Thuyết Bốn Ðế – Phần II

5. NGHIỆP LỰC LÀ MỘT LOẠI QUAN HỆ

Quan hệ nghiệp lực khá phức tạp, tạm minh họa bằng biểu đồ sau đây:

Biểu đồ có bảy vòng, mỗi vòng đại diện cho một phạm vi nghiệp lực. Vòng ngoài nhứt cũng là vòng lớn nhứt, phổ biến nhứt. phạm vi cọng nghiệp lớn nhứt. Tạm gọi tất là vòng cực cọng nghiệp.

Vòng thứ hai, so với vòng thứ nhứt có một phạm vi nghiệp lực hẹp hơn, tạm gọi là vòng đại cọng nghiệp. Như vậy, phạm vi cọng nghiệp thu nhỏ dần cho tới vòng bảy, là vòng cuối cùng, vòng bất cọng nghiệp của cá nhân. Ðó là nghiệp do cá nhân tạo ra, và một mình cá nhân chịu quả báo mà thôi.

Vòng 1, vòng cực cọng nghiệp là phạm vi của con người được nhận thức như là một sinh vật. Người cùng với bất cứ một sinh vật nào khác có cọng nghíệp đều cần có ánh sáng mặt trời, không khí và nước để mà sinh tồn. Ðó là cọng nghiệp của tất cả mọi sinh vật sống trên trái đất này. Vòng cọng nghiệp này bao gồm cả sinh vật và loài người ở trong đó. Phạm vi cọng nghiệp càng lớn, tính bắt buộc của nghiệp càng chặt. Thí dụ: người có thể không mặc quần áo, không có nhà ở vẫn sống được, nhưng không thể nào thoát ly ánh sáng mặt trờí, không khí và nước mà có thể sống được.

Vòng hai, là vòng đại cọng nghiệp, của riêng loài người. Ở vòng nghiệp lực này, chỉ có người, loài người mới được hưởng thụ và chịu hạn chế bởi cọng nghiệp này mà thôi. Thí dụ: chỉ có loài người mới dùng ngôn ngữ và chữ viết để thông tin cho nhau. Các động, thực vật khác không biết dùng ngôn ngữ và chữ viết. Việc dùng ngôn ngữ và chữ viết để thông tin có mặt hạn chế của nó. Thí dụ : những người không cùng một ngôn ngữ, khó nói chuyện với nhau được. Người không biết đọc, biết viết được cung cấp một lượng thông tin ít hơn, so với nguời biết đọc biết viết.

Một đặc sắc thứ hai của loài người là có ý thức dạo đức. Tuy rằng, một số động vật cao cấp khác cũng có ý thức đạo đức nhưng tình hình này ít phổ biến hơn, chỉ là cá biệt.

Một đặc sắc nữa của loài người, so với các loài vật khác là người có lý trí, có năng lực tự giác (self conscious) còn các loài vật khác thì thường là hành động theo bản năng, theo phản xạ. Con người không những có thể quan sát sự vật bên ngoài, tìm ra chân tướng của sự vật bên ngoài, mà người còn có khả năng siêu việt tự ngã (self transcendance), lấy tự ngã làm đối tượng khách quan để quan sát và tự hoàn thiện mình.

Nói tóm lại loài người có ba năng lực: dùng ngôn ngữ, có ý thức đạo đức, có năng lực tự giác khiến con người thành một sinh vật có lý tánh, có cảm tình (đạo dức), và sống, hành động có mục đích.

Vòng nghiệp thứ ba là vòng cọng nghiêp của quốc gia dân tộc. Vì con người là một động vật xã hội, cho nên cuộc sống và hoạt động của nó không thể không bị chủng tộc dân tộc và quốc gia chi phối và ảnh hưỏng. Kỹ thuật rất tiên tiến của giao thông liên lạc hiện đại cũng không làm giảm sút vai trò của chủng tộc, dân tộc và quốc gia. Hiện nay các quốc gia vẫn là những đơn vị, những chủ thể chi phối cục thế chính trị quốc tế, quyết dịnh hòa bình và chiến tranh. Trong mỗi quốc gia, mỗi người đều có quyền lợi và trách nhiệm là phần cọng nghiệp của người đó trong quốc gia đó.

Thí dụ : nhân dân Việt Nam trong lịch sử của mình, có thể nói là liên tiếp bị ngoại xâm, đồng thời cũng chủ động gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược, đó là cọng nghiệp của nhân dân Việt Nam.

Theo báo chí cho biết, thì ở ChiLê, có thời gian quân dịch tương dối dài hơn, so với các nước khác. Ở Anh, nhân dân dóng thuế thu nhập cao hơn hết. Ở Koet, một nước xuất cảng dầu hỏa giàu có, tỷ lệ nhà nước chi phí phúc lợi cho nhân dân cao hơn hết, so với các nước khác. Còn ở vương Quốc Brunei ( Ðông Nam Á) vì quá giàu về dầu hỏa nên nhân dân không phải đóng một khoản thuế nào hết, lại được hưởng rất nhiều phúc lợi.

Vòng cọng nghiệp thứ tư, thuộc những tập đoàn hay cộng đồng nhỏ hơn quốc gia. Một thí dụ: cọng nghiệp của người Việt Nam sống ở thành phố Hồ Chí Minh khác với cọng nghiệp của người Việt Nam sống ở nông thôn lục tỉnh. Học sinh Anh Văn ở thành phố Hồ Chí Minh thường có trình độ Anh ngữ giỏi hơn học sinh Anh Văn ở những nơi khác, do các điều kiện như thầy giỏi hon học cụ tốt hơn v.v. Tất nhiên đây là nói chung, còn số người học Anh Văn kém ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng không ít, số người học Anh văn khá ở lục tỉnh cũng không ít.

Vòng cọng nghiệp thứ năm là vòng cọng nghiệp của gia dình, các thành viên trong gia đình đều chịu (hay là hưởng) cọng nghiệp của gia đình đó. Nếu đó là gia đình giàu có, sung túc, chủ gia đình là nguời giỏi, có trình độ nghề nghiệp cao thì cả gia đình đều được lợi. Trái lại, nếu chủ gia đình là người sống bừa bãi, đã không làm ra tiền lại còn ăn chơi tiêu xài, thì cả gia đình phải chịu khổ lây.

Vòng cọng nghiệp thứ sáu, tạm gọi là vòng cực bất cọng nghiệp, có một phạm vi còn nhỏ hơn gia đình nữa. Một thí dụ: là quan hệ vợ chồng, rõ ràng đó là quan hệ riêng có giữa hai vợ chồng, không thể có người thứ ba nào xen vào được, dù là cha mẹ, anh em. Các vòng quan hệ thầy trò, người yêu, anh em đều thuộc loại vòng cọng nghiệp thứ sáu. Vì chỉ là cọng nghiệp giữa hai người mà thôi, cho nên gọi là cực bất cọng nghiệp.

Cuối cùng là vòng nghiệp thứ bảy, là của riêng từng người, chỉ có cá nhân người ấy biết, chịu đựng hay hưỏng thụ mà thôi. Chỉ riêng người ấy cảm nhận, lạnh, nóng, khát, đói, buồn rầu hay vui vẻ… Ðấy là vòng có thể gọi là tối cực bất cọng nghiệp.

6. NGHIỆP LỰC LÀ MỘT CÁI GÌ KHÓ HIỂU :

Khi nói thần bí là nói trí tuệ hạn chế của con người, không thể hiểu nổi không thể lường được. Trước loại sự kiện như vậy, người theo đạo Gia Tô nói: Ðó là ý Chúa. Còn người theo đạo phật thì nói: “Ðó là do nghiệp”. Thế nhưng, cơ chế của nghiệp dẫn tới sự kiện đó thì Phật giáo cũng khó nói ra một cách rành mạch, vì vậy mà có sách Phật nói: Nghiệp lực là một cái gì thần bí.

Sau đây là một đoạn đàm thoại giữa vua Di Lan Ðà (MilinDa) và tỷ kheo Na Tiên Nagasena, có liên quan dến tính chất thần bí của nghiệp.

Vua hỏi: “Phật giáo đồ thường nói: Lửa địa ngục nóng hơn nhiều so với lửa bình thường. Nếu ném một hòn đá nhỏ vào ngọn lửa bình thường thì cả ngày cũng không cháy hết. Nhưng nếu đem một tảng đá lớn ném vào lửa địa ngục, thì trong khoảnh khắc tảng đá bị cháy rụi. Tôi không thể tin điều đó. Các người lại nói, chúng sinh đọa địa nguc, tuy thân bị đốt cháy liên tục trong nhiều năm, nhưng chúng sinh đó cũng không bị cháy hết. Tôi cũng không thể tin điều đó”.

Tỷ kheo Na Tlên trả lời : “Tâu dại vương, Ngài có thấy con cá mập, con rùa, con vịt, con khổng tước ăn sỏi, ăn đá hay không?.”

Vua trả lời: thường có thấy.

Tỷ kheo Na Tiên: khi sỏi đá vào ruột những con vật lớn, phải chăng không bao lâu chúng cũng được tiêu hóa?

Vua nói : đúng như vậy.

Tỷ kheo Na Tiên : Vì sao bào thai ở trong bụng người mẹ lại không bị tiêu hóa ?

Vua : Tất nhiên là không bị tiêu hóa.

Tỷ kheo Na Tiên hỏi: Vì sao lại không bị tiêu hóa?

Vua : Tôi cho rằng đó là do nghiệp lực của thai nhi.

Tỷ kheo Na Tiên: Cũng như vậy, thưa Ðại vương do nghiệp lực của chúng sinh đọa địa ngục, cho nên dù chúng có bị đốt cháy trong nhiều năm tháng, chúng cũng không bị thiêu cháy hết. Cho nên Ðức Phật nói: chỉ khi nào toàn bộ nghiêp lực của chúng sinh đó đã tiêu diệt hết rồi, thì chúng sinh mới chết được ở chỗ ấy.

Cách trả lời của Tỷ Kheo Na Tiên tuy không phải là thực hoàn hảo, không thể bắt bẻ lại được, nhưng nó cũng cho chúng ta thấy tính bất khả tư nghì của nghiệp. Cũng do nghiệp lực mà chim Khổng Tước ăn dồ độc, đã không chết, lại còn khỏe ra, còn người trúng độc thì chết ngay, nếu không kịp chữa chạy.

7. LƯỚI NGHIỆP VÀ 12 NHƠN DUYÊN :

Chúng sinh vùng vẫy trong lưới nghiệp, hết đời sống này qua đời sống khác, không thoát ra được lưới nghiệp đó chính là 12 nhơn duyên:

1. Vô minh: ( Các phiền não tham , sân , si . . )

2. Hành: tạo các nghiệp tức là nghiệp nhân quá khứ

3. Thức : Kiết sanh thức tức là thức nhập thai.

4. Danh sắc: Bào thai hình thành trong bụng mẹ.

5. Lục nhập : sáu căn hình thành đầy đủ.

6. Xúc : sau khi lọt lòng mẹ, sáu căn tiếp xúc với sáu trần.

7. Thọ : Cảm thọ vui, khổ.

8. Ái : đam mê năm món dục.

9. Thủ : bám cảnh năm dục.

10. Hữu : tạo ra nhơn hữu lậu và chịu quả báo tái sanh.

11. Sanh : tái sanh với thân năm uẩn.

12. Lão tử : (già chết).

Xúc thọ, ái, thủ, hữu là năm chi thuộc nghiệp nhân của đời sống hiện tại.

Sanh, già, chết là quả vị lai.

12 nhơn duyên là nguyên động lực, lôi kéo chúng sanh ra vào ba cõi, tạo ra các nghiệp.

Muốn thoát khỏi lưới nghiệp phải dùng gươm trí tuệ đoạn trừ vô minh, phiền não (phiền não chướng), không còn tạo nghiệp và tái sinh nữa: đó là giải thoát. Giá trị và ý nghĩa của nhân sinh đối với đạo Phật như vậy là khá rõ. Con dường thoát khổ cũng được Ðức Phật vạch ra minh bạch. Nhưng ngoại đạo lại bị tà kiến che mờ, cho nên họ không hiểu được ý nghĩa của nhân sinh và con đưòng thoát khổ. Kinh Tăng Chi của Phật giáo Nam phương có trích lời Phật như sau: “Này, các tỷ kheo, các ngoại dạo có ba loại tà kiến, nếu tin theo thì phước đức sẽ bị tiêu tan, bại hoại. Ba tà kiến dó là gì ?”

Thứ nhất là tà kiến về mạng vận. Ðời này được vui hay chịu khổ là do mạng vận quyết dịnh trước. Thứ hai là tà kiến về Thần. Mọi việc đều do ý chí của Thần, Thượng đế an bài, con người không thể làm gì để tránh khỏi được. Thứ ba là cho rằng, mọi việc xảy ra ở đời này đều là ngẫu nhiên, tình cờ, do đó mà con người sống rồi thác đi buông trôi. Ta gặp nhĩmg người đó và hỏi : “những diều ấy đáng tin chăng ?”. Họ đáp : “đáng tin”. Ta bèn hỏi : “thế thì các tội sát, đạo, dâm, vọng… cũng đều do thần an bày cả chăng? Ðều do mạng vận sắp đặt cả chăng? Hay đều là do ngẫu nhiên chăng?” Thế nhưng hành vi của mình sai thì tự mình phải sửa chữa, theo thiện, bỏ ác. Con người phạm sai lầm thì phải trách mình, và tự hối, đoạn trừ lỗi lầm cũ thì mới tạo ra được mạng vận mới cho mình. Ngoại đạo nghe lời dạy bảo cu 3a Phật, không trả lời được câu nào bèn bỏ đi nơi khác.

8. PHÂN LOẠI NGHIỆP

Có nhiều cách phân loại:

I. Một cách là phân loại theo thân, khẩu, ý:

– Thân: thân nghiệp gồm có thân biểu nghiệp và thân vô biểu nghiệp.

Biểu nghiệp là nghiệp biểu hiện thành hành vi cụ thể, nhưng có dấu vết lưu lại của nó trong nội tâm.

Vô biểu nghiệp là nghiệp tiềm ẩn sẽ sinh quả trong tương lai, khi có đủ nhơn duyên chín mùi.

– Khẩu: ngữ nghiệp gồm có ngữ biểu nghiệp và ngữ vô biểu nghiệp.

– Ý: ý nghiệp gồm mọi ý nghĩ có tạo nghiệp.

This entry was posted in Phật Giáo. Bookmark the permalink.