Bát Nhã Tâm Kinh Giảng Giải Vô Thượng Niết Bàn Ch.35 – Ch.40

36 Bốn Chân Lý Tứ Diệu Đế.

Khi nói đến Tứ diệu đế thì chúng ta có ấn tượng ngay đây là những chân lý mà Đức Thế Tôn đã truyền dạy cho nhóm ông Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển của xứ Ba-la-Nại sau khi Ngài vừa thành đạo. Trong suốt 49 năm hành đạo, chính Đức Phật đã thuyết giảng Tứ Diệu Đế cho không biết bao nhiêu đệ tử. Ngày nay Tứ Diệu Đế vẫn là cánh cửa lớn và nền tảng cho chúng sinh bước vào căn nhà giác ngộ. Chân lý nầy đã được trích dẫn rõ ràng trong phần trên của Tâm kinh. Tứ diệu đế nầy rất phổ thông trong hầu hết tất cả những kinh điển của Phật giáo vì nó chính là nền tảng căn bản để giúp chúng sinh đoạn trừ phiền não khổ đau ngỏ hầu đạt đến cứu cánh thanh tịnh của Niết Bàn. Nhưng đây chỉ là Tứ diệu đế cho hàng Thanh văn A La Hán mà thôi chớ không phải cho hàng Bồ tát. Tứ diệu đế bao gồm:

1)   Khổ đế là nói về tất cả những nỗi khổ trên thế gian nầy từ tam khổ như khổ khổ, hoại khổ và hạnh khổ cho đến bát khổ như sanh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ, oán tắng hội khổ và sau cùng là ngũ uẩn thạnh khổ.

2) Tập đế là nguyên nhân của những nỗi khổ. Đó là:

Kiến hoặc là bị nhiều thành kiến, tà kiến làm cho tâm mê hoặc vì tin theo các thuyết của các đạo tà, ma, thần, quỷ và các học thuyết của các chủ nghĩa sai lầm. Đó là thân kiến, biện kiến, kiến thủ, giới cấm thủ và tà kiến.

Tư hoặc là bị các phiền não của  tham, sân, si, mạn, nghi làm cho tâm mê hoặc.

Vô minh hoặc là sự mê lầm bởi không thấy biết chánh kiến.

Trần sa hoặc là còn nhiều thứ mê hoặc nhiều như cát, như bụi không kể xiết. Muốn đạt đến địa vị Bồ tát phải đoạn trừ cho hết tất cả những mê hoặc sa trần.

Vì chúng sinh sống trong thế gian nên phải chịu ngũ trược ác thế tức là năm thứ vẩn đục độc ác làm nhân khổ cho con người.

Ngũ trược ác thế gồm có:

Ø    Kiếp Trược là thời đại tụ hợp toàn những pháp vẫn đục của thế gian.

Ø    Kiến Trược là thời đại có 5 tà kiến. Đó là:

a) Thân kiến là si mê lầm tưởng thấy thân ta và những vật của ta là thật Có.

b) Biện kiến là khi đã cố chấp thân ta và vật của ta là thật Có. Nếu họ theo chủ nghĩa “đoạn” tức là Vô có nghĩa là khi thân ta chết là hết hoặc theo chủ nghĩa “thường” tức là Hữu có nghĩa là thân ta chết mà vẫn còn, không mất, không thay đổi.

c) Kiến thủ là học theo những ý kiến chủ nghĩa tà ngụy, kém cỏi, hẹp hòi của các tà thuyết, tà đạo mà họ cho là mầu nhiệm hay hơn hết.

d) Giới cấm thủ là học theo những giới luật nhảm nhí của bọn tà ma để cầu sinh lên trời…

e) Tà kiến là học theo tất cả những lý luận, những chủ nghĩa, những đạo giáo sai lầm cho là đời người không có nhân, có quả chi hết, cũng không có thiện báo, ác báo chi cả.

Chúng sinh ở vào thời đại có năm tà kiến nầy sẽ làm cho họ tối tăm mù quáng và đắm chìm vẫn đục nên gọi là đời Ki��n trược.

Phiền Não Trược là năm thứ phiền não mà nó ngấm ngầm sai khiến con người vì nó đã ăn sâu vào trong tiềm thức từ bao nhiêu đời bao nhiêu kiếp. Năm thứ phiền não đó là:

a)    Tham lam: yêu thích, ham muốn.

b)    Sân hận:  giận dữ, thù hằn.

c)    Si mê:  ngu dốt, mê muội.

d)    Mạn: kiêu ngạo, khinh người, trịch thượng.

e)    Nghi ngờ:  không có tín tâm chân thật.

Năm cái Tâm Sở xấu xa nầy luôn luôn ngấm ngầm gây ra phiền não, rung động, rối loạn và làm vẩn đục cái tâm tính yên tĩnh trong sạch, sáng suốt của con người nên được gọi là đời Phiền Não Trược.

Ø                Chúng Sinh Trược là cái thân thể và cái thế giới của chúng ta ở đây do năm Kiến Trược và năm Phiền Não Trược cảm ứng mà hiện ra ngũ uẩn hòa hợp với nhau. Nó rất thô bỉ, tệ ác và giả tạm mà được gọi là thân thể chúng ta.

Ø    Mạng Trược là phần nhân, phần quả đều kém cỏi, mạng sống quá ngắn ngủi cho dù là trường thọ cũng chẳng toàn vẹn một trăm năm cho nên gọi là đời Mạng Trược.

3)  Diệt đế: chính là Niết bàn.

4) Đạo đế: có tất cả 37 phẩm trợ đạo để giúp chúng sinh đạt đến cứu cánh Niết bàn.

Vậy bốn loại Tứ diệu đế là: Sinh diệt Tứ diệu đế, Vô sinh Tứ diệu đế, Vô lượng Tứ diệu đế và Vô tác Tứ diệu đế.

This entry was posted in Sách Truyện. Bookmark the permalink.