Hàn Sơn

Hàn Sơn – Thập Đắc của VN vào thế kỷ thứ 11 triều đại Lý Thánh Tông.

Thiền Sư Quảng Trí và bạn đồng tu Thiền Sư Minh Huệ, <i?( đời thứ 7 dòng Vô Ngôn Thông )</i? hành trạng của quý Ngài đã làm sống lại hình tượng hai vị Bồ Tát Văn Thù và Bồ Tát Phổ Hiền <i?( đã hóa thân trong dân gian )</i? được ghi lại theo Lịch Sử Phật Giáo Trung Hoa với tên Hàn Sơn Thập Đắc. Và vi diệu thay vào thế kỷ thứ 11 tại Việt Nam tên tuổi hai Ngài đã lưu danh trong Thiền Sử .

Học tích sử tuy thật ngắn gọn vài chi tiết (1)
Từ Thiền Lão triệt ngộ ngay câu nói của Thầy
Có lẽ yếu chỉ từ Sơ Tổ truyền đến hậu lai?
Do ” TÂM ĐỊA NHƯỢC KHÔNG, HUỆ NHẬT TỰ CHIẾU ” (2)

Ảnh hưởng thi ca thiền phái Vô Ngôn Thông… chẳng thiếu
Tướng quan triều đại Lý… văn vịnh đề cao (3)
Ước ao theo học =, nối pháp ngày sau…
Bồ tát thị hiện… dân gian nhận biết liền biến mất

Kính mời xem tích truyện Hàn Sơn Thập Đắc (4)
Tù đấy bài thơ từ Trương Kế… tiếng chuông chùa (5)
Nao nao kỷ niệm Hàn Sơn Tự… bến Phong Kiều (6)
Thăng trầm lịch sử… cảm hứng Đạo Đời dung nhiếp !

Sư quy tịch, một lần nữa điếu văn thương tiếc (7)
Thơ rằng ” Giới hương năm phần tỏa ngát bay xa ”
Hạnh đầu đà… dù xuất thân vọng tộc danh gia
Hình ảnh Ngài… như sông núi còn lưu danh mãi !

Nam Mô Quảng Trí Thiền Sư tác đại chứng minh .

Huệ Hương – Melbourne 12/8/2021

_________________________________

(1) Sư họ Nhan, người ở kinh đô, là anh của Hoàng phi Chương Phụng, vốn người không ưa cái đẹp xa xỉ bên ngoài, chỉ thích giữ khí tiết thanh cao của mình. Năm đầu niên hiệu Chương Thánh Gia Khánh (1059), Sư từ bỏ thế tục, đến tham vấn với Thiền Lão thiền sư ở Tiên Du.
Ngay một câu nói của thầy, Sư nhận được yếu chỉ. Từ đó, năm tháng miệt mài, Sư dốc hết ý chí vào thiền học, chưa bao lâu tiếng tăm vang xa khắp nơi.

(2) GIÁO PHÁP TÂM ĐỊA TRONG THIỀN PHÁI VÔ NGÔN THÔNG,lấy từ ngữ lục của Tổ Hoài Hải Bách Trượng.
Ngoài chủ trương Vô đắc, Đốn ngộ, tông phái Vô Ngôn Thông còn có pháp môn Tâm địa. Tâm địa có nghĩa là nhìn vào đất tâm để tìm ra những chỗ vướng mắc, và tháo gỡ những chỗ đó thì tự nhiên mặt trời tuệ giác chiếu ra.
Tâm này là nền tảng, là Sắc, thọ, tưởng, hành, thức, những cái đó mình có thể gọi là tâm. Nhưng đó là những tâm hành. Những tâm hành đó phát xuất từ nền tảng gọi là tâm. Thành ra tâm đây tức là tâm nền tảng, tâm địa tức là đất nền tảng, cũng như là từ đất sinh ra tất cả mọi loài cây cỏ, cho nên tâm được gọi là địa.

(3) Về sau, Sư trụ chùa Quán Đỉnh núi Không Lộ, thường mang một y bá nạp, ăn uống rất đạm bạc.
Sư cùng tăng Minh Huệ kết bạn đồng tu. Người đời cho là “Hàn Sơn, Thập Đắc tái thế”.
Công bộ Thượng thơ Đoàn Văn Khâm rất kính trọng Sư, có làm thơ tặng:
Chống gậy non cao bỏ sáu trần,
Ở yên huyễn mộng hỏi phù vân.
Ân cần không cách tham Trừng, Thập
Trót vướng bầy cò lớp mũ cân.
(Quải tích nguy phong bãi lục trần,
Mặc cư huyễn mộng vấn phù vân.
Ân cần vô kế tham Trừng, Thập
Sách bán trâm anh tại lộ quần.

Được chú thích thêm
– lục trần: Danh từ nhà Phật, tức: sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp. Theo “Pháp giới thứ đệ” thì trần là dơ bẩn, có thể làm cho tâm linh người ta bị hoen ố, nên người tu hành cần phải bỏ hết lục trần.
-Trừng, Thập: Trừng, Thập tức là Phật Ðổ Trừng và Cưu Ma La Thập, hai vị sư nổi tiếng người Thiên Trúc đến Trung Quốc vào đời Hậu Tấn, thường du hành thuyết pháp, viết rất nhiều kinh Phật.
Đệ tử của Phật Đồ Trừng là Thích Đạo An cho rằng mọi tu sỉ phải lấy Họ Thích. Lấy từ trong kinh Tăng A Hàm theo câu ” Tứ hà nhập hải vô phục hạ danh
Tứ Tánh xuất gia, đồng sanh Thích Tử ”
-lộ quần: Nghĩa đen là đàn cò. Giống cò này thường bay từng đàn, có hàng ngũ thứ tự, nên văn ngôn dùng danh từ này để tượng trưng triều thần sắp hàng ngũ đứng chầu vua. Mũ cảnh cò được áp dụng cho học sinh Trung Hoa ngày nay với gian cách vì đại dịch.
Cúng được nói thêm về Công Bộ Đoàn Văn Khâm (chữ Hán: 段文欽 1020 – 1134) đỗ Thái học sinh thời nhà Lý, là nhà thơ, danh thần, Thượng thư Bộ Công đời vua Lý Nhân Tông (1072-1128).
Tuy làm đến Thượng thư nhưng ông vẫn luôn có ý muốn từ quan. Ông là một cư sĩ mộ đạo Phật, thường quấn khăn vải, mặc áo nâu và hay giao du với khách thiền lâm. Ông thường thường làm thơ, được người đương thời khen tặng nhưng nay đã thất lạc gần hết.

(4) HT Phong Can, chẳng biết người ở đâu. Niên hiệu Trinh Quán đời Đường, Sư đến ở chùa Quốc thanh núi thiên Thai, cắt tóc ngang mày, mặc áo vải rách, có ai hỏi lý Phật, chỉ đáp hai chữ “tùy thời”. Thường xướng đạo, cưỡi cọp ra vào, chúng tăng đều kinh sợ chẳng ai dám nói chuyện với Sư.
Có Hàn Sơn, Thập Đác cũng chẳng biết dòng họ, người đời cho là đồ điên khùng, chơi thân với Phong Can.
Hàn Sơnở núi Hàn Nham cách huyện Đường Hưng bảy mươi dặm về phía tây, nhân đây thành tên.
Thập Đắc thì do Phong Can khi đến Xích Thành, nghe tiếng trẻ con khóc ở bên đường, hỏi thì nói: “Mồ côi bị bỏ ở đây”.
Do đó đặt tên Thập Đắc, đem về giao cho khố ở sau viện.
Khố tăng (Tăng coi kho) tên là Linh Tập coi nhà ăn và hương đèn, trong trai đường
Thập Đắc bỗng leo lên toà, ngồi đối diện với tượng Phật mà ăn, sau lại ở trước Thánh tăng hô lên:
– Tiểu quả Thanh văn!
Linh Tập liền báo cho các bậc Thôn túc, rồi đổi xuống nhà bếp rửa chén bát.
Hằng ngày tăng chúng thọ trai xong, Thập Đắc gạn lại thức ăn dư bỏ trong ống đồng.
Hàn Sơn đến liền cõng đi. Hàn Sơn dung mạo khô gầy, áo quần tơi tả, lấy vỏ cây làm mũ, mang guốc gỗ to. Lúc đến chùa, hoặc đi dạo dưới hiên, hoặc vào bếp chụm lửa, hoặc chơi với mục đồng, có lúc quát tháo, ngửa mặt lên trời mà chửi, hoặc nói: “Than ôi! Than ôi! Tam giới luân hồi!”. Tăng lấy gậy đuổi thì vỗ tay cười to.
Có Ngài Lư Khâu Dận, sắp nhậm chức Thái thú Đan Khâu, bị đau đầu, thuốc men trị chẳng lành; gặp một thiền sư tên Phong Can bảo rằng từ Thiên Thai đến yết kiến sứ quân. Ông kể bệnh mình, Phong Can nói:
– Thân ở nơi tứ đại, bệnh từ huyễn thân. Nếu muốn trừ nó, phải lấy nước sạch.
Rồi đòi bình nước, đọc thần chú phun lên đầu, lập tức hết đau. Dận lấy làm lạ, bèn hỏi xin cho biết sự an nguy từ đây về sau. Phong Can nói:
– Hãy nhớ đến yết kiến Văn Thù, Phổ Hiền. hai vị Bồ tát này, thấy thì chẳng biết, biết thì chẳng thấy. Nếu muốn thấy, chẳng được chấp tướng. Chính là Hàn Sơn, Thập Đắc đang lao dịch ở chùa Quốc Thanh.
Sau đó khi Lư khâu Dận nhậm chức , chỉ ba ngày liền đến chùa Quốc Thanh hỏi:
– Chùa này có thiền sư Phong Can chăng? Hàn Sơn, Thập Đắc là ai?
Tăng Đạo Kiểu đáp:
Phong Can nền cũ ở sau Tàng kinh. Nay vắng vẻ không người.
Còn Hàn Sơn, Thập Đắc đang ở nhà bếp.
Dận đi vào phòng của Phong Can, chỉ thấy dấu chân cọp. Lại hỏi:
– Ngài Phong Can hồi ở đây làm gì?
Đạo Kiểu đáp:
– Chỉ phụ giã gạo cúng tăng, rảnh thì ngâm vịnh.
Dận xuống bếp tìm Hàn Sơn, Thập Đắc, thấy đang thổi lửa, rồi vỗ tay cười to. Dận đến lễ bái, hai người quát mắng liên thanh, nắm tay cười to nói:
– Phong Can lắm mồm, Phong Can lắm mồm! Phật Di Đà chẳng biết, lễ chúng ta làm chi?
Tăng chúng ùa đến, kinh ngạc bảo nhau:
– Vì sao tôn quan lại làm lễ hai gã bần sĩ này?
Hai người bèn nắm tay chạy ra khỏi chùa.
Dận khiến đuổi theo. Hai người lại chạy gấp vào Hàn Nham. Dận lại hỏi tăng:
– Hai người này chịu ở lại chùa này chăng?
Rồi bèn sai người tìm thăm hỏi để đem về chùa an trí. Dận trở về quận, cắt may hai cặp áo sạch cùng hương, thuốc … đem đến cúng dường, nhưng hai vị không về nữa. Sứ liền đến núi đưa lên thấy Hàn Sơn lớn tiếng hét:
– Giặc! Giặc!
Rồi vào kẽ đá núi, lại nói:
– Báo cho mấy người, nên cố gắng lên!
Kẽ đá tự khép lại, chẳng thể đuổi theo. Còn thập Đắc thì chẳng thấy dấu vết.

(5) Phong Kiều dạ bạc là bài thơ rất nổi tiếng của Trương Kế, tác giả sống vào khoảng trước sau năm 756- đời vua Đường Túc Tông. Trương Kế tự là Ý Tôn, từng thi đậu tiến sĩ và làm quan trong triều với chức vụ Tự bộ viên ngoại lang, về sau bị đổi ra Hồng Châu coi việc tài phú và mất tại đây. Sinh thời, ông là người học rộng, thích đàm đạo và bàn bạc văn chương, thế sự… đặc biệt rất thích làm thơ.
Truyện kể lại: Bài thơ này là tác phẩm nổi tiếng nhất của Ông.
Nguyên tác bài thơ Phong Kiều dạ bạc sau này đã được Khang Hữu Vi đời nhà Thanh khắc trên tấm bia lớn dựng trong chùa Hàn Sơn.
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự
Dạ bán chung thinh đáo khách thuyền.

Dịch thơ:
Trăng tà tiếng quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn
Nguyễn Hàm Ninh dịch (1808-1867)

Truyền thuyết được kể lại
Ông sáng tác bài này khi đi thi trượt trở về ghé qua Tô Châu, tức cảnh mà sinh tình.
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên

Khi làm xong hai câu thơ này ngài Trương kế còn chưa biết viết tiếp thế nào thì… câu chuyện lý thú được Trần Trọng San kể lại như sau: chùa Hàn San là một ngôi chùa hẻo lánh ngoài thành Ngô Huyện thuộc tỉnh Giang Tô. Xung quanh bát ngát rừng mai, phía sau dòng sông xanh ngắt lững lờ uốn khúc, giữa hai dãy núi sừng sững vươn mình trong làn mây trắng xóa. Chùa ở bên cầu có cây phong nên gọi là Phong Kiều. Trên sông đêm có ánh lửa chài. Một đêm trăng, sư cụ trụ trì chùa Hàn San, cảm hứng nghĩ ra hai câu thơ:
“Sơ tam sơ tứ nguyệt mông lung ”
“Bán tự ngân câu bán tự cung “

Thao thức mãi sư cụ không nghĩ được hai câu tiếp; đột nhiên có tiếng gõ cửa. Thì ra là chú tiểu cũng trằn trọc vì 2 câu thơ mình mới nghĩ ra:
“Nhất phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn ”
“Bán trầm thủy để bán phù không “.

Chú tiểu cũng không làm tiếp được, sang xin thầy giúp. Nghe xong, sư cụ mừng quá, quỳ xuống tạ Phật vì quả thật 2 câu thơ của chú tiểu hợp với 2 câu của sư cụ, thành một bài tứ tuyệt rất hay.
Trần Trọng San đã dịch:
” ồng ba, mồng bốn, trăng mờ
Nửa dường móc bạc nửa như cung trời
Một bình ngọc trắng chia hai
Nửa chìm đáy nước nửa cài từng không “.

Làm xong bài thơ này lúc nửa đêm, sư cụ bảo chú tiểu đánh chuông tạ ơn Phật. Tình cờ cũng ngay lúc ấy trên thuyền, thi sĩ Trương Kế cũng không ngủ được vì không nghĩ được câu tiếp cho hai câu “Nguyệt lạc ô đề…”. Tự nhiên chuông chùa Hàn San vọng đến, gợi hứng cho thi nhân hoàn tất bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc bằng câu kết “…Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền..”.
Có người bình luận rằng “Bài thơ là nỗi buồn của Trương Kế gửi gắm trong một tiếng quạ kêu thảng thốt, lẻ loi trong đêm và nỗi sầu len vào giấc ngủ chập chờn của hàng cây phong đối diện với ánh lửa chài. Hai câu thơ tả thực mà không thực, nó hấp dẫn người đọc ở cái vẻ hư ảo của nó.
Những ‎ý thơ dường như không khớp nhau vì khi trăng lặn (nguyệt lạc), tức đã gần sáng, mà gần sáng (khác với nửa đêm – bán dạ) thì còn ai thức mà thỉnh chuông nữa. Tác giả viết những câu thơ trong chập chờn nửa tỉnh nửa mơ, gần sáng mà cứ tưởng nửa đêm. Đó là nỗi buồn của một người thi trượt, ấp ủ mộng công danh mà nay tan vỡ giống như Tú Xương vậy.

(6) Tiếng chuông đến từ chùa Hàn Sơn, nơi có hai vị sư Hàn Sơn và Thập Đắc nổi tiếng uyên thâm đạo học thời bấy giờ, ở ngoại thành Cô Tô đến làm khách của tác giả cũng giống như là tiếng chuông ảo. Câu thơ hay trong cái mơ màng hư ảo đó. Lấy một cái “giả thực” của ngoại cảnh để thể hiện một cái “đích thực” của tâm trạng là một đặc sắc nghệ thuật mà các tác giả cổ điển hay dùng. Nỗi buồn vô cớ hay nỗi buồn về nhân tình thế thái nói chung của tác giả, cho đến ngày nay vẫn chỉ là sự suy diễn. Chùa Hàn Sơn không chỉ thu hút du khách do bài thơ của Trương kế với thư pháp mà Ngày nay, khi đến viếng chùa Hàn Sơn, du khách có dịp chiêm ngưỡng bức bích họa nổi tiếng mang tên “Hàn Sơn – Thập Đắc” được khắc trên đá của danh họa La Sính Sở đời nhà Thanh, thủ bút của thư pháp gia nổi danh Trương Xư Liêu đời Tống qua bộ kinh Kim cương, hoặc khám phá Tàng kinh các – nơi lưu trữ kinh thư của nhà Phật.Ngoài ra, chùa Hàn Sơn còn có hệ thống tượng Phật, Tôn hành giả, Thập bát La Hán, các bia đá ghi lại những vần thơ tuyệt tác của các thi nhân ở Trường Lang và những quả chuông đã làm nên cái hồn cho Hàn Sơn tự, nhất là vào những đêm trừ tịch, khi 108 tiếng chuông ngân vang giữa đêm, người ta mới cảm hết được cái thần và hồn của Phong Kiều Dạ Bạc trên bến nước Cô Tô.
Cũng chính vì tiếng chuông chùa Hàn Sơn nổi tiếng như thế, cho nên hàng năm, đúng vào lúc giao thừa, chùa Hàn Sơn lại tổ chức Lễ hội thỉnh Đại hồng chung trang trọng, 108 tiếng chuông sẽ được gióng lên ngân nga. 108 tiếng chuông biểu trưng cho 108 phiền não mà con người thường phải đối mặt trong cuộc sống. Lễ hội này thường thu hút đông đảo Phật tử và du khách đến tham gia. Người ta tin rằng, người nào nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn vào đêm giao thừa thì 108 phiền não cũng sẽ được bay đi theo gió và trong năm mới không còn phiền muộn nữa.
Chùa Hàn Sơn được xếp vào danh mục một trong mười ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất Trung Hoa, mỗi năm có đến hàng triệu du khách trong và ngoài nước đến viếng chùa và thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình của vùng sông nước Cô Tô.

(7) Khoảng niên hiệu Quảng Hựu (1085-1091) đời Lý Nhân Tông, Sư qui tịch. Đoàn Văn Khâm thương tiếc làm lời văn điếu rằng:
Lánh chợ vào rừng tóc bạc phơ,
Non cao rũ áo ngát hương thừa,
Chùn khăn những muốn hầu bên chiếu,
Treo dép đà nghe khép cửa chùa.
Trăng rọi sân trai chim khắc khoải,
Tháp không bia chữ, mộ thờ ơ,
Bạn thiền thôi cũng đừng thương xót!
Non nước ngoài am đó dáng xưa. (Ngô Tất Tố)
(Lâm man bạch thủ độn kinh thành,
Phất tụ cao sơn viễn cánh hinh,
Kỷ nguyện tịnh trung xu trượng tịch,
Hốt văn di lý yểm thiền quynh.
Trai đình u điểu không đề nguyệt,
Cơ tháp thùy nhân vi tác minh,
Đạo lữ bất tu thương vĩnh biệt,
Viện tiền sơn thủy thị chân hình.)
Chú thích
-di lý: Trút dép, dùng điển trong “Truyền đăng lục”: nhà sư Đạt Ma tịch, táng ở chân núi Hùng Nhĩ, khi Tống Vân đi sứ Tây Vực, lại gặp nhà sư cầm một chiếc dép nói là đi sang Tây Trúc. Tống Vân về, sai người đào mộ và mở áo quan ra, thì chỉ thấy có một chiếc dép còn lại trong quan. Ở đây dùng điển này để nói về nhà sư Quảng Trí mất.

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.