân dung bà lúc 16 tuổi, một bông hoa mới hé nở đậm nét đẹp kín đáo, nền nã. Nay bà đã gần 70, nét xuân sắc còn lưu luyến ở khuôn mặt phúc hậu, dáng đi nhẹ nhàng và giọng nói trong trẻo.

Ông bà có hai người con, một trai một gái đều khá giả phong lưu. “Chúng nó chồng một ô tô vợ một ô tô đều tự lái lấy cả”- Ông giới thiệu như vậy.

Năm ngoái ông phải trải qua cuộc phẫu thuật tim, chữa bệnh nghẽn động mạch vành. Bây giờ sức khỏe đã bình phục nhưng ông không còn dám tự chạy xe máy, cũng hạn chế đi xa.

Ông lo lắng về “kho báu gia bảo”, muốn được gửi vào nơi có khả năng bảo quản lâu bền, phục vụ đông đảo công chúng trước khi nhắm mắt và ông nghĩ đến Bảo tàng Cần Thơ.

Xuất xứ “kho báu” cũng như hành trình đi qua cuộc chiến tranh khốc liệt để trở về với ông sau ngày giải phóng theo lời ông kể là một câu chuyện dài, xin gác lại dịp khác và chúng tôi cùng ông xem từng món đồ quý giá.

Ông giở tấm vải che cái tủ kính khá lớn giữa nhà, chúng tôi hơi bị lóa mắt bởi màu vàng óng của các đồ vật để bên trong, thêm ánh sáng phản chiếu, màu vàng càng rực rỡ.

Đồ vật có nhiều hình dáng: Tròn như quả trứng, phẳng như mảnh ván, hình trái tim, hình tháp, hình ô van, con dao găm … lớn bé đủ kiểu. Thoạt trông như bằng nhựa, ông giải thích: “Nhựa thông, tức là hổ phách chứ không phải nhựa làm từ hạt PE”. Hổ phách được tinh chế, lọc hết tạp chất, nên trong suốt và vàng óng.

Tuy nhiên, đáng quý không phải là những mảnh hổ phách tinh lọc mà ở chỗ những mảnh ấy bao giữ bên trong nhiều loại côn trùng, bướm, lúa mạch, cỏ, hoa…

Đây mới là điều kỳ diệu: Giữa lòng chất nhựa đặc, côn trùng, bướm, hoa, cỏ … vẫn giữ được nguyên vẹn, như đang sống. Cánh bướm mỏng mảnh dang rộng như đang bay. “Nhìn qua kính lúp còn thấy được lớp lông tơ trên cánh bướm”- Ông cho biết.

Có một con bướm sải cánh đến 24 cm được ép nguyên vẹn trong tấm hổ phách nom thật lộng lẫy. Ông cho chúng tôi xem con bướm, giọng không giấu niềm tự hào: “Ít có con bướm lớn thế này. Cách nay hai tháng tôi thấy trên truyền hình có giới thiệu cuộc triển lãm về côn trùng bên Anh. Họ chỉ có khoảng dăm chục con, còn tôi có hơn trăm con, của họ để trong tủ kính dễ bị hư hỏng còn của tôi tất cả nằm trong hổ phách không thể hủy hoại bởi thời gian”.

Ông giở tiếp tấm vải che nóc tủ: 8 bức tượng Phật màu đen cánh gián, mỗi bức đặt trong một hộp kính. Tượng cao hơn gang tay với các tư thế ngồi đứng khác nhau. Ông bật sáng mấy bóng đèn điện phía sau, tức thì các bức tượng đang từ màu đen cánh gián chuyển sang màu đỏ hồng trong suốt, óng ánh như ngọc.

Ánh sáng đã xuyên qua được các bức tượng! Thì ra các bức tượng được tạc bằng hổ phách, “nhưng là hổ phách đã hóa đá”- Ông giảng giải. Hổ phách đã hóa đá vẫn giữ được vẻ đẹp trong suốt nhưng đã rất cứng và nặng như đá.

Ông bảo chúng tôi bê thử một bức tượng có tên là Ngũ Phúc Long Môn, rồi bê tiếp bức tượng bằng đồng lớn tương tự mà ông có ở bên cạnh. Chúng tôi ngạc nhiên vì bức tượng bằng hổ phách nặng như bức tượng bằng đồng, khoảng năm sáu ký.

Ông cười bảo: “Tượng bằng hổ phách hóa đá này nặng hơn tượng bằng đồng một ký đấy, chứ không phải bằng nhau đâu. Tôi đã cho cân thử và thắng ông bạn hàng xóm một tô phở ăn sáng”.

Ông chỉ lên tường: Bốn bức tranh chạm khắc trên bốn tấm hổ phách hóa đá thoạt nom như gỗ gụ lâu đời. Khi bật sáng đèn điện phía sau thì các bức tranh màu đen cánh gián cũng chuyển sang màu đỏ hồng óng ánh.

Hai bức chạm hình tiên nữ cưỡi voi và sư tư, hai bức chạm ông Ác và ông Thiện giữa khung cảnh cây cỏ, mây núi. Mỗi bức cao hơn mét, cạnh đáy hơn hai tấc, cạnh trên thon nhỏ chút ít, khá đều nhau làm thành một bộ cân đối, đẹp khó tả.

Nhưng quý giá nhất là bức tượng Phật Di Lặc cao khoảng 0,6 mét, rộng mỗi bề khoảng 0,7 mét theo ước lượng gang tay của chúng tôi. Tượng đặt trong một hộp kính lớn để riêng trên chiếc bàn gỗ cổ. Báu vật cuối cùng ông giới thiệu với chúng tôi.

Quả ông cũng tinh tế và khéo. Dù đã xem cả tiếng đồng hồ hàng trăm vật gia bảo của ông, khi ông giở tấm vải che bức tượng Phật Di Lặc, chúng tôi không khỏi trầm trồ.

Chạm khắc tinh xảo, uy nghi, đường bệ, cũng làm bằng hổ phách hóa đá nên khi bật sáng bóng đèn điện phía sau thì đầu và một vài bộ phận tay chân ửng đỏ hồng trông rất linh thiêng.

Riêng cái bụng tượng quá lớn, ánh sáng bóng đèn nhỏ không soi qua được thì vẫn màu đen. Ông cho biết bức tượng nặng hơn 70 ký. Riêng khối hổ phách hóa đá lớn như thế đã là báu vật.

Còn một số bức tượng nhỏ khác cũng bằng hổ phách hóa đá đặt rải rác trong nhà của ông. Trong đó, chúng tôi thích nhất là bức tượng Lý Thiết Hoài vai cõng bầu rượu, đầu ngửng cao, một chân đứng thẳng, một chân co trên chiếc gậy tre với dáng vẻ vô cùng sinh động.

Bức tượng lại được gắn trên một cái bệ có mô tơ điện xoay tròn nên càng hấp dẫn. Thấy chúng tôi nhìn ngắm say mê, ông cười bảo:“Vô giá đấy”.

Ông ngỏ ý tặng chúng tôi một vài món: Dao găm có một con bướm ở lưỡi và hai con côn trùng ở cán, quả trứng có bông lúa mạch bên trong, hình chiếc tháp Ep-phen của Pháp.

Ông bảo trị giá của chúng cũng đến mấy cây vàng. Chúng tôi nhận liền. Không có khả năng thẩm định giá trị “kho báu gia bảo” của ông, chúng tôi nhận món đồ nhỏ về cắt một mẩu đốt để ngửi xem đúng hổ phách hay nhựa PE. Quả có thơm mùi hổ phách

Khối nhựa vàng

Khám phá những bí ẩn của tạo hóa từ hổ phách

Bộ phim Công viên kỷ Jura đã làm cả thế giới chú ý nhiều hơn đến hổ phách và tạo lên một làn sóng “truy tìm” hổ phách ở châu Âu. Lý do là bộ phim đề cập đến nhựa hổ phách với những đặc tính kỳ bí của nó. Hổ phách có giá trị vô cùng to lớn đối với các nền văn minh Ai Cập, Babilon, Ba Tư và Hy Lạp cổ đại. Nó mãi mãi là một thứ đồ trang sức thịnh hành không mất giá từ thời kỳ đồ đá cho đến tận bây giờ.

Từ thời đồ đá, hổ phách đã được xem là một linh vật kì bí của tạo hóa. Người ta dùng hổ phách để làm đồ tế lễ, làm trang sức đeo cổ cho các chủ tế.

Linh vật của Thượng đế

Lần đầu tiên con người biết đến công dụng kì lạ của hổ phách là khoảng từ 11.000 năm đến 7.000 năm về trước. Từ thời xa xưa, hổ phách đã giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh và nghệ thuật sơ khai của người nguyên thủy. Họ có một niềm tin sâu sắc rằng hổ phách thuộc về đấng siêu nhiên, là linh vật kì diệu của Thượng đế. Sở dĩ như vậy là vì họ đã khám phá ra vẻ đẹp vĩnh hằng, độc đáo và sự trường tồn có một không hai của loại nhựa kì lạ này.
Nghiên cứu khảo cổ chỉ ra rằng nơi con người tìm ra hổ phách đầu tiên là ở lòng các sông suối. Và cha ông chúng ta vẫn tưởng chúng là những hòn đá. Con người rất ngạc nhiên khi phát hiện ra loại “đá” này bị chảy ra khi đặt chúng gần đống lửa. Trong thời đồ đá cũ, người ta đã biết dùng hổ phách để làm đồ trang sức cũng như làm bùa ngải để tránh rủi ro và hy vọng gặp những điều tốt lành. Thời đồ đá mới, người nguyên thủy đã kết các viên hổ phách nhỏ thành chuỗi đeo trước ngực làm đồ trang sức như một chiếc bùa hộ mệnh và niềm tin về những điều may mắn.

Ẩn chứa những điều kì diệu

Các nhà nghiên cứu cũng có cách chứng minh sâu sắc về sự ra đời của hổ phách. Nhựa cây đậm đặc dưới tác động của ánh nắng mặt trời chói chang, chảy ra từ những thân cây thông khỏe mạnh. Những giọt nhựa óng ánh treo trên các cành cây được gió tách đứt ra rơi xuống dưới chảy đọng thành những mảng lớn trên vỏ cây. Sau hàng ngàn năm, rừng cây bị biển nhấn chìm và bị phủ lên trên bởi hàng tấn đất dưới đáy biển. Một ngày nào đó, dưới tác động của các cơn bão lớn, những dòng hải lưu bất định đã để lộ ra “ngôi mộ cổ của những cánh rừng chết”. Những cơn sóng dữ dội đã móc từ những hốc núi ra những gì còn sót lại của “nghĩa địa rừng cây” này ném lên bờ cùng với rong rêu.

Trong đống hỗn độn đó, người ta thấy sáng lấp lánh ánh vàng của những “mẩu mặt trời”. Đó chính là những giọt nhựa đã được thấm đẫm ánh sáng mặt trời cổ xưa và hóa đá dưới đáy biển. Người ta gọi đó là hổ phách. Nhờ đó, các nhà sinh vật có thể tái tạo lại sự sống trên trái đất ở thời kỳ sơ khai. Vì có hơn 100 loại di vật đã tuyệt chủng từ lâu được bao bọc khá nguyên vẹn trong các khối hổ phách. Thật may mắn cho chúng ta, lượng hổ phách thực sự vẫn còn khá nhiều, đặc biệt là ở các nước ven biển Bantic như Ba Lan và Cộng hòa Dominica, Latvia, Litva, miền Tây của Kaliningrad thuộc nước Nga. Hổ phách cũng có nhiều ở Lithuaina, Đan Mạch, Nauy, Anh, Đức, Mexico, Canada, Myanmar và miền Bắc Trung Quốc – những lãnh thổ có rừng cây lá kim phủ dày đặc từ rất lâu đời.

Nét ấn tượng nhất của hổ phách chính là sự tích hợp độc đáo này. Có thời gian cách đây không lâu, nhiều bạn trẻ rất thích thú với một chiếc dây đeo chìa khóa bằng nhựa đủ loại hình dạng, có màu vàng hổ phách trong suốt, có thể nhìn thấy trong đó xác khô con chuồn chuồn, xác con bướm đang xòe cánh… Điều thú vị là các bạn lại chỉ mua chúng vì thấy đây là một xác khô thật của con vật trong miếng nhựa, chứ hầu như chẳng để ý gì đến miếng nhựa màu vàng hổ phách kia. Dường như hiểu biết về hổ phách của chúng ta còn quá mờ nhạt.

Trong nhựa hổ phách thường có nguyên mẫu hoặc một phần cây cỏ, côn trùng tích hợp trong đó. Người ta còn gọi hiện tượng này là “thể bao”. Sự tích hợp thực vật có vẻ không được tìm thấy nhiều. Ngay cả những mảnh nhỏ như hạt, lá, quả hay một phần thân cỏ cũng không đáng kể, mà chỉ tồn tại được những mô thực vật cực kì nhỏ bé.

Điều đáng nói là sự tích hợp của động vật trong hổ phách. Những thể bao côn trùng được đánh giá rất cao. Giá của một viên hổ phách có thể bao đắt hơn nhiều lần những viên hổ phách thường. Côn trùng như bọ cạp, mối, kiến, thậm chí là thằn lằn và móng, vuốt những động vật ăn thịt… đã soi đường cho các nhà cổ sinh học. Nhờ sự bảo tồn độc đáo trong nhựa hổ phách, họ có thể tái tạo lại cấu trúc ADN của những con vật bị tuyệt chủng cách đây hàng mấy chục triệu năm và nghiên cứu các chi nhánh họ hàng các loài động vật ngày nay.

Các tính chất hóa học đặc biệt của hổ phách đã giữ cho xác con vật không bị phân hủy hoàn toàn, mà có tính chất làm khô, để lại những sáng tạo vô cùng độc đáo và đầy bí ẩn của tạo hóa.

Nếu như không kể đến các bạn trẻ ham chơi, thì trong phim ảnh và đồ hổ phách giả, sự tích hợp côn trùng trong hổ phách mang một ảnh hưởng rất lớn. Đến nỗi, khi nói đến hổ phách là người ta tưởng tượng ngay đến một khối nhựa vàng cứng, có con ve hoặc con bọ cạp bên trong…

Hà Giang

_______________________

Mạng nhện cổ xưa nhất thế giới

Một tấm tơ nhện với con côn trùng mắc bẫy vẫn còn nguyên vẹn ở đó vừa được tìm thấy trong một mảnh hổ phách tại Tây Ban Nha. Điều đáng kinh ngạc là nó có niên đại 110 triệu năm, từ thời khủng long.

Tấm lưới này còn in nguyên cả vết tích của một con ruồi, một con bọ cánh cứng, ve và ong bắp cày. Nó có vẻ như được thiết kế với các đường thẳng cắt qua mạng đồng tâm, giống như cấu trúc của mạng nhện hiện đại.

Phát hiện đã mở ra ánh sáng mới về thời kỳ tiến hoá sơ khai của nhện và các loài côn trùng mà chúng ăn thịt.

Tấm lưới bao gồm khoảng 26 sợi tơ, được bảo tồn trong một lớp hổ phách mỏng cùng với con mồi thuộc lớp nhện. Mặc dù không còn nguyên vẹn, nhưng những phần còn lại của nó cũng đủ để thuyết phục rằng đó có thể là một kiểu mạng hình bánh xe.

Đây có thể là mạng nhện cổ nhất từng ghi nhận được. Trước kia, một sợi tơ nhện được bảo tồn trong hổ phách cũng từng được tìm thấy, song người ta không rõ có phải nó là một phần của một mạng nhện thực sự hay không.

“Cấu trúc tiến bộ của mạng nhện hoá thạch mới tìm được ở Tây Ban Nha, cùng với loại con mồi mắc vào đó, đã chứng tỏ nhện biết cách bắt côn trùng từ không khí trong một thời gian rất dài”, tiến sĩ David Grimaldi từ Bảo tàng lịch sử tự nhiên Mỹ nhận định.

Nguồn: Viet Báo

Con nhện 20 triệu tuổi https://vnexpress.net/khoa-hoc/con-nhen-20-trieu-tuoi-2033939.html

Con nhện bị mắc kẹt trong nhựa cây và chết.

Một nhà khoa học đã phát hiện và nhận diện ra một con nhện bị mắc kẹt trong hổ phách 20 triệu năm trước.
Nhà cổ sinh vật học David Penney tại Đại học Manchester, Anh, đã tìm thấy một hoá thạch dài 4 cm rộng 2 cm trong một lần đến thăm bảo tàng ở Cộng hoà Dominica.

Từ đó, ông đã sử dụng các giọt máu trong hổ phách để tìm ra tuổi của mẫu vật. Đây là lần đầu tiên máu nhện được tìm thấy trong hổ phách và các nhà khoa học hy vọng sẽ tìm ra ADN của nó.

Tiến sĩ Penney cho biết, ông đã sử dụng các giọt máu để tìm ra khi nào, tại đâu và vì sao con nhện chết.

Đó là một loài mới thuộc dòng họ Filistatidae thường được tìm thấy ở Nam Phi và Caribbe. Penney tin rằng nó đã trèo lên một thân cây 20 triệu năm trước và bị một giọt nhựa rơi trúng đầu, khiến nó bị ngập trong nhựa và chết.
“Thật ngạc nhiên khi thấy rằng một mẩu hổ phách với một con nhện có thể mở ra thông tin về những gì diễn ra 20 triệu năm trước. Bằng cách phân tích vị trí của cơ thể con nhện trong mối tương quan với giọt máu trong hổ phách chúng tôi có thể xác định con vật chết như thế nào, hướng di chuyển của nó và thậm chí cả tốc độ di chuyển”.

M.T. (theo BBC)

 

______________________

Một tấm tơ nhện với con côn trùng mắc bẫy vẫn còn nguyên vẹn ở đó vừa được tìm thấy trong một mảnh hổ phách tại Tây Ban Nha. Điều đáng kinh ngạc là nó có niên đại 110 triệu năm, từ thời khủng long.

Tấm lưới này còn in nguyên cả vết tích của một con ruồi, một con bọ cánh cứng, ve và ong bắp cày. Nó có vẻ như được thiết kế với các đường thẳng cắt qua mạng đồng tâm, giống như cấu trúc của mạng nhện hiện đại.

Phát hiện đã mở ra ánh sáng mới về thời kỳ tiến hoá sơ khai của nhện và các loài côn trùng mà chúng ăn thịt.

Tấm lưới bao gồm khoảng 26 sợi tơ, được bảo tồn trong một lớp hổ phách mỏng cùng với con mồi thuộc lớp nhện. Mặc dù không còn nguyên vẹn, nhưng những phần còn lại của nó cũng đủ để thuyết phục rằng đó có thể là một kiểu mạng hình bánh xe.

Đây có thể là mạng nhện cổ nhất từng ghi nhận được. Trước kia, một sợi tơ nhện được bảo tồn trong hổ phách cũng từng được tìm thấy, song người ta không rõ có phải nó là một phần của một mạng nhện thực sự hay không.

“Cấu trúc tiến bộ của mạng nhện hoá thạch mới tìm được ở Tây Ban Nha, cùng với loại con mồi mắc vào đó, đã chứng tỏ nhện biết cách bắt côn trùng từ không khí trong một thời gian rất dài”, tiến sĩ David Grimaldi từ Bảo tàng lịch sử tự nhiên Mỹ nhận định

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.