TUY THIỀN TÔNG TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM CÓ HAI THIỀN SƯ CÙNG ĐẠO HIỆU BỔN TỊNH nhưng đó cũng là PHÁP HIỆU CHUNG cho mỗi chúng ta.
ÐỜI THỨ NHẤT MÔN ĐỆ LỤC TỔ HUỆ NĂNG- Một trong 43. Môn đệ xuất sắc. THIỀN SƯ BỔN TỊNH (? – 761) Và
Thiền Sư Bổn Tịnh (1100-1176) – Đời thứ 09, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (từ thời Vua Lý Nhân Tông đến thời Vua Lý Cao Tông)
Lịch sử Tổ Sư Thiền trải dài nhiều thế kỷ từ Ấn Độ sang Trung Quốc đến Việt Nam nhưng mãi đến thế kỷ thứ 12 này chúng ta mới tìm gặp trong Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam một vị Thiền sư có tâm đại bi cao quý và quảng đại đã dõng mãnh phát lời đại nguyện tuyệt diệu để lại cho đời sau . Đó là Thiền Sư Bổn Tinh ( đời thứ chín , thiền phái Vô Ngôn Thông ).
Sư thường phát đại nguyện:
– ” Nguyện con đời đời chẳng lầm tông chỉ của Phật, hạnh tự giác giác tha không bao giờ gián cách, dùng phương tiện dẫn dắt mọi người đồng vào một đạo “.
Cũng cách hơn 400 năm về trước , một trong 43 đệ tử của Lục Tổ Huệ Năng đời thứ nhất cũng có đạo hiệu là Bổn Tịnh để lại giai thoại như sau:
Đình thưa:
– Đệ tử trí thức tối tăm chưa biết Phật với Đạo nghĩa ấy thế nào?
Sư bảo:
– Nếu muốn cầu Phật, tức tâm là Phật. Nếu muốn hội Đạo, không tâm là Đạo.
– Thế nào tức tâm là Phật?
– Phật nhân tâm mà ngộ, tâm do Phật được bày. Nếu ngộ không tâm thì Phật cũng chẳng có.
– Thế nào không tâm là Đạo?
– Đạo vốn không tâm, không tâm gọi là Đạo. Nếu rõ không tâm thì không tâm tức là Đạo vậy.
Trộm nghĩ :
Đúng là “Phật tức tâm, tâm tức Phật” nhưng câu nói đó chỉ dành cho những ai thực sự giác ngộ, muốn tự trau nhiếp thân mình từ chỗ chưa hoàn thiện thành hoàn thiện, muốn tu hành để vươn lên từ phàm phu trở thành thiện nhân, rồi lên cao hơn là Thánh nhân và cao hơn nữa là thành Bồ tát, thành Phật.
Kính trân trọng.
Trong nhà Thiền, đạo hiệu Bổn Tịnh rất có ý nghĩa (1)
Trải dài đến thế kỷ 12 xuất hiện hai đại danh Tăng (2)
Cũng là tên chung mọi người… uyên nguyên bản năng
Đấy… Phật Tánh, Thể tịnh minh, chân tâm thường trú !
Riêng ….
Hành trạng thiền Sư đời thứ chín Vô Ngôn Thông lý thú (3)
Trải 3 triều đại nhà Lý … với tam giáo đồng nguyên (4)
Triệt ngộ Đạo rồi …sẵn sàng dẫn dắt bảo, khuyên
Tâm Bi quảng đại cao quý … thường phát đại nguyện (5)
Kính tri ân bài kệ thị tich……
Giúp hậu ..nhận ra thân huyễn (6)
Nhớ chuyện đại đệ tử Lục Tổ Huệ Năng thượng đường (7)
Ngộ KHÔNG TÂM, 4 đại không chủ … Phật lý xiển dương
Tính Giác hằng hữu được thể hiện qua ba dạng (8)
Phải chăng để thoát sinh tử, kiếp nạn ?
Yếu chỉ ba bộ kinh Đại thừa cần chiêm nghiệm sâu (9)
Thông điệp từ những câu kệ thị tịch rất nhiệm mầu (10)
Thần thông chính là diệu dụng của Thể Tánh (11)
Nam Mô Thiền Sư Bổn Tịnh tác đại chứng minh .
Huệ Hương
________________________________
Chú thích :
(1) Bổn Tịnh được giải thích như sau
bổn [bôn, bản )
1. gốc (cây)
2. vốn có, từ trước, nguồn gốc
Cội rễ cội nguồn của sự vật
• Tịnh là
1. sạch sẽ
2. Tính thuần ròng, Yên lặng
Từ điển trích dẫn
1. (Tính) Sạch sẽ, thanh khiết. ◎Như: “khiết tịnh” 潔淨 rất sạch, “song minh kỉ tịnh” 窗明几淨 cửa sổ sáng ghế sạch.
2. (Tính) Thuần, ròng. ◎Như: “tịnh lợi” 淨利 lời ròng, “tịnh trọng” 淨重 trọng lượng thuần (của chất liệu, không kể những phần bao, chứa đựng bên ngoài).
3. (Tính) Lâng lâng, yên lặng. ◎Như: “thanh tịnh” 清淨 trong sạch, yên lặng. § Ghi chú: Đạo Phật lấy “thanh tịnh” 清淨 làm cốt, cho nên đất Phật ở gọi là “tịnh độ” 淨土, chỗ tu hành gọi là “tịnh thất” 淨室. Người tu cầu được về nơi Phật ở gọi là “vãng sinh tịnh độ” 往生淨土.
(2) Thiền Sư Bổn Tịnh (?-761)
(Đời thứ 1 sau Lục Tổ)
Tư Không Sơn, Nhạc Tây
Lục Tổ Huệ Năng → Tư Không Bổn Tịnh
Thiền sư Bổn Tịnh (1100 – 1176) (Đời thứ 9, dòng Vô Ngôn Thông).
(3) Sư họ Kiều quê ở Phù Diễn, Vĩnh Khương. Thuở nhỏ rất hiếu học, thấu tột được lẽ sanh tử của đạo Phật, thông suốt thuyết nhân nghĩa của đạo Nho.
Sư xuất gia theo học với Thiền sư Mãn Giác ở chùa Giáo Nguyên, đạt được thâm chỉ Thiền tông.
Năm Đại Định thứ hai (1141), Sư lên núi Chí Linh, tu tại am Bình Dương. Quan hữu bật Ngụy Quốc Bảo mến phục đức hạnh của Sư, kính thờ làm thầy. Sau Sư nhận lời thỉnh của Thành Dương Công, đến trụ trì chùa Kiền An
(4) Triều đại nhà lý gồm 9 đời vua trị vì 216 năm
4. LÝ NHÂN TÔNG (1072-1127)
Tên húy là Càn Đức, con trưởng của Vua Lý Thánh Tông, mẹ đẻ là Linh Nhân Thái hậu (tức bà Ỷ Lan). Vua sinh ngày 25 tháng 1 năm Bính Ngọ (1066) tại kinh thành Thăng Long, lên ngôi tháng 1 năm Nhâm Tí (1072), ở ngôi 55 năm, mất ngày 12 tháng 12 năm Đinh Mùi (1127), thọ 61 tuổi.
Trong thời gian vua Lý Nhân Tông ở ngôi, nhà Tống có ý đồ xâm lược nước ta, vua và Thái úy Lý Thường Kiệt đã chủ động đánh đuổi quân Tống, và đã chiến thắng ở sông Như Nguyệt, đánh đuổi được quân Tống.
Năm 1076 vua cho mở trường Quốc Tử Giám ở kinh đô Thăng Long, cũng từ đây, nền giáo dục đại học của nước ta được khai sinh.
Trong 55 năm ở ngôi vua đã 8 lần đặt niên hiệu, đó là: Thái Ninh (1072-1076), Anh Vũ Chiêu Thắng (1076-1084), Quảng Hựu (1085-1092), Hội Phong (1092-1100), Long Phù (Long Phù Nguyên Hóa) (1101-1109), Hội Tường Đại Khánh (1110 – 1119), Thiên Phù Duệ Vũ (1120-1126), Thiên Phù Khánh Thọ (1127).
5. LÝ THẦN TÔNG (1127-1138)
Tên húy là Dương Hoán, con trưởng của em ruột vua Nhân Tông là Sùng Hiền Hầu, được Vua Trần Nhân Tông nhận làm con nuôi rồi sau truyền ngôi cho, mẹ đẻ là phu nhân họ Đỗ. Thần Tông là cháu ruột của Vua Nhân Tông. Vua sinh tháng 6 năm Bính Thân (1116), Năm Đinh Dậu (1117) thì được Nhân Tông nhận làm con nuôi. Khi vua Nhân Tông mất, ông được lên nối ngôi vào cuối tháng 12 năm Đinh Mùi (1127). Vua ở ngôi 10 năm, mất ngày 26 tháng 9 năm Mậu Ngọ (1138), thọ 22 tuổi.
Vua Lý Thần Tông coi trọng việc phát triển nông nghiệp, thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”, cho binh lính đổi phiên, cứ lần lượt 6 tháng một được về làm ruộng, do vậy nhân dân no đủ, an cư lạc nghiệp. Trong thời gian ở ngôi, vua Lý Thần Tông đã đặt hai niên hiệu: Thiên Thuận (1128-1132), Thiên Chương Bảo Tự (1133-1138).
6. LÝ ANH TÔNG (1138-1175)
Tên Húy là Thiên Tộ, con trưởng của Lý Thần Tông, mẹ đẻ là Lê thái hậu. Vua sinh tháng 4 năm Bính Thìn (1136) và lên ngôi ngày 1 tháng 10 năm Mậu Ngọ (1138), ở ngôi 37 năm, mất vào tháng 7 năm Ất Mùi (1175), thọ 39 tuổi.
Trong 37 năm ở ngôi, ông đã đặt 4 niên hiệu: Thiệu Minh (1138-1140), Đại Định (1140-1162), Chính Long Bảo Ứng (1163-1174), Thiên Cảm Chí Bảo (1174-1175).
7. LÝ CAO TÔNG (1175-1210)
Quan niệm Tam Giáo vì sao xuất hiện trong thời nhà Lý ?
Ý thức dân tộc, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng dân tộc, cùng với các yếu tố triết học, tôn giáo, đạo đức, chính trị – xã hội của Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo đã trở thành những nhân tố tinh thần tiêu biểu ảnh hưởng đến đời sống tinh thần xã hội thời kỳ này nói chung, đến tư tưởng chính trị nói riêng.
Chính vì vậy mà hình thành nên quan niệm “Tam giáo đồng quy”. Sự dung hoà “Tam giáo” là một thực thể hình thành một cách tự nhiên trong tình cảm và việc làm của người dân và đến thời kỳ Lý – Trần thì được chính quyền công nhận rộng rãi. Dung hoà “Tam giáo” không chỉ trong đời sống xã hội của người dân mà tồn tại trên cả bộ phận bên trên tức bộ phận quý tộc phong kiến.
Ở mức độ cao hơn là sự dung hợp giữa các hiện tượng văn hoá ngoại sinh đã được địa phương hoá với nhau. Sự dung hợp giữa Phật giáo với Đạo giáo là mối quan hệ lâu đời và bền chặt nhất. Ngay từ thời kì chống Bắc thuộc, hai tôn giáo này đã hoà quyện với nhau trong cuộc sống của người bình dân
“Tâm” không phải là trái tim bằng thịt của con người, mà là cái tâm có cảm giác, tri giác nó sẽ hình thành nên vạn vật, muốn khẳng định bản thể của tâm là gì thì không thể dùng một thuật ngữ đơn giản để nói rõ được. Nhà Phật gọi bản thể của tâm là “chân tâm”, muốn đạt tới cái gọi là “chân tâm” ta phải bỏ đi cái phần “vọng tâm”, “thức tâm”, “trần tâm”. Nho gia gọi cái tâm này là “bản tâm”, còn Đạo gia lại gọi là “đạo tâm”. Như vậy, Phật gia, Đạo gia, Nho gia đều có sự khác biệt về cách gọi, nhưng cái cốt yếu là chỉ cái tâm. Tuy có nhiều thuật ngữ để nói về tâm nhưng tóm lại tâm vốn vô thể (tức vô hình tướng).
(5) Sư thường phát đại nguyện:
– Nguyện con đời đời chẳng lầm tông chỉ của Phật, hạnh tự giác giác tha không bao giờ gián cách, dùng phương tiện dẫn dắt mọi người đồng vào một đạo.
(6) Niên hiệu Trinh Phù năm đầu (1176), tháng giêng, Sư không bệnh gọi chúng đến dạy:
Một đạo một đạo,
Mèo đá vẫy đuôi,
Nhảy bổ chụp chuột,
Lại hóa thành quỉ.
Nếu cần rành rõ,
Vàng sanh sông Lệ.
(Nhất quĩ nhất quĩ
Thạch miêu diêu vĩ
Trịch thân tróc thử
Hoàn hóa vi quỉ
Nhược yếu phân minh
Kim sanh Lệ thủy.
Và kệ:
Thân huyễn vốn từ không tịch sanh,
Dường tợ trong gương hiện bóng hình.
Bóng hình giác rõ không tất cả,
Thân huyễn chớp mắt chứng tướng chân.
(Huyễn thân bản tự không tịch sanh,
Du như cảnh trung xuất hình tượng.
Hình tượng giác liễu nhất thiết không,
Huyễn thân tu du chứng thật tướng.)
Nói kệ xong, Sư thị tịch, thọ bảy mươi bảy tuổi
(7) Đời Đường niên hiệu Thiên Bảo năm thứ ba (744 T.L.) vua Huyền Tông sai Trung sứ Dương Quang Đình vào núi cắt dây thường xuân. Dương Quang Đình tình cờgặp được thất của Sư. ( một trong thập đại đệ tử của Lục Tổ Huệ Năng đời thứ nhất )
Đình thưa:
– Đệ tử trí thức tối tăm chưa biết Phật với Đạo nghĩa ấy thế nào?
Sư bảo:
– Nếu muốn cầu Phật, tức tâm là Phật. Nếu muốn hội Đạo, không tâm là Đạo.
– Thế nào tức tâm là Phật?
– Phật nhân tâm mà ngộ, tâm do Phật được bày. Nếu ngộ không tâm thì Phật cũng chẳng có.
– Thế nào không tâm là Đạo?
– Đạo vốn không tâm, không tâm gọi là Đạo. Nếu rõ không tâm thì không tâm tức là Đạo vậy.
Quang Đình đảnh lễ tin nhận.
Trở về triều, Quang Đình tâu hết việc trong núi cho vua nghe. Vua ban sắc lệnh sai Quang Đình đi thỉnh Sư. Ngày mười ba tháng chạp, Sư theo sứ về đến đế đô, Vua thỉnh ở chùa Bạch Liên.
Đến ngày rằm tháng hai năm sau, Vua mời hết những danh Tăng và các người học Phật uyên bác đến nội đạo tràng (đạo tràngtrong cung) cùng Sư xiển dương Phật lý.
Khi ấy, có Thiền sư Viễn lên tiếng hỏi Sư:
– Nay đối Thánh thượng để xét lường tôn chỉ, cần phải hỏi thẳng, đáp thẳng, không cần dùng nhiều lời. Như chỗ thấy của Thiền sư lấy gì làm đạo?
Sư đáp:- Không tâm là đạo.
Viễn hỏi:- Đạo nhân tâm mà có, đâu được nói không tâm là đạo?
Sư đáp:
– Đạo vốn không tên, nhân tâm có đạo. Tâm và tên nếu có thì đạo không rỗng suốt. Tột tâm đã không thì đạo nương đâu mà lập? Cả hai đều là giả danh.
Viễn hỏi:- Thiền sư thấy thân tâm là đạo rồi chăng?
Sư đáp:- Sơn tăng thân tâm xưa nay là đạo.
Viễn hỏi:
– Vừa nói không tâm là đạo, giờ lại nói thân tâm xưa nay là đạo, đâu không trái nhau?
Sư đáp:
– Không tâm là đạo, tâm mất đạo không, tâm đạo nhất như nên nói không tâm là đạo. Thân tâm xưa nay là đạo, đạo cũng vốn là thân tâm, thân tâm vốn đã là không, đạo cũng không tột nguồn chẳng có.
Viễn hỏi:- Xem hình thể Thiền sư rất nhỏ đâu thể hội được lý này?
Sư đáp:
– Đại đức chỉ thấy tướng Sơn tăng, chẳng thấy được không tướng của Sơn tăng. Thấy tướng là chỗ thấy của Đại đức, kinh nói “phàm có tướng đều là hư vọng, nếu thấy các tướng chẳng phải tướng, tức ngộ được đạo kia”. Nếu lấy tướng cho là thật thì cùng kiếp không thể ngộ đạo.
Viễn bảo:- Nay thỉnh Thiền sư ở trên tướng nói không tướng.
Sư đáp:
– Kinh Tịnh Danh nói: “Bốn đại không chủ, thân cũng không ngã, chỗ thấy không ngã, cùng đạo tương ưng.” Đại đức nếu cho tứ đại có chủ là ngã, nếu thấy có ngã thì cùng kiếp không thể hội đạo.
Viễn nghe nói thất sắc lặng lẽ rút lui.
Sư có bài kệ:
Tứ đại vô chủ phục như thủy
Ngộ khúc phùng trực vô bỉ thử
Tịnh uế lưỡng xứ bất sanh tâm
Ủng quyết hà tằng hữu nhị ý
Xúc cảnh đản tợ thủy vô tâm
Tại thế tung hoành hữu hà sự.
Dịch:
Bốn đại không chủ cũng như nước
Dù gặp cong ngay chẳng kia đây
Hai nơi nhơ sạch tâm không sanh
Thông bít chưa từng có hai ý
Xúc cảnh chỉ như nước không tâm
Ở thế tung hoành nào có việc?
Một đại như thế, bốn đại cũng vậy. Nếu rõ bốn đại không chủ tức ngộ không tâm. Nếu rõ không tâm tự nhiên hợp đạo.
Thiền sư Minh Chí hỏi:
– Nếu nói không tâm là đạo, ngói gạch không tâm cũng ưng là đạo? Thân tâm xưa nay là đạo, tứ sanh thập loại đều có thân tâm cũng ưng là đạo?
Sư đáp:
– Đại đức nếu hiểu bằng vào thấy nghe hiểu biết thì cùng đạo khác xa, tức là người cầu thấy nghe hiểu biết, không phải là người cầu đạo. Kinh nói: “không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý…”. Sáu căn còn không, thấy nghe hiểu biết nương đâu mà lập. Cùng tột gốc nguồn chẳng có thì chỗ nào còn tâm? Đâu không đồng với cỏ cây ngói gạch.
Minh Chí lặng thinh thối lui.
Sư có bài kệ:
Kiến văn giác tri vô chướng ngại
Thanh hương vị xúc thường tam-muội
Như điểu không trung chỉ ma phi
Vô thủ vô xả vô tắng ái
Nhược hội ứng xứ bản vô tâm
Thủy đắc danh vi Quán Tự Tại.
Dịch:
Thấy nghe hiểu biết không chướng ngại
Tiếng mùi vị chạm thường tam-muội
Như chim trong không mặc tình bay
Không thủ không xả không thương ghét
Nếu hội mỗi nơi vốn không tâm
Mới được tên là Quán Tự Tại.
(8) Tuệ Giác hằng hữu gồm 3 dạng Giác ( BẢN GIÁC, THUỶ GIÁC, CỨU CÁNH GIÁC )
Trong Phật Học Từ Điển của Đoàn Trung Còn có ghi: “Bổn Giác: Đức giác tri vốn sẳn. Tâm thể của chúng sanh tự tánh thanh tịnh, lìa khỏi hết thảy các tướng quấy, chiếu sáng khắp mọi lẽ, thiêng liêng đủ mọi bề , đó chẳng cần phải tu mới thành ra thế, mà là cái đức tiánh vốn sẳn có như vậy… Kêu là Bổn Giác tức là Pháp Thân của Như Lai vậy.”
Trong “Phật Quang Đại Từ Điển” viết về Thủy Giác như sau:
“Thủy Giác , đối lại với Bản Giác.
Sự giác ngộ do quá trình tu tập hậu thiên mà đạt được.
Luận Đại thừa khởi tín cho rằng thức A lại da có 2 nghĩa là Giác và Bất giác, Giác lại có Thủy giác và Bản giác khác nhau. Trong đó, trải qua quá trình tu tập hậu thiên, dần dần đoạn trừ vọng nhiễm từ vô thủy đến giờ mà biết được nguồn tâm tiên thiên, gọi là Thủy giác, cũng tức là phát tâm tu hành, lần lượt sinh khởi trí đoạn hoặc, phá vô minh, trở về bản tính thanh tịnh của Bản giác. Đại thừa cho rằng tâm người ta xưa nay vốn lặng lẽ bất động, không sinh không diệt, thanh tịnh vô nhiễm, gọi là Bản giác(tâm thể giác biết xưa nay vốn lìa niệm); sau vì gióvô minh dấy động, sinh ra các hoạt động ý thức thế tục, từ đó có các sự sai biệt ở thế gian, đó gọi là Bất giác; cho đến khi được nghe Phật pháp, mở ra Bản giác, huân tập Bất giác, đồng thời dung hợp Bất giác và Bản giác làm một, tức gọi là Thủy giác.
Cứu Cánh Giác: Chỉ hàng Bố Tát Thập Địa đã hoàn thành nhân hạnh, vì tương ưng với nhất niệm huệ nên rõ biết được ngồn tâm và xa lìa niệm vi tế, thấy suốt tâm tánh, cho nên gọi là Cứu Cánh Giác. Do đây tiến tới Phật Quả, thành tựu Đại GiácThủy Bản bất nhị, tuyệt đối bình đẳng.Vì sự lưu chuyễn trong cõi mê không ra ngoài 4 tướng sanh, trụ, dị, diệt của tâm chúng sanh, cho nên theo thứ lớp ngược dòng hoàn diệt, rõ biết 4 tướng nầy thì vào 4 giai vị ấy. Nghĩa là Bất giác thì rõ biết tướng DIỆT của tâm chúng sanh. Tương Tợ Giác thì rõ biết tướng DỊ của tâm. Tùy Phần Giác thì rõ biết tướng TRỤ của tâm. Cứu Cánh Giác thì rõ biết tướng SANH của tâm.
Phản Lưu tức là ngược dòng sinh tử mà hướng trở về Giác Ngộ Bồ Đề .
Bởi vậy, Thủy Bản bất nhị tuyệt đối bình đẳng và hoàn toàn vượt ngoài phạm vi mang tánh đối lập. Để thuyết minh về tướng của Bản Giác có thể dung hai nghĩa: Tùy Nhiễm và Tánh Tịnh. Nếu nói theo tác dụng của nó thì có thể dùng Tùy Nhiễm Bản Giác để giải thích. Nếu nói theo thể đức của nó thì dung Tánh Tịnh Bản Giác để giải thích
(9) Linh Kim Cang “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” nghĩa là hễ cái gì có tướng đều là huyễn hoá. Nhưng cần hiểu đúng 2 từ hữu tướng và hư vọng, nếu không vẫn nhầm lẫn.
Hữu Tướng có 2 nghĩa:
Một là tướng tự nhiên, khách quan, độc lập với nhận thức chủ quan, đó là thực tướng của mọi sự vật.
Hai là tướng do khái niệm định dạng hoặc định nghĩa một cách chủ quan, đó là giả tướng do tưởng sinh.
Kinh Bát Nhã
Đạo áp dụng cho tất cả nhân loại, không phân biệt ai. Tâm Kinh mở đầu: ‘Quán tự tại Bồ tát hành tâm (có người nói Thành Tâm) Bát nhã ba-la-mật thời chiếu kiến ngũ uẩn…’ Thầy giảng: Bồ tát an vị (thiền-ngồi yên : Quán) trong cảnh tự tại…..thì thấy Năm uẩn đều không có Tướng, nên vượt qua cảnh khổ não
– Kinh Tịnh Danh nói: “Bốn đại không chủ, thân cũng không ngã, chỗ thấy không ngã, cùng đạo tương ưng.”
(10) Ngày nào mọi người thấy được thân ngũ uẩn này là giả huyễn thì mới thoát được ra khỏi sinh tử luân hồi
giải thoát cũng được hiểu là Niết-bàn, cũng đồng nghĩa với vô ngã. Niết- bàn nghĩa là dập tắt hết các phiền não dục vọng làm con người bất an khổ não. Vô ngã là không còn chấp vào cái tôi sinh ra tham, sân, si…Niết-bàn có thể xúc chạm được, có thể chứng nghiệm ngay hiện tại chứ không phải đợi đến sau khi chết. Vì vậy, giải thoát là sự chuyển hóa những phiền não, xa lìa ngã chấp, thấy rõ thực tại của vạn pháp nên tâm tự tại.
Căn cứ vào ý nghĩa của khái niệm giải thoát sinh tử là sự cụ thể hóa của khái niệm này. Nói cách khác, khái niệm giải thoát sinh tử là nhấn mạnh đến mục đích của sự tu tập là nhằm đoạn tận ái dục, chấm dứt con đường sinh tử theo nghiệp báo thiện ác.
Trong chương Một pháp, khi Phật thuyết (Như thị ngữ) thuộc Tiểu bộ (Khuddaka Nikaya). Đức Phật dạy có một pháp đưa đến không còn tái sinh. Đó là hãy từ bỏ tham ái, hãy từ bỏ sân hận, hãy từ bỏ si mê, hãy từ bỏ phẫn nộ, hãy từ bỏ gièm pha, hãy từ bỏ kiêu mạn. Từ bỏ pháp bất thiện là từ bỏ nghiệp nhân đưa đến sinh tử nên không còn tái sinh nữa. Ở đây cũng cần phải hiểu tái sinh là tái sinh theo nghiệp.
Tu học là để nhận diện những chỗ kẹt ở trong tâm mình. Tâm ở đây nó rất là cụ thể, nó là thọ, là tưởng, là hành, và là thức, trong đó có những thói quen, những tập khí, những tri giác sai lầm, những lề lối suy tư sai lầm, những nhận thức sai lầm.
Tu tập tức là dùng chánh niệm soi ánh sáng vào để thấy được những chỗ kẹt đó. Khi khai thông được những chỗ kẹt đó rồi thì cái mặt trời trí tuệ không phải từ bên ngoài chiếu vào mà tự bên trong nó bừng chiếu ra,
Đó là Tuệ Giác
(11) Sáu phép thần thông của Phật rất khác. Phật đi vào cảnh giới của Sắc mà không bị sắc mê hoặc, đi vào cảnh giới của Thanh mà không bị thanh mê hoặc, đi vào cảnh giới của Hương mà không bị hương mê hoặc, đi vào cảnh giới của Vị mà không bị vị mê hoặc, đi vào cảnh giới của Xúc mà không bị xúc mê hoặc, đi vào cảnh giới của Pháp mà không bị pháp mê hoặc, tại vì Phật đã đạt tới cái thấy là sáu cái (sắc, thanh, hương vị, xúc và pháp) đều biểu hiện tính Không (không tướng) và những cái ấy đều không thể ràng buộc người tu không bám víu (vô y đạo nhân).
( trích ngữ lục Lâm Tế)
Thiền Sư Khánh Hỷ
Uổng công thôi hỏi sắc cùng không,
Học đạo gì hơn phỏng Tổ tông.
Ngoài trời tìm tâm thật khó thấy,
Thế gian trồng quế đâu thành tòng.
Đầu lông trùm cả càn khôn thảy,
Hạt cải bao gồm nhật nguyệt trong.
Đại dụng hiện tiền tay nắm vững,
Ai phân phàm Thánh với tây đông.