Thuyết Bốn Ðế – Phần II

VII. Phân loại nghiệp theo tính chất nặng nhẹ của nghiệp:

1) Cực trọng nghiệp:

Nghiệp lực rất mạnh, quyết định hướng tái sinh, lấn át các nghiệp khác. Có thể thiện, có thể ác. Nói về ác thì tội ngũ nghịch: giết cha, mẹ, A la hán, làm chảy máu Phật và phá hòa hợp Tăng.

2) Cận tử nghiệp: Death proximate Karma

Nghiệp lực tạo ra khi lâm chung, cũng quyết định hướng tái sinh nếu không có cực trọng nghiệp.

3) Tập quán nghiệp:

Nghiệp thân, khẩu, ý làm mãi thành thói quen, cũng quyết định hướng tái sinh, nếu không có sự hiện diện các nghiệp khác, mạnh hơn.

4) Tích lũy nghiệp:

Nghiệp dự trữ, chưa thành quả.

Nếu không có nghiệp mới, quyết định hướng tái sanh, thì vai trò này thuộc về nghiệp lực tích lũy, từ vô thỉ đến nay.

VIII. Phân loại nghiệp theo hiệu lực đối với tái sanh:

1) Dẫn nghiệp:

Nghiệp lực dẫn tới tái sanh ở cõi này, cõi khác, cõi người, cõi súc sanh, cõi quỷ đói, cõi trời…

2) Mãn nghiệp:

Nghiệp hỗ trợ cho dẫn nghiệp, “nối tiếp và hoàn thành dẫn nghiệp”, như cùng sinh ra làm người (là cọng nghiệp), nhưng có người mạnh, yếu, sống lâu, chết yểu, giàu, nghèo.. Đó là loại nghiệp dẫn tới quả báo riêng biệt của mỗi người, gọi là biệt báo.

IX. Phân loại nghiệp theo sự lãnh thọ:

1) Tâm thọ nghiệp:

Tức là tâm thức của người cảm nhận quả báo buồn vui, ưu não…Tâm thức này là ý thức là thức thứ sáu.

2) Thân thọ nghiệp:

Tức là năm thức đều cảm thọ, khác với tâm thọ là thức thứ sáu cảm thọ. Năm căn gắn liền với năm thức đầu, cùng cảm thọ cho nên gọi là thân thọ nghiệp.

X. Phân loại nghiệp theo thời gian chịu báo: có hai nhóm lớn:

A/ Định nghiệp:

1) Nghiệp nhứt định đem lại quả báo trong đời này. Quả báo và thời điểm chịu báo đều được xác định. Hoặc là thời điểm chịu báo là xác định, nhưng quả báo chưa xác định như thế nào. Thường được gọi là hiện báo.

2) Nghiệp đem lại quả báo ở đời sau: quả báo và thời gian chịu báo đều xác định. Hoặc là thời điểm chịu báo xác định, nhưng quả báo chưa xác định. Thường được gọi là sanh báo.

3) Nghiệp đem lại quả báo ở các đời sa u nữa. Quả báo và thời điểm chịu báo đều xác định. Hoặc là quả báo chưa xác định, nhưng thời điểm đã xác định, thường sách Phật gọi là hậu báo.

B/ Bất định nghiệp:

Thời điểm thọ báo chưa xác định, quả báo đã xác định, nhưng thời điểm chịu báo chưa xác định, hay là quả báo và thời điểm chịu báo đều chưa xác định.

XI. Phân loại nghiệp theo quả báo:

1) Nghiệp địa ngục: làm cả 10 nghiệp ác (loại tội ác nặng nhứt).

2) Nghiệp súc sanh: làm 10 nghiệp ác (loại tội ác trung bình).

3) Nghiệp quỷ đói: làm 10 nghiệp ác (loại tội ác tương đối nhẹ so với nghiệp địa ngục và nghiệp súc sanh).

4) Nghiệp người: tạo thiện nghiệp với tâm tán loạn (hạ cấp).

5) Nghiệp loài Trời: tạo thiện nghiệp với tâm phân tán (thượng cấp), tâm loài Trời dục giới chưa phải là định tâm.

6) Nghiệp bất định: làm đôi chút thiện, xen lẫn tội ác nhỏ nên chưa xác định là sanh ở cõi nào.

This entry was posted in Phật Giáo. Bookmark the permalink.