Trên đây là các từ ngữ rút ra từ kinh diển Pàli. Sau đây là những từ không có nguyên văn đối chiếu, nhưng rút ra từ hai cuốn “Pháp uẩn túc luận” và “Tứ đế luận”:
33) Vô hạ
34) Vô lưu
35) Vô thệ
36) Vô cầu
37) Vô hại
38) Vô úy
39) Vô số
40) Bất xả
41) Vô giả
42) Vô xí nhiên
43) Vô nhiệt não
B. Từ ngữ nói lên nghĩa tích cực của Niết Bàn:
1) Chân : sacca
2) Bỉ ngạn : Para
3) Vi diệu : Nipuna
4) Nan kiến : Sududdass
5) Kiên cố : Dhuva (cũng dịch Hằng tại : Vô tranh)
6) Tịch tịnh : Santa
7) Cam mỹ : Pamta
8) Cát tường : Siva
9) An ổn : Khema
10) Ái tận : Tanhakkhaya
11) Hy hữu : Acchariya
12) Ly tham : Viraga
13) Thanh tịnh : Suddhi…
14) Giải thoát : Mutti A. release, free-dom
15) Ðảo : dipa, cũng gọi là đảo, là đăng
16) Ty nạn sở : Lena, cũng dịch là xá – nhà.
17) Ðộ trường : Tana, cũng dịch năng độ
18) Quy y sở : Sarana, cũng dịch suy y
19) Chung cực sở : Parayana
20) Ly luân hồi : Vivatta
21) Hoàn mãn : Revala
22) Túc (đầy đủ) cũng dịch vô trú
23) Du già an ổn : Yogakkhema
24) Ly ái : Uisoka
25) Thậm thâm : Cambhira
26) Nan giải : Duppassa
27) Thắng : Uttara
28) Chí tôn : Sattha
29) Tối thượng : Settha
30) Ly cấu : Vimala
31) Lạc : Sukkha
32) Chỉ : Patittha
33) Nan tư
34) Vị đẳng
35) Thánh quả
36) Biến mãn
37) Tôn
38) Ứng thân
39) Thanh lương
40) Thiện sự
Ngoài các từ kể trên, các bộ Luận Du Già và A Tỳ Ðạt Ma Luận, có ghi thêm một số từ khác, cũng đồng nghĩa với Niết Bàn :
1) Thường; 2) Hằng; 3) Cửu trú; 4) Vô biên; 5) Hữu pháp; 6) Bửu hộ; 7) Sở xứ; 8) Ðạm bạc; 9) Vô chuyển; 10) Vô một; 11) Vô xí; 12) Vô nhiệt; 13) Vô bịnh; 14) Vĩnh tuyệt nhất thiết hý luận (theo Du Già Sư Ðịa luận – Ðại Chính 30.577); 15) Tịch diệt; 16) Y chỉ; 17) Bất chung một; 18) Quy xú; 19) Vô tiêu nhiệt (Xá Lợi Phất – A tỳ Ðạt Ma luận, Ðại chính 28.G33).