Thử Nhìn Lại Vị Thế Của Trí Tuệ Ba La Mật

Thử nhìn lại vị thế của Trí Tuệ Ba La Mật trong Lục độ và Thập độ.

Bài viết này kính tri ân lời dạy của Sư Phụ Viên Mình trong bài pháp thoại “ 10 ba la mật ” và từ quý Chư Tôn Đức thuộc Bắc Tông qua các bài pháp thoại về Luận Đại Trí Độ của Cố HT Thích Thiện Siêu.

Kính đa tạ và tri ân quý Ngài và kính xin phép được trình bày những điều con học được và kính xin quý Chư Tôn Đức và các bạn đạo tha thứ cho sự mạo muội của hậu bối vì dám “ múa rìu qua mắt “, nhưng con trộm nghĩ …

Thầy khuyên đừng nắm bắt …chớ vấn vương
Tham, sân, si tránh sẽ không lầm đường.
Thân, thọ, tâm, pháp sát na soi quán,
Trở về chính mình tình giác tỏ tường!

Tự cao hiểu đạo chẳng chút nhún nhường.
Tiểu ngã thành đại ngã chớ coi thường,
Muộn màng đón nhận chỉ toàn đau khổ,
Kiếp người quý nhất : hiểu biết, tình thương !!

Kham nhẫn dù lùi bước, sống thiện lương.
Thiện hữu đồng hành khó kiếm trên đường,
Nếu kỳ duyên … hãy tận tình trân quý
Trải nghiệm, sẻ chia …mai có vô thường

Khi phải ra đi … vẫn vui vì tận hưởng ( thơ HH )

Do vậy được sinh ra trong thời đại này rất may mắn nên đôi khi cũng có chút tự do trình bày những gì mình đã học mà không dấu giếm cho riêng mình dù Lão Tử có dạy:

( Đạo khả đạo phi thường Đạo…
Vô danh Thiên Địa chi Thỉ
Hữu danh Vạn Vật chi Mẫu
Cố thường vô dục dĩ quan kỳ diệu
hường hữu dục dĩ quan kỳ kiếu
Thử lưỡng giả đồng xuất nhi dị danh
Đồng vị chi huyền, huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn )

Tạm dịch là:
“ Chân lý mà có thể là một chân lý xác định thì không còn là chân lý bình thường (tự nhiên như nó là)… Vô là khởi thỉ của Trời Đất, Hữu là mẹ đẻ của Muôn Loài. Cho nên, thường Vô để xem sự vi diệu của nó, thường Hữu để xem sự biến hóa của nó. Cả hai cùng gốc nhưng khác tên, cùng gọi là Huyền. Huyền rồi lại Huyền, cánh cửa của mọi điều kỳ diệu ”( LTĐĐK ).

Vì thế khi đang sống trong thế kỷ 21 này và đã học kinh Bát Nhã Ba La Mật vài lần và nghe pháp thoại về Bát Nhã tâm kinh của HT Viên Mình đồng thời các bài pháp thoại về “10 phiền não và 10 ba la mật “ hậu bối kính xin phép được tạm so sánh vị thế của Trí Tuệ Ba La mật trong Lục độ và Thập độ như sau để mình có thể vô ngại áp dụng vào đời sống tu tập theo múc độ căn cơ hiện đang có.

Thử nhìn qua Lục Độ Ba La Mật:

1- Bố thí Ba La Mật
2- Trì giới Ba La Mật
3- Nhẫn nhục Ba La Mật
4- Tinh tấn Ba La Mật
5- Thiền Định Ba La Mật
6- Trí Tuệ Ba La Mật

Và ơi phẩm thứ 68 của Luận Đại Trí Độ “SÁU ĐỘ TƯƠNG NHIẾP “ có dẫn lời Phật dạy ( trang 62 quyển 5/ Luận Đại Trí Độ – HT Thích Thiện Siêu ).

Lìa Trí Tuệ thời không có, thiền định, tinh tấn, nhẫn nhục, trì giới, bố thí vì có Trí tuệ mới loại trừ được tất cả sự dính mắc và thấy ra được cái ảo tưởng của bản ngã và không bao giờ có cái gì của Ta, Ta ( Ngã và Ngã Sở ) thì mới bố thí, trì giới … được.

Như vậy nhờ có Trí Tuệ , một Bồ Tát mới có thể đầy đủ sáu Ba La mật.

Và trang trang 16 chính văn của phẩm 68 Phật dạy:

“ Bồ Tát trú trong Bát Nhã Ba La Mật vì chúng sinh thuyết pháp dạy khiến Thí Ba La mật đến Tứ niệm Xứ, đến 8 phần thánh đạo… khiến được quả Tu Đà Hoàn cho đến Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác mà không trú trong tính hữu vi, trong tính Vô vì… vào ra các tam muội ( trừ tam muội của Chư Phật ) và tám bối xã “.

Trước khi so sánh với Thập độ ba la mật , hậu bối chợt nhớ lại lời Sư Phụ thường nhác trong các bài pháp : ” Phật pháp chỉ có một khuyết điểm là QUÁ HOÀN CHỈNH, QUÁ SIÊU VIỆT, QUÁ ĐÚNG mà chỉ có những người giác ngộ mới thấy ra, còn phàm phu như chúng ta mãi đi tìm mục đích mất nhiều thời gian nghiên cứu mà quên tìm lại chính mình “ PHẢN BỔN HOÀN NGUYÊN ”.

Do đó Thập độ Ba La Mật lại theo thứ tự như sau:


1- Bố thí Ba La Mật
2- Trì giới Ba La Mật
3- Ly Dục Ba La Mật
4- Trí Tuệ Ba La Mật
5- Tinh tấn Ba La Mật
6- Nhẫn Nhục Ba La Mật
7-Chân thực Ba La Mật( Hộ trì Chân đế )
8- Nguyện lực Ba La Mật( quyết định lực xuất gia để phụng sự chúng sinh )
9- Tâm Từ Ba La Mật
10- Tâm xã Ba La Mật

Theo lời giảng của Sư Phụ Viên Mình, sở dĩ Trí Tuệ Ba La Mật đứng hàng thứ tư và Tinh tấn Ba La Mật theo sau vì hai ý nghĩa “ Cốt lõi của Đạo Phật nằm trong một hướng duy nhất là BUÔNG XÃ nghĩa là Viễn ly, Chánh Trí, Giác ngộ và Niết Bàn ”.

Có Trí tuệ mới thấy Cái Ta ( Bản Ngã ) chỉ là ảo tưởng nhưng vì từ vô lượng kiếp ta đã hình thành ăn sâu vào tâm thức, nó ngủ ngầm và luôn chờ khởi động và khó mà diệt được tức thời nên phải tập buông hết mọi tư kiến và tư dục để diệt trước cái CỦA TA ( ngã sở ) nên lúc nào cũng chạy theo ước muốn mong cầu của mình. Và Tinh tấn không phải là cố gắng là tích cực miên mật theo nghĩa thế tục mà Tinh tấn là KHÔNG PHÓNG DẬT, BUÔNG LUNG ( không chạy theo cái mình mong ước cái tư kiến của mình ) để sống thuận pháp.

Đây chỉ là vài tư duy của một phàm phu có căn cơ rất kém chỉ ao ước được nhiều bậc thiện trí thức chỉ dạy và cho thêm vài lời khuyên… Kính trân trọng !

Huệ Hương – Melbourne 8/10/2020

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.