Chúng Ta Luôn Giàu Có Hơn Chúng Ta Tưởng

Gần đây nước ta không hiểu từ đâu có tục lệ mua vàng cầu may vào ngày mùng mười Tết để mong được giàu có.

Là người miền nam và nhất là tổ tiên là người Nam Bộ:, khi tìm hiểu về các tôn giáo tôi được biết dân Nam Bộ có câu “ Mùng 9 vía Trời, mùng 10 vía Đất “, chứ không phải là vía Thần Tài vì người Nam Bộ xưa vẫn quen nói: “Đất Ông Tà, nhà Ông Địa”. Chắc chắn ngày 10 tháng giêng âm lịch trong văn hóa, cách thức cúng của bà con Nam Bộ rất nhân văn là cúng, nhớ ơn các bậc tiền hiền mở cõi, Thần Đất của người Việt gọi là ngày vía Thổ Thần.

Ông thần đó có từ lúc nào khó ai nói được. Chỉ biết là trước đó, bà con Khmer cũng cúng ngày 10 tháng giêng, gọi là cúng Ông Tà (Thần Đất – chủ đất – theo tín ngưỡng Khmer). Sau này, người Minh Hương tới, mang theo Ông Địa.chứ không phải Thần Tài để cầu lợi bạc vàng mà người Trung Hoa nước ta ở Chợ Lớn thường nghênh cúng tại các cửa hiệu để cầu cho công việc thuận lợi.

Có lẽ giờ đây, tại VN cũng như các quốc gia an bình trên thế giới đều đắt như vàng chăng nên cúng Thần Đất cũng như cúng Thần Tài (!).

Trong các lời giảng của các Giảng sư, người viết rất đồng ý khi nghe “Nếu biết sử dụng những giây phút ngắn ngủi quý báu của kiếp người để học hỏi , để tự trau dồi hầu giúp mình trở nên những con người xứng đáng hơn và cao cả hơn thì những giây phút ấy sẽ trở thành một gia tài kếch sù, một nguồn tài nguyên bất tận và vô giá.

Vì vậy hãy hiến dâng những gì mình có trong hai tay, trong đáy tim mình và cả những giây phút của kiếp người. Chúng ta luôn giàu có hơn chúng ta tưởng.”

Người viết có vài vần thơ kính xin đóng góp thêm …

Giàu có hiện tại là do kiếp trước bố thí !
Định luật nhân quả biến hoá …
hết sức linh hoạt, lại công bằng
Có người vàng ngọc đầy tủ… tâm chẳng an
Mong có gấp hai, ba nữa nên lao nhọc cần khổ.”

Ước chi người người được học Đạo…
mới biết mình luôn giàu có !
Thức tỉnh cơn mê khi đang sống kiếp người
Hiến dâng tình thương, với hoan hỷ nụ cười
Sẽ dần thoát những đắm chìm trong bể ái

Đoạn tuyệt những xa hoa, làm chủ tâm thái
Bồi dưỡng trí tuệ đừng hình thức ngoài thân
Hành trình ngàn dặm …
bắt đầu từ một bước chân,
Biển học vô bờ … hãy trau dồi, cảnh tỉnh!
Có những giây phút học kinh… gia tài sẽ hưng thịnh!
Sáng suốt nhận ra đâu thực đâu hư
Thân người mất đi dù tài sản có dư ?
Mang được gì về bên kia thế giới?

Những tục lệ không cần thiết … sao lại hồ hỡi? (Thơ Huệ Hương)

Lại được xem một câu đối:

“Sớm trống tối chuông, cảnh tỉnh người đời trong bễ ái
Lời kinh tiếng kệ giục người thức tỉnh giữa cơn mê”.

Năm 1882 Nhâm Thân, câu đối này đã được khắc tại chùa Phước Hưng, Sa Đéc, Đồng Tháp.

Như vậy giống như ngạn ngữ có câu “HỌC KINH TĂNG TRÍ HUỆ , HỌC SỬ TĂNG KIẾN THỨC” có nghĩa là khi kiến thức không đủ (vì không học được kinh nghiệm của tiền nhân) thì không có khả năng quyết đoán và sẽ sinh ra nhiều suy nghĩ ưu tư thiếu cảm giác an toàn, nhưng nếu học được kinh thì những lời dạy của Đức Phật về vô thường, vô ngã, khổ và định luật nhân quả, duyên sinh chúng ta sẽ có được trí huệ thì tự nhiên như có kim chỉ nam dẫn lối sẽ biết xử sự mọi việc như thế nào rồi …

Kính trân trọng,
Huệ Hương

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.