Thập Nhị Nhân Duyên

Tóm lại, qua những trình bày về mười hai nhân duyên, cho chúng ta thấy được sự khác biệt giữa Đại thừa và Tiểu thừa trong nhận thức. Một đàng căn cứ vào ba pháp ấn cho rằng ngoài nhơn không ra còn tất cả các pháp đều là thật hữu, nên thập nhị nhân duyên thuộc về chân đế, chúng thuộc về pháp vô vi; chỉ có nhơn không mới là tục đế, chúng thuộc về pháp hữu vi sinh diệt. Một đàng khác căn cứ vào lời tuyên bố của đức Phật: «Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã.» mà chủ trương Sarvam Sūnyam, không những chỉ có nhơn không mà còn có pháp không, và do đó tất cả các pháp đều thuộc về pháp sinh diệt không tự tánh, chúng thuộc vào sự chi phối của nhân và duyên sinh diệt nên chúng thuộc về tục đế.

Qua hai sự giải thích này về thập nhị nhân duyên, thật ra cả hai đều căn cứ vào những lời dạy của đức Phật để giải thích. Nhưng trên căn để của những lời dạy này, chúng thể hiện ra được vấn đề khế cơ khế lý của đức Phật khi tuyên thuyết ra những điều này, và như vậy vấn đề căn cơ được đặt ra ở đây. Một, đức Phật dùng giáo lý nhân quả để thuyết minh về tội phước báo ứng, sinh tử Niết-bàn từ thấp đến cao, để hướng dẫn cho những căn cơ chúng sanh nào phù hợp với chúng, với mục đích là dẫn dụ chúng sanh giải thoát khổ đau sinh tử bằng vào những hành động tạo nhân như thế nào thì sẽ thọ quả như thế đó trong thế giới tục đế; nhưng nếu nhân quả, trong thế giới tục đế này mà thấy được bản chất không tự tánh của chúng qua duyên khởi thì chúng ta sẽ thoát khỏi sinh tử khổ đau. Thật ra khi đức Phật dạy về nhân qủa Ngài không phải không dạy cho mọi người về giáo lý duyên khởi nhưng vì trình độ căn cơ tiếp thu không hết ý của đức Phật, nên giáo lý duyên khởi đã bị các bộ phái và các nhà Tiểu thừa hiểu một cách hời hợt bên ngoài, mà vấn đề cốt tủy sâu thẳm đằng sau họ không thấy đến, nên chỉ chấp nhận chúng trên phương diện áp dụng cho các pháp hữu vi mà thôi. Do đó nhận thức của họ về pháp hữu dành cho thập nhị nhân duyên theo đó cũng trở nên sai lầm trong phương diện cứu cánh rốt ráo thực hữu của chúng. Một, đức Phật dùng giáo lý duyên khởi thuyết minh về sự hiện hữu có được các pháp là do nhân và duyên, và sự hiện hữu đó là một hiện hữu không có tự tánh. Vì vậy cho nên đức Phật luôn luôn nhấn mạnh đến sự quan trọng của nhân duyên qua lời dạy: «Apratītyasamutpanno dharmaḥ kaścim na vidyate.» (Không bao giờ có thể có một sự vật gì phát sinh mà không có nhân  duyên). Ở đây chúng ta nên biết rằng, tuy đức Phật nhấn mạnh đến sự quan trọng của nhân duyên, nhưng nhân duyên không phải là pháp cứu cánh, do đó nhân duyên không ngoài các pháp, nên chúng vẫn là pháp thuộc thế giới tục đế chứ không phải chân đế, vì vậy muốn đạt được đệ nhất nghĩa.

Cho nên trong kinh nói,
Nếu thấy pháp nhơn duyên.
Thì có thể thấy Phật,
Thấy Khổ, Tập, Diệt, Đạo.[34] [ 379]

Ở đây, nếu ai thấy tất cả pháp thế gian (thuộc tục đế) đều từ các duyên mà sanh khởi là Không, thì người ấy có khả năng thấy pháp thân Phật, đẩy lùi vô minh, thêm lớn trí tuệ, và có thể thấy được bốn Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Thấy bốn Thánh đế, đạt đến bốn Thánh quả, diệt mọi khổ não chứng đắc Niết-bàn an lạc.

Đại Lãn (Thích Đức Thắng) – Theo Phật Việt

http://www.daophatngaynay.com/


 [1] Quá khứ hiện tại nhân quả kinh, 过  去 现  在  因  果  经, Đ.3, q.3, tr. 639c-641b

[2] Có nhiều kinh theo hệ Đại thừa cho rằng, Thái tử  xuất gia năm 19 tuổi và thành đạo năm 30 tuổi. Ở đây chúng tôi theo kinh Đại Bát Niết-bàn của Trường bộ 1 tr. 651, bản dịch HT.T. Minh Châu, và Nhất-thiết hữu bộ Tỳ-nại-da tạp sự  (Đ. XXIV, tr. 382) thì Ngài xuất gia năm 29 tuổi và thành đạo vào năm 35 tuổi.

[3] Quá khứ hiện tại nhân quả kinh, 过  去 现  在  因  果  经, Đ.3, q.3, trang 642a-642b

[4] Nhất thiết chủng trí,  一  切 种  智, Skt: Sarvathā-jñāna, là một trong ba trí, 1. Nhất thiết trí,  一  切  智,là trí hiểu biết tất cả tổng tướng của các pháp, tức là chỉ cho không tướng. Đây là trí của thinh văn, Duyên giác. 2. Đạo chủng trí,  道 种  智, là trí hiểu biết tất cả biệt tướng của các pháp. Đây là trí của Bồ-tát. 3. Nhất thiết chủng trí,   一  切 种  智, là trí thông đạt tổng tướng cùng biệt tướng các pháp, chỉ cho trí của Phật. 

[5] (Pāli: Samyutta Nikāya No XII. Vol. 11 ,  p. 101-106;  Hán: Tạp A-hàm 12.) Nguyên Thủy Phật giáo tư tưởng luận, trang 233-235., bản dịch HT. Thích Quảng Độ. 

[6] Chủ trương của Hữu bộ về sự thật hữu của các pháp. Từ sự bất đồng về chủ trương này Kinh lượng bộ ra đời, và tách ra thành một phái riêng.  

[7] « Kinh Đại bản,» Trường bộ; D. 14. Mahāpadāna II, p. 31) 

[8] Samyutta Nikaya No XII. vol 11.  

[9] «Kinh Đại duyên,» Trường bộ; D 19. Mahānidana sutta.) 

[10] Luận Đại Tỳ-bà-sa 24. Vạn bản tr. 98.

[11] Nguyên Thủy Phật giáo tư tưởng luận , trang 239. bản dịch HT Thích Quảng Độ. 

[12] Nguyên Thủy Phật giáo tư tưởng luận , trang 221. bản dịch HT Thích Quảng Độ.

[13] Đ. 2, Tạp A-hàm kinh, q. 12,  kinh 334, tr. 92b-92c. 

[14] Nhân duyên pháp, hay lý duyên khởi. Pāli: paṭiccasamuppāda. 

[15] Duyên sanh pháp, hay duyên dĩ sanh. Pāli: paṭiccasamuppanna dhamma. 

[16] Pāli: uppādā vā tathāgatānaṃ anuppādā vā tathāgatānaṃ, ṭhitā va sā dhātu dhammaṭṭhitatā dhammaniyāmatā idappaccayatā, Các Như lai xuất hiện hay không xuất hiện, giới này (đạo lý này) vốn thường trú; đó là tính a n trụ của pháp (pháp trụ tánh), tính quyết định của pháp (pháp vị tánh), và tính y duyên (tương y tương duyên). 

[17] Pháp trụ, pháp không  法住,  法空; trong bản Pāli: dhammāṭṭhitatā (pháp trụ tánh), dhammaniyāma (pháp vị tánh, pháp định tánh).

[18] Pāli: katame ca, bhikkhave, paṭiccasamuppannā dhammā? jarāmaraṇaṃ, bhikkhave, aniccaṃ saṃkhataṃ paṭiccasamuppannaṃ khayadhammṃ vayadhammaṃ virāgadhammaṃ nirodhadhammaṃ, các pháp duyên sanh (duyên sanh pháp) là gì? Già chết là vô thường, hữu vi, do duyên mà khởi, chịu quy luật đào thải, tiêu vong, ly tham, diệt tận. 

[19] Hán: tiền tế  前際, Pāli: pubbantaṃ 

[20] Pāli: ahosiṃ nu kho ahaṃ atītamaddhānaṃ, nanu kho ahosiṃ atītamaddhānaṃ, kiṃ nu kho ahosiṃ atītamaddhānaṃ, kathaṃ nu kho ahosiṃ atītamaddhānaṃ, kiṃ hutvā kiṃ ahosi nu kho ahaṃ aittāmaddhānaṃ, quá khứ tôi hiện hữu hay không hiện hữu? Quá khứ tôi là gì, tôi là thế nào? Quá khứ, do hiện hữu cái gì mà tôi hiện hữu? 

[21] Pāli: etarahi paccuppannaṃ addhānaṃ ajjhattaṃ kathaṃkathī bhavissati, hoặc ở đây trong đời hiện tại mà nên trong có nghi hoặc.

[22] Pāli: ahaṃ nu kho’smi, no nu kho’ smi, kiṃ nu kho’smi, kathaṃ nu kho’smi, ayaṃ nu hko sattā kuto āgato, so kuhiṃ gamissatī’ti, ta đang hiện hữu, hay không đang hiện hữu? ta đang là cái gì? ta đang là thế nào? Chúng sanh này từ đâu đến? Rồi nó sẽ đi đâu? 

[23] Hán: kiến sở hệ  見所繫. Pāli: diṭṭhi-saṃyojana. 

[24] Kỵ húy cát khánh kiến sở hệ ?  忌諱吉慶見所繫 

[25] Đ. 31, A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận,  阿 毗  达  磨 俱舍論  tr. 48c- 49a

[26] Hán: Thị hữu cố bỉ hữu, thị sinh cố bỉ sinh; thị không cố bỉ không, thị diệt cố bỉ diệt,  是有故彼有,  是生  故彼生;是空故彼空,是滅故彼滅 .

[27] Phật quang Đại  từ điển,  佛  光  大  辞  典 1, tr. 338c-339a 

[28] Đ. 31; No. 1585, Thành duy thức luận, tr. 42b-43c.

[29] Đại thừa và sự liên hệ với Tiểu thừa. tr. 353. Bản dịch HT. Thích Minh Châu. 

[30] Đại thừa và sự liên hệ với Tiểu thừa. tr. 366. Bản dịch HT. Thích Minh Châu. 

[31] Đ. 30,  No. 1564, Trung luận 1,  chương Quán nhân duyên đệ nhất;  tr. 1b-1c.

[32] Đ. 30,  No. 1564, Trung luận 1,  chương Quán Tứ đế đệ nhị thập tứ; 观  四 谛  品  第  二  十  四, Ārya-satya parīkṣā;  tr. 33b. 

[33] Đại thừa và sự liên hệ với Tiểu thừa. tr. 361-362. Bản dịch HT. Thích Minh Châu. 

[34] Đ. 30,  No. 1564, Trung luận 1,  chương Quán Tứ đế đệ nhị thập tứ; 观  四 谛  品  第  二  十  四, Ārya-satya parīkṣā;  tụng 379, tr. 34c.

This entry was posted in Bài Giảng, Phật Giáo. Bookmark the permalink.