Tìm Gặp Yếu Chỉ Kinh Kim Cang…

( trong kệ thị tịch của Thiền Sư Trí, đời 16, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi… Thời Vua Lý Anh Tông & Lý Cao Tông )

Theo tài liệu Thiền Sư Việt Nam của HT Thích Thanh Từ xuất bản 1972 thì Đệ Tử nối pháp của Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi vào đời thứ 16 chính là Thiền Sư Trí, nhưng trên thi đàn từ nguồn Thơ văn Lý Trần (tập I), NXB Khoa học xã hội, 1977 thì hai bài thơ xuất sắc triệt ngộ lẽ vô thường và thấy được chân tâm của mình với tên là Trí Thiền thiền sư.

Đó là bài “Thị Thái uý Tô Hiến Thành, Thái bảo Ngô Hoà Nghĩa 示太尉蘇憲誠,太保吳和義 • ”
Ký hoài xuất tố dưỡng hung trung,
Văn thuyết vi ngôn ý duyệt tùng.
Tham dục truất trừ thiên lý ngoại,
Hi di chi lý nhật bao dung.

HT Thích Thanh Từ dịch
Đã mang giống Phật dưỡng trong lòng,
Nghe nói lời mầu ý thích mong.
Vất ngoài ngàn dặm niềm tham muốn,
Lý nhiệm càng ngày càng bao dong.

Bản dịch của Ngô Tất Tố
Như muốn lìa xa cõi bụi hồng,
Vẳng nghe lời diệu, hãy vui lòng.
Đuổi ngoài nghìn dặm niềm tham muốn,
Để lẽ huyền vi chứa ở trong.

Và bài Đạm nhiên 淡然 • Lặng lẽ hồn nhiên. Thơ » Việt Nam » Lý » Trí Thiền thiền sư
( Đạm nhiên tự thủ
Duy đức thị vụ.
Hoặc vân thiện ngôn
Quyền quyền nhất cú
Tâm vô bỉ ngã
Ký tuyệt hôn mai,
Nhật dạ trắc giáng,
Vô hình khả trụ.
Như ảnh như hưởng
Vô tích khả thú. )

HT Thích Thanh Từ dịch
Đạm bạc tự giữ
Chỉ đức là vụ.
Hoặc nói lời lành
Tha thiết một câu:
Lòng không bỉ ngã,
Đã dứt bụi mù,
Ngày đêm lên xuống,
Không hình khá trụ,
Như bóng như vang,
Không vết khá đến.

Chỉ là chút minh định lại pháp hiệu cho đã tiện việc sưu tầm mà thôi, điều học nhân cần nhận ra được điều gì để học hỏi… chính là bức thông điệp ( nằm trong hai bài thơ đó ) mà Ngài muốn truyền trao cho môn đệ và chúng đệ tử về sau… cái Thấy của người triệt ngộ lý mầu từ kinh Kim Cang Bát Nhã mà chỉ trong một sát na khi theo Anh mình Lê Kiếm, Tam nguyên Đô tuần kiểm của triều đại nhà Lý khi đến Pháp tịch của Thiền Sư Giới Không nghe thuyết giảng.

Phải chăng từ túc duyên Ngài đã có nhưng phải đợi đúng thời đúng lúc mới thuận cho sự khai thị Phật Tri Kiến đến bằng sự thâm nhập qua thính văn.

Do vậy những bài pháp thoại được truyền trao từ những danh sư và chân tu quả thật trân quý thay.

Kính trân trọng,

Kính tán thán…
Bậc trí thức thượng tầng xã hội triều đại Lý (1)
Thiền Sư Trí nối pháp đời 16 dòng Tỳ Ni đa Lưu chi
Do túc duyên… một sát na tỉnh giác diệu kỳ
Thâm hiểu một trong những kệ cú Kim Cang yếu chỉ (2)

Chưa xuất gia… giống Lục Tổ… ngầm nhận ra cốt tủy (3)
Từ bỏ chốn quan trường… khi trực nhận
…. chỉ có Phật Giáo giúp vượt thoát khổ tử sanh (4)
Xuất gia được tâm ấn, khổ hạnh sáu năm
Đức cao trọng… khiến hổ quy y khi nghe lời giáo hoá (5)
Phù Môn Am, nhiều tên trộm hoàn lương hướng về đạo cả (6)

Đại duyên cho những ai nhận ra,
… thông điệp Ngài muốn truyền trao
Công Đức Thanh Văn, Bồ Tát nào có khác nhau (7)
Và lời khai thị cho hai đệ tử 10 năm mới gặp mặt (8)
Thiểu dục tri túc, tròn nhiệm vụ, thật sâu sắc !
Còn nhớ bài kệ thị tịch Sư Phụ Thiền sư Giới Không (9)
Lặng lẽ hồn nhiên… sống giữa chốn bụi hồng
” Trong cái Thấy chỉ là cái Thấy “… không bỉ ngã! (10)
Ưng vô sở trụ… hành thâm… đạt trí bát nhã ! (11)

Nam Mô Thiền Sư Trí Thiền tác đại chứng minh .

Huệ Hương – Melbourne 21/9/2021

____________________________________________

Chú thích

(1) Sư họ Lê tên Thước, dòng dõi Ngự man vương triều Lê Đại Hành quê ở Phong Châu. Ông nội tên Thuận Tông làm quan triều Lý, chức Trung thư đại liêu ban, kết duyên với Công chúa Kim Thành. Ông thân sanh Sư tên Đạc làm quan chức Minh tự. Người anh tên Kiếm bổ chức Tam nguyên Đô tuần kiểm và Châu mục. Thuở nh, Sư vẫn theo nghiệp trường ốc, thi đỗ Tiến sĩ, sung chức Cung hầu Thư

(2) Năm hai mươi bảy tuổi, Sư theo ông anh đến Pháp tịch của Thiền sư Giới Không, nghe giảng kinh Kim Cang đến câu:
Tất cả pháp hữu vi,
Như mộng huyễn bọt bóng,
Như sương cũng như điện,
Phải quán sát như thế.
( Nhất thiết hữu vi pháp,
Như mộng huyễn bào ảnh,
Như lộ diệc như điện,
Ưng tác như thị quán. )
Bỗng nhiên Sư cảm ngộ, bèn nghĩ: “ Năm lời của đức Như Lai chẳng phải luống dối. Bởi tất cả pháp trong thế gian đều hư huyễn không thật chỉ có Đạo mới là chân thật “. Ta còn cầu cái gì?

(3) Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật có nghĩa là một thứ trí tuệ đáo bỉ ngạn được ví như kim cương sắc bén, có thể đoạn trừ (cắt bỏ) được hết thảy phiền não, khổ đau để đạt tới an vui giải thoát.
Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba la mật có nhiều pháp ngữ. Mỗi pháp ngữ là mỗi khẩu khí phá tan sương mù của các tướng vô minh để chúng ta trở về với thật tướng Bát Nhã chân không của kinh Kim Cang. Mỗi pháp ngữ là giúp chúng ta nhận ra thói quen ngu si từ vô thủy hay nắm giữ các tướng hư vọng của ta, người, chúng sanh, thọ giả. Mỗi pháp ngữ giúp chúng ta nhẹ nhàng trở lại với trí tuệ Kim Cang Bát Nhã vốn có của mình giữa cuộc đời này.
Trục nhân pháp hữu vi là những cái có hình tướng, có động tác, tóm lại là sáu trần bên ngoài, sáu căn nơi thân và sáu thức bên trong. Nếu chúng ta thấy căn, trần, thức đều là mộng huyễn thì phá được cái chấp ngã nơi thân, chấp ngã trong tâm và chấp pháp bên ngoài.

(4) Sư tự nghĩ thầm :
” Nhà Nho thì truyền bá đạo vua tôi cha con; Phật pháp thì dạy rõ công đức của Thanh văn, Bồ-tát. Hai lối dạy tuy có khác, tựu trung chỉ về một mối mà thôi. Nhưng muốn vượt khỏi khổ lớn sanh tử, dứt chấp có không, ngoài Phật giáo không thể được vậy ”.
Nghĩ xong Sư xin cạo tóc xuất gia.
Đúng như một nhà thơ đã viết :
Một đường danh lợi thế gian
Một đường dẫn đến Niết Bàn cao xa
Làm người con của Phật Đà
Nhủ lòng cho rõ để mà bước theo !

(̀5) Sau khi được tâm ấn, Sư thẳng vào núi Từ Sơn tạm trú dưới gốc cây, ngày đêm thiền định chuyên tu khổ hạnh, thệ trọn sáu năm.
Một hôm Sư đang ngồi thấy con cọp đuổi con nai chạy đến. Sư dụ bảo chúng: “ Tất cả chúng sanh đều yêu tiếc tánh mạng, các ngươi chớ nên hại nhau ”. Cọp nghe lời Sư cúi đầu sát đất nhận qui y rồi đi.

(̀6) Mãn sáu năm, Sư xuống chân núi cất am tên Phù Môn, thu nhận đồ chúng giáo hóa. Tín thí bốn phương dâng lễ cúng dường chất đầy cả am.
Quanh núi có bọn man rợ tụ tập nhau làm trộm cướp. Mỗi khi Sư đi ra ngoài, thường có cọp lớn nằm duỗi chân trước cửa am. Kẻ trộm thấy thế chẳng dám xâm phạm, chúng lại cầu xin Sư chỉ dạy đạo lý. Những người được Sư dạy dỗ trở về con đường lương thiện rất nhiều.

(̀7) Nhà Nho thì truyền bá đạo vua tôi cha con; Phật pháp thì dạy rõ công đức của Thanh văn, Bồ-tát. Hai lối dạy tuy có khác, tựu trung chỉ về một mối mà thôi. Nhưng muốn vượt khỏi khổ lớn sanh tử, dứt chấp có không, ngoài Phật giáo không thể được vậy.
Công Đức của Thanh Văn:
Suppaṭipanno: Chư Thánh-tăng thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn là những bậc đã thực-hành nghiêm chỉnh đúng theo lời giáo huấn của Đức-Phật.
Chư Thánh-Tăng thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn là bậc Thánh thanh-văn đệ-tử đã thực-hành nghiêm chỉnh, đúng đắn hoàn toàn theo lời giáo huấn của Đức-Thế-Tôn, thực-hành không tự làm khổ mình, không làm khổ người, không tự làm khổ mình lẫn người, thực-hành đúng theo 3 pháp-hành: pháp-hành giới, pháp-hành thiền-định, pháp- hành thiền-tuệ.
Chư Thánh thanh-văn sẽ đạt tới bốn quả
– Nhập-lưu Thánh-đạo → Nhập-lưu Thánh-quả,
– Nhất-lai Thánh-đạo → Nhất-lai Thánh-quả,
– Bất-lai Thánh-đạo → Bất-lai Thánh-quả,
– A-ra-hán Thánh-đạo → A-ra-hán Thánh-quả.
Công đức hàng Bồ tát trong kinh Kim Cang theo lời Đức Phật dạy : ” Độ tận chúng sanh Phương chứng Bồ Đề “.
Vì Kim Cang Bát Nhã là kinh đại thừa với tâm nguyện độ hết mười loài chúng sanh nhận tánh Phật của mình để vào vô dư niết bàn.
Khi nghe ngài Tu Bồ Đề hỏi về hàng phục vọng tâm, chúng ta nghĩ là hàng phục phiền não, là việc tu tập của tâm, ở bên trong tâm ta.
Nhưng ở đây, Đức Phật lại bảo chạy ra bên ngoài để độ những chúng sanh ở bên ngoài. Lời Phật dạy tựa như mâu thuẫn mà thật ra không có mâu thuẫn lạc đề, trái lại rất sâu sắc uyên áo.
Tâm chúng ta có đủ mười pháp giới là bốn thánh và sáu phàm nên chúng ta phải độ hết. Chúng ta phải độ hết sáu tâm phàm độc ác của mười loài ấy và gieo bốn giống thánh nhân ấy. Do giữ năm giới và còn ái dục nên được làm người; do bố thí làm phước, giữ mười giới nên sanh cõi trời; do sân hận thù ghét, phạm ngũ nghịch nên còn cõi địa ngục; do kiêu ngạo sát hại nên còn cõi A-tu-la; do tư tưởng u ám mới có ma quỹ; do thiếu nợ nên làm thân súc sanh, nên từ tâm tham sân si mà còn mười loại chúng sanh trong sáu cõi phàm. Ngược lại, nếu biết giác tỉnh, tu tập từ bi, hỉ xả thì sẽ xây dựng các quả thánh A-la-hán, Duyên Giác, Bồ Tát và Phật.
Do chỗ ngộ được lý không trong kinh Kim cang nên bài kệ của ngài Huệ Năng biểu hiện rõ tinh thần vô ngã; không chấp tướng (Bồ- đề chẳng phải cây, chơn tâm không phải đài), không chấp mình tu (Xưa nay không một vật), không chấp mình chứng quả (Chỗ nào dính bụi trần); không còn các tướng: ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả.
Quay trở lại kinh Kim cang, chúng ta thấy rằng, chủ đích của kinh Kim cang chỉ nằm trong hai câu hỏi của Tôn giả Tu-bồ-đề: “Những Thiện nam, Tín nữ phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác rồi nên trụ cái tâm ấy thế nào? Và hàng phục cái tâm của họ thế nào? ”
Đức Phật trả lời hàng phục tâm tóm lược bằng cách độ tất cả chúng sanh (vọng tưởng) vào Vô dư Niết-bàn, mà không thấy có chúng sanh (vọng tưởng) được diệt độ, vì không còn thấy có bốn tướng.
Nói một cách dễ hiểu hơn, đưa tất cả vọng tưởng vào chỗ vô sanh, vì mọi chấp ngã đều sạch: “Các Bồ-tát lớn nên hàng phục cái tâm như vầy: Hết thảy những loại chúng sanh, hoặc trứng sanh, hoặc thai sanh, hoặc ướt sanh, hoặc hóa sanh, hoặc có sắc, hoặc không sắc, hoặc có tưởng, hoặc không tưởng, hoặc chẳng phải có tưởng, chẳng phải không tưởng, ta đều làm cho vào Vô dư Niết-bàn mà được diệt độ. Diệt độ vô lượng, vô số, vô biên chúng sanh như thế, mà thật không có chúng sanh nào được diệt độ.

(̀8) Triều Lý hai vua Anh Tông và Cao Tông nhiều lần vời Sư về kinh, mà Sư đều từ chối.
Quan Phụ quốc Thái úy Tô Hiến Thành và Thái bảo Ngô Hòa Nghĩa đều xin làm đệ tử Sư, mà suốt mười năm chưa từng biết mặt thầy.
Bỗng một hôm, thầy trò gặp nhau rất hoan hỉ. Vừa hỏi thăm xong, Sư bèn nói kệ dặn dò:
Đã mang giống Phật dưỡng trong lòng,
Nghe nói lời mầu ý thích mong.
Vất ngoài ngàn dặm niềm tham muốn,
Lý nhiệm càng ngày càng bao dong.
(Ký hoài xuất tố dưỡng hung trung,
Văn thuyết vi ngôn ý duyệt tùng.
Tham dục truất trừ thiên lý ngoại,
Hi di chi lý nhật bao dung).
Được biết Tô Hiến Thành:
Tô Hiến Thành (Hán tự: 蘇憲誠, 11 tháng 2 năm 1102 – 17 tháng 7 năm 1179) quê làng Hạ Mỗ nay là xã Hạ Mỗ huyện Đan Phượng, Hà Nội, là quan đại thần phụ chính nhà Lý, phụng sự hai triều vua: Lý Anh Tông và Lý Cao Tông. Ông là viên quan văn võ song toàn, nổi tiếng là công minh chính trực, được vua phong tước vương mặc dù không phải là tôn thất nhà Lý.

(̀9) Sư Phụ Giới Không của Ngài cũng chỉ rõ Chân Tâm Phật Tánh trong bài kệ thị tích
*Ngã hữu nhất sự kỳ đặc,
Phi thanh huỳnh xích bạch hắc.
Thiên hạ tại gia xuất gia,
Thân sanh ố tử vi tặc.
Bất tri sanh tử dị lộ,
Sanh tử chỉ thị thất đắc.
Nhược ngôn sanh tử dị đồ,
Trám khước Thích-ca Di-lặc.
Nhược tri sanh tử, sanh tử,
Phương hội lão tăng xứ nặc.
Nhữ đẳng hậu học môn nhân,
Mạc nhận bàn tinh quĩ tắc.
HT Thích Thanh Từ dịch:
Ta có một việc kỳ đặc,
Chẳng xanh vàng đen đỏ trắng.
Cả người tại gia, xuất gia,
Thích sanh, chán tử là giặc.
Chẳng rõ sanh tử khác đường,
Sanh tử chỉ là được mất.
Nếu cho sanh tử khác đường,
Lừa cả Thích-ca, Di-lặc.
Ví biết sanh tử, sanh tử,
Mới hiểu lão tăng chỗ náu,
Môn nhân, hậu học, các người,
Chớ nhận khuôn mẫu pháp tắc.

(̀10) Trích trong bài thơ Đạm Nhiên của Ngài trước giờ thị tịch
Lại nói:
Đạm bạc tự giữ
Chỉ đức là vụ.
Hoặc nói lời lành
Tha thiết một câu:
Lòng không bỉ ngã,
Đã dứt bụi mù,
Ngày đêm lên xuống,
Không hình khá trụ,
Như bóng như vang,
Không vết khá đến.
( Đạm nhiên tự thủ
Duy đức thị vụ.
Hoặc vân thiện ngôn
Quyền quyền nhất cú
Tâm vô bỉ ngã
Ký tuyệt hôn mai,
Nhật dạ trắc giáng,
Vô hình khả trụ.
Như ảnh như hưởng
Vô tích khả thú ).
Nói xong, Sư chắp tay ngồi ngay thẳng vui vẻ thị tịch. Các công khanh và đệ tử gào khóc thảm thiết, tiếng vang cả núi.

(̀11) Đức Phật nói “Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sinh Kỳ Tâm” 應無所住而生其心. Kinh văn nói: “Thế nên Tu Bồ Đề, các Bồ Tát lớn nên như thế mà sanh tâm thanh tịnh, không nên trụ nơi sắc sanh tâm, không nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, nên không có chỗ trụ mà sanh tâm kia”.
Đây có thể nói là câu cốt lõi tông chỉ của Kinh Kim Cương. Ngày xưa lục tổ Huệ Năng khi còn là anh tiều phu đốn củi, nhờ nge câu kệ ngày mà “tức tâm khai ngộ” và đến khi được Ngũ Tổ giảng truyền tâm ấn truyền y bát nghe lại câu này mà “Ngôn hạ đại ngộ” trở thành tổ thứ 6 của thiền tông Trung Hoa. Hết thảy xuyêt xuốt của Kinh có thể nói ở hai từ “Vô Trụ” tức là Vô sở trụ, xẽ “sinh tâm”. Như vậy không “trụ” thì xẽ sinh “sinh”, không trụ gì và sinh tâm gì?
Ưng vô sở trụ: là nên không trụ ở chỗ nào. Vì sao vậy? đối với Nhân – Ngã – Chúng Sinh – Thọ giả đều là do nhân duyên mà giả hợp thành hình tướng, thành các pháp nó giả có, tạm bợ đối với lục trần Sắc – Thanh – Hương – Vị – Xúc – Pháp cũng không thể trụ nơi ấy. Do giả hợp mà thành nên Phật dạy:
“Do cái này sinh
Nên cái kia sinh
Do cái này diệt
Nên cái kia diệt”
Pháp ngã đều không, thì lấy chỗ nào để cho tâm này bám víu. Lục trần như sắc kia của bông hoa nhìn bằng con mắt nhục nhãn thấy tuy đẹp, nhưng thực kỳ nó đang biến hoại và héo úa từng dây phút mà ta không hay. Thanh, hương, xúc pháp cũng vậy. Hơn nữa trong phần 18 Đức Phật nói: “Tu Bồ Đề, Tâm quá khứ không thể được, tâm hiện tại không thể được, tâm vị lai cũng không thể được” thì lấy tâm nào để mà trụ. Biết là các Pháp đều là giả hợp mà có nhưng không có nghĩa là trong cuộc sống ta không nhìn, không nghe, không ăn, không nói, không mặc… như thế thì là cái nhìn chết cứng bi quan iếm thế, nhất thiết chẳng phải ý chỉ của Phật. Chúng ta nhìn cảnh mà chấp thì trôi lăn trong vọng tưởng phiền não, đó là cái nhìn của Phàm phu. Vậy phải nhìn (đối cảnh) như thế nào? phải nhìn bằng con mắt Pháp nhãn trí tuệ để nhận chân ra thực tướng của các pháp, khó đó thì sẽ “sinh kỳ tâm”, nghĩa là khi đã không bị sáu trần hay các pháp lôi kéo thì hành giả sẽ có được cái tâm tự tại, vô quản ngại. Như vậy tức là sinh được cái tâm chân như, Phật tính, hằng thường sáng tỏ.
Có thể nói tư tưởng Vô trụ không chỉ xuyên xuốt trong kinh Kim Cương mà còn cả trong tư tưởng hệ Đại Thừa Phật giáo. Kế thừa tư tưởng này một cách rốt ráo nên các tổ sư Việt Nam cũng đã từng thể hiện nó trong các kệ, thơ thiền như: tinh thần vô Phố úy của Thiền sư Vạn Hạnh, ngài nói trong bài Thị Đệ Tử như sau:
“Thân như bóng chớp có rồi không
Cây cối xuân tươi thu lão lùng
Mặc cuộc thịnh xuy đừng sợ hãi
Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương đông”
Hoặc như tinh thần tự tại của Phật hoàng Trần Nhân Tông đối với vạn duyên, sắc cảnh không bị vướng mắc, trong Cư Trần Lạc Đạo Phú ngài nói:
“Trong Nhà có Báu thôi tìm kiếm
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền”
“Ưng Vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” không chỉ là tông chỉ tu hành, mà đây còn có thể là chìa khóa để mở cửa cho những tâm hồn bi ai, đau khổ, chấp trước. Có thể coi như ngọn đèn sáng cho kẻ đang tối tăm, được bừng sáng, có cái nhìn lạc quan hơn vào cuộc sống để phụng sự để hành Bồ đề tâm. Như vậy không chấp mắc, bám víu vào các pháp, thì xẽ hiển bày chân tâm Phật tính.
Cho nên trong bài kệ cuối của kinh đức Phật dạy:
一切有為法
如露亦如電
應作如是觀
Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng huyễn bảo ảnh
Như lộ diệc như điện
Ưng tác như thị quán

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.