Thuyết Bốn Ðế – Phần II

II. Cách thứ hai là phân loại theo thiện, ác, vô ký (3 tánh)

A/ Thiện nghiệp: (cũng gọi là an ổn nghiệp)

Phóng sanh, không sát sanh.

Bố thí, không lấy của không cho.

– Thân thiện nghiệp:

Sống trong sạch, không tà dâm.

Nói thực, không nói dối.

Nói lời có ích, không nói lời uế tạp, vô nghĩa.

– Ngữ thiện nghiệp:

Nói lời dịu hiền, không nói lời cay độc

Nói lời đoàn kết, hòa hợp, không nói lời chia rẽ, ly tán.

Giữ tâm xả, không tham.

Giữ tâm từ bi, không giận.

– Ý thiện nghiệp:

Giữ vững niềm tin nhơn quả, không có tà kiến.

B/ Ác nghiệp:

– Thân ác nghiệp:sát sanh, lấy của không cho, tà dâm.

– Ngữ ác nghiệp:

Nói dối

Nói lời vô ích

Nói ác

Nói y gián, chia rẻ. (lưỡng thiệt)

– Ý ác nghiệp:

Tham

Sân

Si

Tà kiến

C/ Vô ký nghiệp:

Không thiện, không ác. Do sức nghiệp yếu, cho nên không sinh quả.

III. Cách thứ ba là phân loại theo giá trị đạo đức, phúc đức, hay không phải phúc đức:

1) Phúc nghiệp:

Làm các thiện nghiệp, lợi cho chúng sanh.

2) Phi phúc nghiệp:

Làm các nghiệp ác, có hại cho chúng sanh.

3) Bất động nghiệp:

Tu thiền định, dẫn tới tái sanh ở các cõi trời sắc giới và vô sắc giới; ở cõi này chỉ có bất động nghiệp.

IV. Phân loại nghiệp theo đen trắng, đen trắng lẫn lộn, và không đen, không trắng:

Đen có nghĩa nhơ bẩn, trắng là sạch, thanh tịnh.

1) Hắc nghiệp: (nghiệp đen)

Làm ra các nghiệp bất thiện, làm dơ bẩn thân, tâm.

2) Bạch nghiệp: (nghiệp trắng)

Làm nghiệp thiện, thanh tịnh, cho nên gọi là trắng.

3) Nghiệp đen trắng lẫn lộn:

Làm nghiệp thiện nhưng có yếu tố ác xen lẫn, gọi là tạp nghiệp, hay nghiệp đen trắng lẫn lộn, pha tạp.

4) Nghiệp không đen không trắng:

Là nghiệp vô lậu, dẫn tới quả vô lậu của hàng Thánh, cho nên gọi là “không đen”, lại cũng không tạo ra quả dị thục, dù là thiện cho nên gọi là không trắng.

V. Phân loại nghiệp theo phạm vi tác dụng của nghiệp: cá nhân hay tập thể.

1) Cọng nghiệp:

Thuộc nhiều người cùng tạo và cùng chịu quả.

a) Cọng trung cọng:

như núi, sông, đất, không khí. Nhiều người thọ dụng.

b) Cọng trung bất cọng:

như nhà cửa, ruộng vườn, do cá nhân tự thọ dụng.

2) Bất cọng nghiệp:

a) Bất cọng trung cọng:

như thân người, tuy do cá nhân mình sử dụng nhưng cũng có những người khác nương tựa vào như con cái nương tựa vào cha mẹ.

b) Bất cọng trung bất cọng:

như tai, mắt trên thân người, thì chỉ có người đương sự mới thọ dụng được mà thôi.

VI. Phân loại nghiệp theo năng lực của nghiệp:

1) Năng sanh nghiệp:

Nghiệp dẫn tới tái sanh, cũng có nghĩa nghiệp tạo ra quả vị lai (sinh ra quả vị lai).

2) Năng trì nghiệp: (A. supporting karma)

Đã sinh ra làm người rồi tạo các nghiệp duy trì cái thân người này.

3) Năng tiêu nghiệp: (A. Counteractive karma)

Thí dụ, đối với gnhiệp ác đã làm, chúng ta tạo ra các nghiệp thiện để tiêu nghiệp ác đó.

4) Năng hủy nghiệp: (Destructive Karma, Supplarting Karma)

Đang chịu nghiệp làm người, nhưng phạm tội ác trầm trọng, hủy ngihệp được làm người đó. Như Đề Bà Đạt Đa, tuy mang thân người, nhưng nuôi ác tâm hại Phật, phải đọa địa ngục A Tỳ.

This entry was posted in Phật Giáo. Bookmark the permalink.