Nữ Tổ Sư Thiền đầu tiên trong Vườn Thiền Phật Giáo Đại Việt
Thiền Sư Ni Diệu Nhân (1041 – 1113), đời 17 Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi ( Thời Vua Lý Nhân Tông)
Trong kho tàng lịch sử dân tộc Việt Nam, cách đây gần một ngàn năm về trước vào đời Lý, Thái hậu Ỷ Lan là một trong số rất ít phụ nữ làm nên những kỳ tích lịch sử. Ngoài Thái hậu Ỷ Lan, người nữ Phật tử đầu tiên, đồng thời cũng là vị Ni sư đầu tiên, không ai khác hơn là Ni sư Diệu Nhân, (1041-1113) – một Thiền sư Ni tu hành đắc pháp, là Ni sư đầu tiên ở Việt Nam được tôn vinh là Tổ sư thiền, làm gương mẫu cho Ni Giới VN góp phần phát triển Phật pháp, nối mạch truyền thống ( Đạo của Từ Bi và Trí Tuệ ) để thực hiện chân lý bình đẳng, làm lợi ích cho nhân sinh.
Được biết nhân dịp kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam vào năm 2019 trong hai ngày 26, 27-10, tại Học viện Phật giáo Việt Nam (Sóc Sơn, Hà Nội), Phân ban Ni giới Trung ương (Giáo hội Phật giáo Việt Nam), Viện Nghiên cứu Phật học và Học viện Phật giáo Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Nữ Phật tử với Phật giáo Việt Nam” và lễ tưởng niệm 906 năm viên tịch của Ni sư Diệu Nhân – một hiện tượng độc đáo trong lịch sử Phật giáo Việt Nam và tôn vinh những đóng góp của các nữ phật tử trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc được tiếp nối mãi cho đến nay …..
Thời Trần, có Ni sư Tuệ Thông, tu trên núi Thanh Lương, hành khổ hạnh, trì giới chuyên cần, tuệ giải thông suốt. Thời vua Lê chúa Trịnh có Ni sư Diệu Đăng, Ni sư Diệu Tín xuất thân danh giá quý tộc, giác ngộ lẽ vô thường nên từ bỏ phú quý, tìm về Yên Tử xuất gia tu tập. Ở miền Nam, đến đầu thế kỷ XX, nhiều Ni sư đã có công lao đóng góp cho sự hưng khởi phong trào tu tập của Ni giới như Ni sư Diệu Ngọc (1885-1952), Ni sư Diệu Tịnh (1910-1942).
Các bậc trưởng lão của Ni giới Việt Nam do tu hành cẩn trọng, trì giới nghiêm mật, nên xứng đáng là những chư ni gương mẫu của Đức Phật mà điển hình trong số ấy có thể kể đến là Sư Bà Diệu Không ( 1905-1997) cũng như Ni Sư Diệu Nhân Sư bà xuất thân từ gia đình quyền quý, nhưng lại phát tâm hiến dâng cuộc đời cho đạo pháp và dân tộc. Và đặc biệt, Sư bà đã phát tâm Đại thừa, tận tâm tận lực chăm lo cho tứ chúng. Điều vô cùng quý báu này đã thể hiện rõ nét hình ảnh cao đẹp của một người hảo tâm xuất gia.đã để lại bộ Đại Trí Độ luận, và nhiều tác phẩm khác , ngoài ra còn có Ni Trưởng Như Thanh một đời phạm hạnh thanh tịnh và công đức viên mãn, . Ni trưởng Trí Hải (1938-2003) người có kiến thức Phật học và thế học uyên thâm đã để lại cho đời nhiều công trình nghiên cứu, trước tác và dịch thuật có giá trị.và gần đây nhất tại hải ngoại có Sư Bà Diệu Tâm đệ tử của Sư Bà Diệu Không cũng được tôn vinh về giới Đức và hạnh Đức .
Riêng bài kệ thị tịch của Ni sư nhắn bảo đã gây chấn động mãnh liệt nơi nội tâm, thức tỉnh chúng ta trên dòng sinh tử, để lại dấu ấn đậm sâu, thắm đượm mãi trong lòng người đến tận hôm nay và mai sau. Ni Sư Diệu Nhân, và cũng là vị nữ sĩ ban đầu trong nền Văn học Việt Nam.
Sanh già bệnh chết,
Xưa nay lẽ thường.
Muốn cầu thoát ra,
Mở trói thêm ràng.( đứng về mặt bản thể ) cho người. thiện căn thiện trí
Mê đó tìm Phật,
Lầm đó cầu thiền.
Phật, Thiền chẳng cầu,
Uổng miệng không lời.
(Sanh lão bệnh tử
Tự cổ thường nhiên
Dục cầu xuất ly
Giải phược thiêm triền.
Mê chi cầu Phật
Hoặc chi cầu thiền
Thiền, Phật bất cầu
Uổng khẩu vô ngôn.)
Dù chỉ một bài thi kệ, nhưng với một bài thôi, một lời thôi, những lời nói như nhiên, tự nhiên, những xác quyết rõ ràng về nguyên lý chân thật của kiếp người. Chừng đó, chỉ chừng đó, với chừng đó cũng đủ bặt ngôn trọn ý, phủ trùm lên cõi tử sinh vô tận, đong đầy kín lối nẽo nhân gian, đưa đường dẫn lối chúng ta, từ sông mê bể khổ, tìm về bờ giác.
Ni sư đã nhắc lại qui luật của sinh tử vô thường của kiếp người của cuộc đời của vạn pháp. Đó là lẽ thường nhiên. Tuy là dạy đệ tử nhưng cũng chính là lại một lần nữa khẳng định Sư đã chứng ngộ Niết bàn tịch tĩnh an nhiên trước sự vô thường.
Qua thi kệ và ngữ lục hiện còn, có thể khẳng định Ni sư Diệu nhân là Thiền Sư Ni đắc đạo, thông tỏ cái lý Tính Không của các pháp và thấu triệt tinh thần Vô Trụ của kinh văn hệ Bát Nhã, với tinh thần phá chấp triệt để. Đây là cốt tủy tinh yếu của Kinh Kim Cương mà Đức Phật đã nêu ra khi giảng thuyết cho Ngài Tu Bồ Đề cùng đại chúng tại Tinh Xá Kỳ Viên với câu hỏi là: Làm sao để thấy tâm, hàng phục tâm. Đây là tư tưởng Đại thừa mà trong quá trình hành trì tu tập, Ni sư thường truyền dạy cho đệ tử.
Do được truyền trao tư tưởng của Thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi, Ni sư đã cho ta thấy rõ sự Chứng Ngộ của Ngài qua câu trả lời đệ tử là: “Xưa nay vốn không đi”. Và câu hỏi: Ngồi yên là thế nào?… đều toát lên tinh thần Bát Nhã, nhất thừa pháp. Nhà thiền có câu: Vô ngôn thị đạo, bởi pháp môn hành trì tu tập của thiền là chú trọng đến tâm,tâm mà định lặng lẽ, tịch tĩnh là đã thấy được Bản lai diện mục, thấy được tự tính tức Giác ngộ Phật tính. Kiến tính thành Phật ,“tâm tịch nhi thị tri danh chân Phật”. Cái tâm không phải là vật chất mà có thể nhìn, cầm được, mà nó chỉ là sự cảm nhận trực nhận, bằng trực cảm.
Ni sư Diệu Nhân đã chứng đạt qua tinh thần vô trụ, “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm”. Có đệ tử hỏi: “Tất cả chúng sinh bệnh thì ta cũng bệnh, tại sao lại phải kiêng tránh thanh sắc?” Sư đã dẫn lời trong kinh mà dạy rằng: “Nếu người nào thấy ta bằng hình tướng cầu ta bằng âm thanh, người đó theo tà đạo không bao giờ thấy được Như Lai”. Câu này nói lên sự phá bỏ chấp trước phá bỏ định kiến, bám víu của các đệ tử.
Chỉ cần qua lời chỉ dạy của Ni sư chúng ta đã thấy được chỗ tâm yếu mà Ngài đang thực hành, đây chính là yếu chỉ của nhà Thiền, luôn luôn sống với tâm tĩnh lặng đó chính là tự tính, đó chính là chỗ sống với Phật tâm của chính mình.
Sống được với tâm thanh tịnh rồi thì dù đi đứng nằm ngồi, nói năng động tịnh đều là diệu dụng thù thắng. Mặc dù biết vậy, nhưng chúng ta vẫn bị âm thanh sắc tướng làm cho mê hoặc, chỉ cần một vài lời khen, một hai câu chê là chúng ta đã chạy theo buồn vui vạn dặm, nên Ngài nhắc thức phải nên tránh xa âm thanh, sắc tướng.
(Trích đoạn bài viết của Bảo Châu trong buổi hội thảo về ngày phụ nữ 3/11/2019 đăng trên báo Pháp Luật online )
Kính ngưỡng Ni Sư Diệu Nhân …
Vị Nữ Tổ Sư Thiền đầu tiên trong Phật Giáo Đại Việt !
Dòng dõi quý tộc… (1)
xem nhẹ vinh hoa phù phiếm quyết định xuất gia (2)
Trụ trì Ni Viện Hương Hải mười năm…
… Được tôn Ni Sư ..Lịnh vua chính thức ban ra (3)
Chứng tỏ … kế thừa tinh yếu truyền thống Phật (4)
Thiền sinh sẽ tìm thấy cốt lõi kinh Duy Ma Cật (5)
Dựa vào câu hỏi từ môn đồ học pháp với Ni Sư (6)
Cuộc đối thoại … trở về nguồn…rõ được Chân Như
Nhớ lời Phật 15 chất liệu tạo cõi Phật Thanh tịnh (7)
Bài kệ thị tịch đạt giá trị ” Bậc Tôn Túc” thấy được Tự tính (8)
Tư tưởng coi sống chết là việc bình thường,
Tạo đời sống tinh thần đúng yếu chỉ Kinh Kim Cương (9)
Kính tán dương Vị Nữ Tổ Sư Thiền anh tú và hy hữu(10)
Nam Mô Thiền Sư Ni Diệu Nhân tác đại chứng minh
Huệ Hương – Melbourne 28/9/2021
Chú thích :
(1) Bà tên Ngọc Kiều là trưởng nữ của Phụng Càn Vương. Thuở nhỏ bà thiên tư thuần hậu, ngôn hạnh đoan trang, được vua Lý Thánh Tông nuôi trong cung. Lớn lên Vua gả cho người họ Lê, làm quan Châu mục ở Chân Đăng.
Theo Đại Việt Sử ký Ngài Phụng Càn Vương (Lý Nhật Trung), thái tử con vua Lý Thái Tông, là em thứ của vua Lý Thánh Tông , do vậy Bà là công chúa, Cháu nội của và Lý Thái Tông.
(2) Chồng mất, bà tự thệ thủ tiết không chịu tái giá. thường đọc kinh sách Đại thừa.
Một hôm bà than:
– Ta xem tất cả pháp trong thế gian như giấc mộng, huyễn ảo, huống là các thứ phù vinh mà đáng trông cậy sao?
Thế rồi bà đem tất cả tư trang ra bố thí, cạo tóc xuất gia, đến Thiền sư Chân Không ở làng Phù Đổng xin thọ giới Bồ-tát, và học hỏi tâm yếu.
(3) Thiền sư Chân Không cho bà pháp danh Diệu Nhân và dạy trụ trì Ni viện Hương Hải ở làng Phù Đổng, Tiên Du, .ni viện Hương Hải này có nằm cạnh khuôn viên chùa Bảo Cảm. Của Thiền Sư Chân Không và Ni sư Diệu Nhân ở tại ni viện này cho đến khi mất.
Hằng ngày, bà gìn giữ giới luật và hành thiền được chánh định, là bậc mẫu mực trong Ni chúng thời ấy.
. Ở góc độ lịch sử Thiền tông, Ni sư Diệu Nhân là nữ thiền sư duy nhất được chép chính thức trong bộ sách lịch sử Thiền tông Việt Nam (Thiền Uyển Tập Anh); Ni sư Tổ Diệu Nhân là một trong 68 vị Thiền sư anh tú trong Vườn thiền của dân tộc
(4) điều công chúa thốt ra mà Thiền Uyển Tập Anh đã chọn ghi lại, đó là trăn trở của một trí thức có trình độ học vấn cao về vấn đề triết lý đời người và kiếp người mà thời đại đang quan tâm: “Ta xem tất cả các pháp trong thế gian đều như mộng ảo, huống gì là những thứ vinh hoa phù phiếm mà có thể trông cậy được sao?6”. Như vậy, sự lựa chọn của công chúa Ngọc Kiều khi quyết định xuất gia theo Thiền sư Chân Không thuộc Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, đã là sự lựa chọn triết lý Thiền trong so sánh với Nho và Đạo đương thời.
(5) Nội dung tư tưởng kinh Duy Ma lấy tư tưởng Bát nhã làm nền tảng, tức tư tưởng Tánh không. Tư tưởng Bát nhã mang sắc thái Nhất nguyên luận, chủ trương các pháp vốn thanh tịnh, không sinh không diệt, bình đẳng bất nhị … Trên cơ sở tư tưởng chân không của Bát nhã, kinh Duy Ma vận dụng và triển khai tư tưởng Diệu hữu của kinh Hoa Nghiêm một cách triệt để, có thể thấy được sự giống nhau giữa Duy Ma và Hoa Nghiêm qua tư tưởng diệu hữu này.
Tư tưởng kinh Duy Ma có thể được khái quát như sau:
Tâm tịnh độ tịnh:
Tịnh độ là một trong những chủ đề cốt lõi của kinh và xuyên suốt hệ thống tư tưởng của kinh, Muốn được cõi Phật thanh tịnh, không phải chỉ nguyện suông mà phải hành động và tu tập theo gương hạnh chư Bồ-tát.
Xác định tâm tịnh độ tịnh hoặc thế giới thanh tịnh hay ô nhiễm do tâm là lập trường của Đại thừa. Tuy nhiên, tư tưởng Nguyên thủy chủ trương cũng không có gì khác biệt, phải nói rằng chủ trương tâm tịnh độ tịnh chỉ triển khai trên nền tảng giáo lý Nguyên thủy mà thôi. Kinh Trung Bộ bài thứ 7 ví dụ Tấm vải I, Đức Phật dạy: “Như một tấm vải dơ bẩn dù được nhuộm với màu sắc gì nó vẫn dơ và xấu, còn một tấm vải mới và sạch nhuộm màu gì thì nó cũng đẹp. Cũng vậy, với một tâm cấu uế thì làm việc gì cũng trở thành cấu uế; với một tâm không cấu uế thì làm việc gì cũng thanh tịnh”.
Tư tưởng bất tư nghì giải thoát:
Tất cả những gì được biểu hiện trên cõi đời này đều là biểu hiện của thể tánh thanh tịnh, do đó chúng là mầu nhiệm, là không thể nghĩ bàn. Nói cách khác, chúng là biểu hiện duyên khởi, trên nền tảng Tánh không.
Thế giới bản chất là pháp giới (Dhamadattu), khi tâm phân biệt chấp thủ thì thế giới đầy đau khổ và biến động nhưng khi tâm không còn chấp thủ nữa thì thế giới trở nên an bình vô ngại… Tư tưởng Nguyên thủy cũng đã có lập trường tương tự, sự vi diệu của thân thể và thế giới qua lập trường duyên sinh và vô ngã của 5 uẩn, 5 khổ uẩn có mặt khi có chấp thủ, khi chấp thủ đã rơi rụng thì pháp uẩn có mặt, nghĩa là pháp giới thanh tịnh.
Người đạt được bất tư nghì giải thoát không còn bị giới hạn bởi các cặp phạm trù: tịnh uế, thiện bất thiện, lớn nhỏ, trong ngoài, xa gần, quá khứ, hiện tại, vị lai… Do vậy mọi sự mầu nhiệm xảy ra đó là cảnh giới bất tư nghì, khi ấy đạo tràng của Bồ tát hiện diện khắp nơi, dù là dâm phòng, tửu điếm… đều khứ lai tự tại.
Tư tưởng bất nhị:
Kinh Duy Ma được xây dựng trên nền tư tưởng Bát Nhã và Hoa Nghiêm: các pháp không có tự tánh, không sinh không diệt, vô tướng, bất khả thuyết… Bất nhị là đúc kết lý thuyết chân không diệu hữu mà Bát Nhã và Hoa Nghiêm đã triển khai. Duy Ma dạy: “ Sắc và không là hai nhưng sắc là không, không phải sắc diệt mới không mà là sắc tánh tự không; cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức…”. Rõ ràng tư tưởng Bất nhị có sắc thái Nhất nguyên luận. Tuy nhiên Duy Ma không ngừng lại ở triết lý siêu việt mà đưa tư tưởng Bất nhị vào đời sống thực nghiệm tâm linh hiện thực rằng: “Nhãn và sắc là hai nhưng nếu biết nhãn đối với sắc không tham, sân, si thì đó là tịch diệt… cho đến ý với pháp là hai, nhưng ý đối với pháp không tham, sân, si thì đó là tịch diệt, sống trong ấy là nhập vào pháp môn Bất nhị”. Như vậy tư tưởng Bất nhị cũng đã triển khai dựa vào cơ sở tư tưởng Nguyên thủy về tu tập tịch diệt ở nơi các pháp qua 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới, ngay cả quan niệm Bất nhị qua sự im lặng của Duy Ma hay sự siêu việt vấn đáp của Văn Thù cũng chỉ là vô hý luận mà tư tưởng Nguyên thủy đã trình bày.
Phải công nhận điểm đặc biệt và nổi bật của kinh là tạo nên một đường lối mới, một sinh khí mới. Đường lối mới ấy đã làm cân bằng con đường tâm linh và con đường xã hội, mặt khác thực tế hóa, đại chúng hóa con đường giải thoát của đạo Phật tuy rằng đã chỉ trích Mười vị đệ tử lớn nhất trong hàng Thanh văn và bốn vị trong hàng Bồ-tát lần lượt trình bày những lần gặp gỡ với Duy-ma-cật và bị ông “sửa lưng”. Thật ra đó là 14 đề tài nhỏ mà kinh muốn gởi đến chúng ta, qua hình thức trình bày như một kịch bản, có người tung hứng, các nhân vật có người được người thua. Người thắng luôn luôn là Duy-ma-cật, người thua là các đệ tử Phật. Có điều, người thua cuộc kể lại chuyện mình thuần túy chỉ là kể lại, không phàn nàn mà còn thán phục khen ngợi.
Duy-ma-cật chưa xuất hiện, nhưng ông được giới thiệu như một nhân vật cực kỳ ưu việt. Kinh dành riêng một phẩm để nói về những đức tính, công hạnh, cuộc đời của ông, với danh xưng ca ngợi không thua một vị Bồ-tát nào. Như các đại Bồ-tát Văn-thù, Phổ Hiền, Quan Âm được xưng tụng, ở đây một cư sĩ tại gia thế tục sống hòa mình trong cộng đồng, có gia quyến của cải thế lực kinh người, khi làm kinh tế hay khi giải trí vui chơi, đều có khả năng thu hút và giáo hóa. Ông sử dụng ảnh hưởng rộng lớn của mình như một phương tiện đi vào đời, gần gũi mọi tầng lớp từ đạo sĩ du tăng đến ca lâu kỹ viện, sống chung mà không nhiễm, tìm cách giáo hóa đưa về đường lành.
Một nhân vật như thế hẳn được nhiều người ái mộ. Để tạo cơ hội gặp gỡ hơn nữa, ông giả vờ bệnh, nhân đó mọi người lại đến thăm. Giữa tầng lớp quyền quý, trí thức, vô số người trong xã hội ấy, ông trình bày một cách quán sát thân thể, nhìn ngắm thân thể như một đối tượng nghiên cứu để thấy rõ thực chất. Còn chúng ta, ít khi có dịp thấy mình, hoặc có thấy cũng dưới lớp áo trang điểm che mất sự thật. Phá được cái vỏ chấp thân, tâm ta dễ hòa đồng với muôn người và phát triển nhiều đức tính tốt làm lợi ích rộng lớn. Con đường Bồ-tát bắt đầu từ chỗ phá ngã.
Chỉ nghe kể lại mà Duy-ma-cật đã có biện tài và uy lực như thế, huống chi gặp gỡ. Bồ-tát Văn-thù là người hướng dẫn phái đoàn đến nhà Duy-ma-cật. Cuộc gặp gỡ giữa hai cao thủ đã làm bùng vỡ nền triết lý thượng thừa, ngay từ đầu Duy-ma-cật đã chào Bồ-tát:
– Quý hóa thay, ngài Văn-thù-sư-lợi mới đến! Tướng không đến mà đến, tướng không thấy mà thấy!
(6) Có người đến cầu học, bà thường dạy họ tu tập Đại thừa, dạy rằng:
– Chỉ tánh mình trở về nguồn, đốn tiệm liền tùy đó mà vào
Thường ngày, bà chỉ thích ngồi lặng lẽ, có bệnh kỵ thanh sắc, ngôn ngữ.
Có học giả hỏi:
– Tất cả chúng sanh bệnh nên ta bệnh, tại sao lại kỵ sắc thanh?
Bà nương theo kinh đáp:
Nếu dùng sắc thấy ta,
Dùng âm thanh cầu ta,
Người ấy hành đạo tà,
Không thể thấy Như Lai.
Nhược dĩ sắc kiến ngã
Dĩ âm thanh cầu ngã
Thị nhân hành tà đạo
Bất năng kiến Như Lai.
– Tại sao ngồi yên?
– Xưa nay không đi.
– Thế nào chẳng nói?
– Đạo vốn không lời.
Phật giáo trên phương diện Thiền học cũng được Thiền Uyển Tập Anh ghi lại. Đó không chỉ là “học hỏi tâm yếu,… giữ giới, hành thiền, đạt được Tam ma địa”7 mà Ni sư Diệu Nhân còn được đánh giá “là bậc tôn túc trong hàng Ni chúng”. Ni sư không chỉ đạt tới tầm thấu hiểu tư tưởng căn cốt của Phật giáo về triết lý Duyên khởi, Vô thường, Tính không, Vô ngã, và cả vấn đề của Thiền tông Đại thừa như đốn – tiệm, mê – ngộ, tự tính – tha lực… trong những kinh điển Kim Cương, Bát Nhã, mà Ni sư còn được đánh giá cao về sự vận dụng các tư tưởng đó trong giảng pháp “trở về nguồn tự tánh”.
“Trở về nguồn tự tánh” là một trong những định hướng mục tiêu đặc thù của Thiền Phật giáo. Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi nhấn mạnh Tự tính của chúng sinh vốn là tuyệt đối thanh tịnh, không đau khổ; Khi trở về được với Tự tính vốn có thì sẽ đạt giải thoát (tức đạt Giác ngộ, Bồ đề); Song Tự tính đó không phải có cũng không phải không, mà là phải vượt thoát khỏi các thái cực và siêu vượt ngôn ngữ, văn tự. Kinh Tượng Ðầu Tinh Xá – bộ kinh căn bản của thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, đã luận rõ Tự tính đó bằng các cặp phủ định của phủ định rất độc đáo:
“không thiếu không dư, không đi không lại, không được không mất, chẳng một chẳng khác, chẳng thường chẳng đoạn, vốn không có chỗ sinh, cũng không có chỗ diệt, cũng chẳng xa lìa và cũng chẳng phải chẳng xa lìa, mà tất cả những thứ có tên gọi, hình thức, bị quy định bởi không gian và thời gian thì đều chỉ là “giả lập tên ấy thôi…”8.
Tư tưởng đó được Ni sư Diệu Nhân nắm vững và tổng kết thành pháp Thiền giác ngộ: “tịch tịch, tránh xa thanh sắc, ngôn ngữ”9. Tức là để đạt tới giác ngộ (Bồ đề) thì phải thoát thanh sắc và cũng không thể dùng hay bị chấp vào lời nói và chữ viết (văn tự). Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi không phủ định kinh điển, song coi đó chỉ là phương tiện tạm thời để đạt tới giác ngộ. Giác ngộ không phải là cái biết của kiến thức hay thuộc làu kinh điển.
Thiền Uyển Tập Anh cho ta thấy Ni sư Diệu Nhân còn nắm vững tư tưởng Kim Cương – Bát Nhãkhi trả lời câu hỏi về có thể dùng thanh sắc để thấy Như Lai: “Nếu lấy sắc thấy ta, lấy âm thanh cầu ta, là người làm tà đạo, không thể thấy Như Lai”10. Cũng như vậy, Ni sư dùng phép phủ định đặc thù của Thiền học để xây dựng tư duy phá chấp (vô chấp) cho người theo học khi tham vấn về Thiền. Chẳng hạn, khi được hỏi “Sao gọi là ngồi yên” và “Sao gọi là không lời”, Ni sư đã đặt câu trả lời trong những đối cặp có-không, hữu-vô lớn nhất để người học dễ dàng nhận thấy phân biệt chỉ là tương đối, là ảo giả, còn Tự tính vốn không phân biệt, và trả lời là “Xưa nay không đi” và “Đạo vốn không lời”11.
(7) kinh Duy Ma Cật này chú trọng về hạnh, như trong phẩm đầu có vị trời hỏi Phật, phải hành thế nào để được cõi Phật thanh tịnh. Muốn được cõi Phật thanh tịnh, không phải chỉ nguyện suông mà phải hành động và tu tập theo gương hạnh chư Bồ-tát.
Và từ khi vào kinh Phật đã giới thiệu chất liệu để làm thanh tịnh, để tạo nên cõi Phật chính là những chất liệu sau đây:
1.Trực tâm là tâm thẳng thắn,
2.Thâm tâm là tâm sâu sắc,
3.Bồ đề tâm là chí nguyện đưa mọi người tới giải thoát cứu cánh.
4.Bố thí là ý nguyện dâng niềm vui cho người,
5.Trì giới là ý nguyện bảo vệ cho mình và cho người,
6.Nhẫn nhục là ý nguyện đem lại sự hòa bình cho mình và cho người,
7.!Tinh tấn là sự siêng năng,
8.Thiền định là sự nhiếp tâm, sự tĩnh lặng,
9.Trí tuệ là sự hiểu biết,
10.Tứ vô lượng tâm (Brahma vihara) là từ (Maitri), bi (Karuna), hỷ (Mudita), và xả (Upeksa),
11.Tứ nhiếp pháp là bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự
12.Phương tiện là những phương pháp khéo léo để độ người,
13.Ba mươi bảy phẩm trợ đạo trong đó có Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất bồ đề phần, Bát thánh đạo phần,
14.Hồi hướng tâm là tâm hồi hướng những công đức cho hạnh phúc chung.
15.Nói Pháp trừ tám nạn, tự mình giữ giới hạnh, không chê chỗ kém sút của người khác, thực tập mười điều lành đó là những chất liệu làm cho cõi tịnh độ của mình càng ngày càng thanh tịnh, càng có hạnh phúc.
(8) Năm Hội Tường Đại Khánh thứ tư (1113), ngày mùng 1 tháng 6, bà có bệnh, nói kệ dạy chúng:
Sanh già bệnh chết,
Xưa nay lẽ thường.
Muốn cầu thoát ra,
Mở trói thêm ràng.( đứng về mặt bản thể ) cho người. thiện căn thiện trí
Mê đó tìm Phật,
Lầm đó cầu thiền.
Phật, Thiền chẳng cầu,
Uổng miệng không lời.
(Sanh lão bệnh tử
Tự cổ thường nhiên
Dục cầu xuất ly
Giải phược thiêm triền.
Mê chi cầu Phật
Hoặc chi cầu thiền
Thiền, Phật bất cầu
Uổng khẩu vô ngôn.)
Nói kệ xong, bà cạo tóc, tắm rửa thân thể, ngồi kiết-già viên tịch, thọ bảy mươi hai tuổi.
Điều này cho ta thấy được Tư tưởng và phong cách của thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi một lần nữa được Ni sư Diệu Nhân thể hiện với tư cách một Ni sư Tổ đã tới giác ngộ sắp viên tịch qua bài kệ Thị tịch. Bài kệ khẳng định thái độ không mù quáng, hoảng sợ trước sinh, lão, bệnh, tử của người đã giác ngộ triết lý Vô thường, Vô ngã của Thiền học Bát Nhã về đời người:
“Sinh, già, bệnh, chết
Từ xưa thường vậy”
Và Ni sư Tổ còn căn dặn điều quan trọng là nếu không hiểu được triết lý Vô thường mà càng “chấp”, càng hoảng sợ hay càng tìm cách thoát khỏi quy luật Vô thường của tự nhiên và đời người, thì sẽ càng đi ngược càng không thoát, càng cởi thì càng bị trói chặt hơn:
“Muốn cầu thoát ly
Cởi trói thêm buộc”
Ni sư Tổ đưa ra cảnh báo trên tinh thần Thiền học rằng một khi đã liễu ngộ được Tự tính, đã siêu vượt cuộc tìm kiếm tha lực, thì sẽ hiểu:
“Mê mới tìm Phật
Lầm mới cầu thiền”
Và ở câu chốt bài kệ, Ni sư Tổ trở lại nhắc nhở phải trở về tư tưởng cốt yếu của Thiền về Vô chấp, Vô trụ, Tĩnh lặng hướng vào bên trong, trở về với Tự tính vốn có chứ không hướng ra ngoài đi tìm kiếm tha lực, ảo ảnh. Ni sư Tổ đã liễu ngộ tư tưởng “bình thường tâm thị đạo” của Thiền tông, cũng tức là đã siêu vượt mọi đối đãi, đạt tới giác ngộ Phật tính tự tại:
“Thiền Phật chẳng tìm
Ngậm miệng không nói”12.
Ni sư Tổ Diệu Nhân là một điểm sáng minh chứng cho đánh giá và dự báo về bản chất bình đẳng về khả năng, phẩm chất của giới nữ Phật tử mà đức Phật đã truyền trong kinh Tăng Chi Bộ: “Này A-Nan, sau khi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong pháp và luật do Như Lai thuyết giảng, nữ nhân có thể chứng được Dự Lưu quả, Nhất Lai quả, Bất Lai quả hay A-la-hán quả”13.
(9) Đọc bài kệ về quan điểm sống chết này của Ni sư Diệu Nhân, ta thấy phảng phất đâu đó một lời phê bìnhnặng nề quan điểm cho sống chết là một việc lớn (sinh tử sự đại). Quan điểm sống chết việc lớn ấy lần đầu tiên được nêu lên bằng văn Kinh trong phẩm Hành Do thứ nhất của Pháp Bảo Đàn (Lục Tổ Huệ Năng 638 – 713) và được ghi trong Đại Tạng Kinh do Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn (601-674) dạy đồ chúng : “
Người đời sống chết là việc lớn.
Các ngươi cứ suốt ngày chỉ lo tìm ruộng phước mà không tìm thoát ra khỏi biển khổ sống chết.
Tự tánh nếu mê, thì phước làm sao cứu được.
Các ngươi mỗi người hãy ra đi,
tự xem xét trí tuệ, nắm lấy tánh Bát-nhã của bản tâm mình”.
(Thế nhân sanh tử sự đại.
Nhữ đẳng chung nhật chỉ cầu phước điền
, bất cầu xuất ly sinh tử khổ hải.
Tự tánh nhược mê, phước hà khả cứu?
Nhữ đẳng các khứ, tự kháng trí tuệ, thủ tự bản tâm Bát-nhã chi tánh).
(10) Ngày nay Ni giới đã vinh danh Ni sư Diệu Nhân là nữ Thiền sư đầu tiên ở thế hệ thứ 17 và hy hữu của dòng Thiền do Thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci) sáng lập và phát triển rất sớm tại Việt Nam. Ni sư là bậc Thiền sư Tổ – vị tiền bối anh tú và là niềm tự hào của Phật giáo Việt Nam nói chung, của Ni giới Việt Nam nói riêng