Cách Tiếp Cận Tâm Linh

Cách tiếp cận tâm linh ( cảm tác từ bài viết Giác Ngộ Tự Tánh của tác giả Lửa Mới )

Thực tại Tâm linh khó đến bằng lý trí, kiến thức!
Diễn đàn văn hoá… mọi tôn giáo chung mối quan tâm (1)
Thể hiện góc nhìn sáng tạo từng mỗi cá nhân
Tựu chung vẫn phải đạt Mười điều NHƯ THỊ (2)

Mọi phương tiện hành trì, chỉ cần nhận ra Chân lý
Giác ngộ Tự tánh… con mắt trí tuệ mở ra (3)
Hãy đơn thuần chỉ “ nhìn nó như là nó là ”
Trong cái Thấy chỉ là cái Thấy…
… không nghĩ ngợi phân biệt!

Đời sống thực tế ai chẳng chủ quan phiến diện ?
Mầm mống “ Vô minh ”, tạo phiền não cõi trần.
Tốt xấu, thiện ác tuỳ thuộc hoàn cảnh cá nhân
Trạng thái đối nghịch bị diệt trừ… Trí Bát Nhã xuất hiện !

Hãy nghe Lục Tổ chỉ day ” Phẩm Pháp Hội thứ chín ” (tr.78.)
“ Đại viên cảnh trí Tánh thanh tịnh
Bình đẳng Tánh trí tâm chẳng bệnh
Diệu quan sát trí chẳng tác ý “.
Phải chăng muốn TIẾP CẬN TÂM LINH…
Điều cần nhất giữ tâm thể được thanh tịnh !!!!

Huệ Hương

_____________________________

(1) khâm phục thay gần đây ban biên tập trang web dongten.net ( là trang web Công giáo ) đã post một loạt bài “ Giác ngộ tự tánh ” của tác giả Lửa Mới nói về Lục Tổ Huệ Năng một đề tài Phật giáo… GIÁC NGỘ “ TỰ TÁNH ” TRONG THIỀN PHẬT GIÁO (Theo Pháp Bảo Đàn Kinh của Lục Tổ Huệ Năng)

(2) Sự hiện hữu của tất cả các sự vật (chư pháp) nhất định có sắc tướng.

  • Đây gọi là “ như thị tướng ”. Cái gì có một sắc tướng thì nhất định có một bản tính.
  • Đây gọi là “ như thị tính ”. Cái gì có một bản tính thì nhất định có một chất thể.
  • Đây gọi là “ như thị thể ”. Cái gì có một chất thể thì nhất định có năng lực.
  • Đây gọi là “ như thị lực ”. Khi nó có năng lực, nhất định nó tạo ra nhiều chức năng hướng ngoại khác nhau.
  • Đây gọi là “ như thị tác ”. Vô số vật thể có hình thể hiện hữu trong vũ trụ.

Vì thế, các chức năng hướng ngoại của chúng có liên hệ hỗ tương với tất cả các sự vật. Không có cái gì trong vũ trụ là một hiện hữu riêng lẻ không có liên hệ gì với các sự vật khác. Tất cả các sự vật đều có nhưng liên quan phức tạp với nhau. Chúng phụ thuộc lẫn nhau và qua tác động hỗ tương của chúng, chúng tạo ra nhiều hiện tượngkhác nhau. Nguyên nhân tạo ra những hiện tượng như thế được gọi là “ như thịnhân ”.

Dù có một nguyên nhân, nguyên nhân ấy cũng không tạo ra kết quả nếu nó không tiếp xúc với một cơ hội hay điều kiện nào đó. Chẳng hạn, lúc nào cũng có hơi nước trong không khí như là nguyên nhân chủ yếu của sương. Một cơ hội hay điều kiện như thế được gọi là “ như thị duyên ” ( nguyên nhân thứ yếu như thế). Khi một nhân ( nguyên nhân chủ yếu ) gặp một duyên ( nguyên nhân thứ yếu ) thì một hiện tượng, tức kết quả, được tạo nên. Đây gọi là “ như thị quả ”.

Một kết quả không chỉ tạo ra một hiện tượng mà còn để lại một dấu vết hay tồn dư nào đó. Ví dụ, kết quả của việc hình thành sương sẽ gây một cảm giác thích thúcho một người ưa cái thể cách sương tạo ra trên các ô kính cửa sổ, trong khi cũng kết quả ấy lại gây một cảm giác bực bội cho một người khác, có những vụ mùa bị hư hại vì sương. Cái chức năng để lại một dấu vết hay tồn dư được gọi là “ như thị báo ”.

Chín như thị ấy xảy ra liên tục trong xã hội và trong cái tổng thể là vũ trụ. Chúng liên hệ với nhau một cách phức tạp, khiến cho trong hầu hết trường hợp, con người không thể phân định được cái nào là nhân, cái nào là quả. Nhưng các như thị này không bao giờ không vận hành theo quy luật của chân lý phổ quát và không người nào, không sự vật nào và không chức năng nào thoát khỏi quy luậtnày. Mọi sự vật đều vận hành theo luật Thập Như thị, từ tướng cho đến báo, tức là từ đầu cho đến cuối. Đây là ý nghĩa của “ như thị bổn mạt cứu cánh đẳng ” ( tổng thể cơ bản rốt ráo từ đầu đến cuố).

(3) Huệ Năng nhiều lần nhắc nhở đồ chúng và môn đồ của mình: “ Tâm ta tự có Phật, Tự Phật là chơn Phật… Các ngươi tự tâm là Phật, chớ hồ nghi nữa ”. ( Trong Phẩm Phó Chúc thứ mười, tr.89. )

This entry was posted in Sách Truyện, Thơ Văn. Bookmark the permalink.