Hành Trình Tới Các Cõi Bên Kia Cái Chết – Phần I

[1] Tờ đầu của bản thảo bị thất lạc, và vì thế bản dịch bắt đầu từ tờ 2a. Đoạn này có vẻ là một phần của những câu kệ mở đầu, đặc biệt là sự trình bày về ý định của Dawa Drolma.

[2] Một bài cầu nguyện nổi tiếng Đức Padmasambhava. Cũng được biết là Guru Rinpoche, Đức Padmasambhava là một đạo sư Phật Giáo Kim Cương thừa của tiểu lục địa Ấn Độ, Ngài đã du hành tới Tây Tạng vào thế kỷ thứ tám để phát triển rộng lớn truyền thống Phật Giáo ở xứ này. Dân chúng Tây Tạng tôn kính Ngài như “Đức Phật thứ hai” và nhiều thực hành sùng mộ trong Phật Giáo Tây Tạng tập trung vào Ngài.

[3] Dakini là một từ Phạn ngữ được dùng trong Phật Giáo Kim Cương thừa để chỉ một nữ bổn tôn hiện thân cho hoạt động giác ngộ hoặc, trên một bình diện thế tục hơn, một người nữ đã đạt được một cấp độ thành tựu tâm linh đáng kể. Người nam tương đương là daka.

Dorje Yudron là một trong mười hai thiên nữ tenma là những vị đã thệ nguyện bảo vệ miền đất Phật Giáo và quốc gia Tây Tạng.

[4] Phật Giáo Đại thừa công nhận mười cấp độ chứng ngộ (thập địa) giữa lần đầu tiên thoáng nhận ra tánh Không (là chân tánh của thực tại) và cấp độ toàn giác của một vị Phật. Trong một ý nghĩa thông thường thì Bồ Tát là bậc đi theo con đường Đại thừa và chính xác hơn là bậc đã chứng ngộ ít nhất là cấp độ chứng ngộ đầu tiên (sơ địa).

[5] Các vị trời địa phương là những chúng sinh phi-nhân mạnh mẽ cư trú và thống trị những khu vực đặc biệt, kiểm soát thời tiết và các trạng thái đất đai. Văn hóa Tây Tạng dành nhiều sự quan tâm trong việc duy trì những mối liên hệ hài hòa với các vị trời địa phương của một miền đất. Nyen là những linh tinh đất đầy năng lực dũng mãnh.

[6] Trong Phật Giáo Tây Tạng, tulku là những hóa thân của các bậc thầy tâm linh những đời trước, được chính thức công nhận, tôn phong và dạy dỗ để tiếp tục những hoạt động của những hóa thân trước kia của các ngài. Ba vị tulku được nhắc tới ở đây là Tromge Kundun, Tromge Trungpa và Drimed Khakyod Wangpo, các ngài là những vị thầy Dawa Drolma và xuất hiện thật rõ nét trong các tường thuật của bà. Hơn nữa, vị sau cùng còn là chú của bà và đã thị tịch trước khi những sự kiện được tường thuật trong bản văn này xảy ra.

[7] Jatrul, “hóa thân của Ja” là một đệ tử của ba vị tulku được đề cập trong chú thích 6, đã cho rằng Dawa Drolma được sắp đặt để làm phối ngẫu tâm linh của ông. Tuy nhiên gia đình bà đã từ chối cuộc hôn nhân này. Thất vọng cay đắng, Jatrul đổ lỗi cho Jigmed T’hrogyal, cha của Dawa Drolma, bởi đã từ chối không cho ông người vợ được sắp đặt này.

[8] Khi chúng sinh trong nhân loại làm gãy bể các thệ nguyện Kim Cương thừa, hay samaya của họ, họ bị tái sanh làm những chúng sinh yêu ma phi-nhân mà tiếng Tây Tạng gọi là damsri, hay “những yêu ma gãy bể samaya”. Những yêu ma này không chỉ chịu đựng những hậu quả tiêu cực của những vi phạm đạo đức riêng của họ mà bằng những hành động của họ, họ còn khuyến khích người khác mắc phạm những vi phạm tương tự.

[9] Ba mặt phẳng là thế giới địa ngục, thế giới bề mặt và các thiên đường.

[10] Một bổn tôn thuộc nghiệp là vị bổn tôn mà một người có mối liên hệ nghiệp mạnh mẽ nhất với Ngài, nhờ vào những ràng buộc được thiết lập trong những đời trước.

[11] Ogyan là tên Tây Tạng của Oddiyana trong Phạn ngữ, nó ám chỉ một xứ sở có tính chất huyền thoại mà cư dân của nó là những hành giả cao cấp của Phật Giáo Kim Cương thừa. Những tường thuật đáng tin cậy nhất nhận diện nó là xứ Kashmir hiện nay.

[12] Torma là những nghi lễ cúng dường nào đó được cử hành trong truyền thống Phật Giáo Tây Tạng.

[13] Dawa Drolma đang nói tới Tromge Kundun, là người mà sau này bà cũng nhắc tới là Chhogtrul Rinpoche, “Hóa thân Cao quý Siêu phàm”. Đạo sư gốc là vị thầy khai thị chân tánh của bổn tâm ta.

[14] Tu viện Tromge, nơi đó các vị thầy của Dawa Drolma đã sống và giảng dạy, theo cả hai dòng Nyingma và Sakya của Phật Giáo Tây Tạng.

[15] Một tantra chính yếu (xem chú thích 61) và bổn tôn của loại tantra cao nhất trong các “tân” phái của Phật Giáo Tây Tạng được sáng lập từ thế kỷ thứ mười một. Hevajra là thực hành chính trong dòng Sakya.

[16] Vajradhara là một vị Phật thuộc dharmakaya (Pháp Thân), hay thực tại tối hậu, trong biểu tượng Kim Cương thừa.

[17] Suốt trong các bài tường thuật, Dawa Drolma nhắc tới bản thân mình trong ngôi thứ ba là “cô gái này”. Có lẽ vì Dawa Drolma đã đọc những tường thuật này cho một người sao chép cũng như bởi tánh khiêm tốn và tự xóa nhòa chính mình của bà.

[18] Amitayus là vị Phật của sự trường thọ mà pháp thực hành của Ngài kéo dài thọ mạng của hành giả. Samyak và Vajrakilaya là những bổn tôn phẫn nộ mà những pháp thiền định của các ngài che chở hành giả tránh khỏi các chướng ngại.

Có ba cõi thuần tịnh liên kết với ba thân (kaya), hay các cấp độ của hiện thể giác ngộ. Núi Huy Hoàng Màu-Đồng Đỏ là một trong nhiều cõi thuần tịnh được gọi là các cõi thuần tịnh Hóa Thân (nirmanakaya), hiện hữu trong một vài ý nghĩa nào đó trong cách thế tương tự với cấp độ bình thường của thực tại vật lý của chính chúng ta, nhưng chỉ những người có sự nội quán và thành tựu tâm linh sâu xa mới có thể đi tới được. Các cõi thuần tịnh Báo thân (sambhogakaya) tạo thành một cấp độ đang hình thành của sắc tướng thuần tịnh phi vật chất. Cõi thuần tịnh Pháp Thân (dharmakaya) là bản tánh vô sắc tướng, nền tảng của thực tại, vượt lên bất kỳ sự tạo tác ý niệm nào. Những kinh nghiệm của Dawa Drolma trong chương này hoàn toàn xảy ra trong phạm vi của một cõi thuần tịnh Hóa Thân, mặc dù sau này bậc dẫn dắt của bà là Đức Tara nhắc tới hai cấp độ khác trong chương này (xem chú thích 83).

[19] Một lễ quán đảnh là một nghi lễ trong Phật Giáo Kim Cương thừa, nó cho phép người nhận thực hành một pháp thiền định bổn tôn đặc biệt.

Một terton là một bậc tìm lại và khám phá kho tàng giáo lý ẩn dấu, hay terma. Laykyi Dorje là một bậc thầy Nyingma ở thế kỷ mười bốn, đã tìm lại một số giáo khóa quan trọng.

[20] Trong những kinh nghiệm thực sự về giác tánh nguyên sơ, hành giả có thể đột nhiên thấu suốt các sự kiện, ngôn ngữ, ý niệm và v.v… mà trước đây họ không biết.

[21] Đó là năm 1924.

[22] Đây là những giáo lý của Phật Giáo Kim Cương thừa, “bí mật” bởi vì chúng sâu xa (và vì thế chỉ có thể tiếp cận được với sự hướng dẫn đúng đắn) và được giữ riêng tư giữa vị thầy và đệ tử. Cách sử dụng “mantra” (thần chú) nổi bật đậm nét trong những giáo lý như thế, nhưng từ nguyên học của thuật ngữ biểu thị “cái bảo vệ tâm” chống lại những kiểu thức tư tưởng lầm lạc.

[23] Tập trung vào một hình tướng của Đức Avalokiteshvara, vị Bồ Tát của lòng bi mẫn, với mười một mặt, một ngàn tay và một ngàn mắt, đây thường là một nghi lễ kéo dài hai ngày, chay lạt một phần trong ngày đầu và chay lạt hoàn toàn vào ngày thứ hai.

[24] Đây là hai giai đoạn của thiền định Kim Cương thừa chính thức. Giai đoạn trước liên quan chủ yếu tới sự quán tưởng và trì tụng thần chú; giai đoạn sau giải quyết những kỹ thuật du già cao cấp và sự thiền định không hình tướng.

[25] Bhurkakuta là một bổn tôn được kết hợp với sự tịnh hóa samaya bị gãy bể hay bất tịnh.

[26] Để có một sự giảng nghĩa về sáu cõi, xin coi Dẫn nhập.

[27] Giáo khóa chính này là một terma được terton Karma Lingpa khám phá vào thế kỷ mười bốn.

[28] Thần chú của Avalokiteshvara, Bồ Tát của lòng bi mẫn: Om mani padme hung. Nó cũng được nhắc tới là “thần chú sáu âm”.

[29] Những thời gian khác nhau trong ngày được kết hợp với bốn loại hoạt động giác ngộ – sáng sớm với pháp làm an bình (tức tai), gần trưa với pháp tăng ích, chiều và tối với năng lực (pháp kính ái) và tối khuya với tiềm lực phẫn nộ (pháp hàng phục).

[30] Đây là những nghi lễ nhắm vào Đức Yeshe Tsogyal, phối ngẫu người Tây tạng của Đức Padmasambhava. Sự dâng cúng một bữa tiệc là một nghi lễ chính yếu trong Phật Giáo Kim Cương thừa, được thực hành để nâng cao sự chứng ngộ và để chuộc lỗi những vi phạm thệ nguyện tâm linh của hành giả.

[31] Tuyên bố này là một ám chỉ tới quan điểm rõ ràng của Phật Giáo. Nếu từ vô thủy dòng tâm thức của tất cả chúng sinh từng trải qua những chuỗi hóa thân đời này sang đời khác, thì hệ quả là mọi chúng sinh đã có lúc từng là cha hay mẹ của bản thân ta.

[32] “Orgyan vĩ đại” ám chỉ Đức Padmasambhava, bởi sự sinh ra kỳ diệu của Ngài xảy ra trong xứ Orgyan. Tam Bảo là những nguyên lý tâm linh cao nhất của Phật đạo – Phật, hay tâm giác ngộ (ví dụ như được hiện thân trong Đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni); Pháp, các giáo lý được một vị Phật như thế ban cho để dẫn dắt chúng sinh tới sự giác ngộ; và Tăng, những vị thực hành và chứng ngộ những giáo lý này và vì thế có thể hành xử như những người dẫn dắt và bạn đồng hành trên con đường tâm linh.

[33] Bồ Đề tâm (sự “tỉnh giác” hay “thái độ giác”) bao gồm hai phương diện – phương diện tương đối là lòng bi mẫn vị tha và phương diện tối hậu là sự chứng ngộ tánh Không, chân tánh của các hiện tượng.

[34] Sự đo lường này được dùng để cung cấp chứng cớ khiến người ta tin rằng kinh nghiệm delog của bà là chân thực, không phải là một trò lừa gạt được tạo dựng.

[35] Một mức độ che chướng bắt nguồn từ sự tổn thương của tâm thức trong bardo, hay trạng thái trung gian giữa các chết và sự tái sinh, trong thời gian thụ thai, thai nghén và lúc sanh ra. Điều này phần nào giải thích cho sự kiện các tulku có thể không biểu lộ sự hoàn toàn nhớ lại những đời trước.

[36] Một bổn tôn Kim Cương thừa được đặc biệt kết hợp với sự tịnh hóa các hậu quả của những ác hạnh và che chướng.

[37] Drolma, từ Tây Tạng tương đương với từ Tara trong Phạn ngữ, thường được ban cho người nữ ở Tây Tạng. Tsult’ hrim Drolma là một ni cô đã săn sóc dạy dỗ Chagdud Rinpoche khi Ngài còn là một đứa trẻ (và Ngài nhớ lại với vẻ hài hước, bà đã phát vào đít Ngài rất nhiều).

[38] Trong Phật Giáo Kim Cương thừa, năm “bộ Phật” là một cách thức phân loại các bổn tôn được sử dụng trong thiền định; chúng cũng tạo thành giản đồ cho sự chuyển hóa những yếu tố bất tịnh trong tính chất bình phàm của ta thành các phương diện thanh tịnh và chân thực của chúng. Ở đây khăn trùm đầu màu xanh dương của Dawa Drolma biểu thị Kim Cương bộ, tượng trưng cho việc chuyển hóa sự sân hận thành phương diện thuần tịnh của giác tánh nguyên sơ, nó phản chiếu trong sáng mọi sự như một tấm gương.

[39] Danh hiệu tôn kính khác của Tromge Kundun.

[40] Một nhóm năm thiên nữ, lúc đầu là những tinh linh thế tục nhưng được Dức Padmasambhava thuần thục thành những vị bảo trợ của Phật Pháp. Kết giao với vùng xung quanh Hy Mã Lạp Sơn, họ được tôn kính khắp xứ Tây Tạng.

[41] Giải trừ Chướng ngại trên Con đường là một bài cầu nguyện sùng mộ nổi tiếng, một phần của một giáo khóa terma được khám phát trong thế kỷ mười bốn. Vajra guru (Kim cương đạo sư) là thần chú của Đức Padmasambhava: Om ah hung vajra guru padma siddhi hung. Thần chú của các thân tướng trắng và xanh của Đức Tara là om tara tuttate ture soha. Thần chú của thân tướng màu đỏ của Đức Tara là Om tare tam soha.

[42] Tất cả những chi tiết này được chỉ rõ trong tiên tri của Đức Tara về Dawa Drolma.

[43] Nghiệp được tạo nên trong việc giết một thú vật làm ô uế y phục như thế sẽ gây trở ngại cho sự thành công của kinh nghiệm delog của bà.

[44] Nước mưa trong những mùa nào đó kết hợp với chòm sao của các rishi, hay các vị thấu thị, được những người Tây Tạng hứng lấy và tích trữ do bởi đặc tính chữa bệnh của nó.

[45] Thuật ngữ kunzhi (là từ Tây Tạng tương đương với alaya trong Phạn ngữ) ở đây ám chỉ một mức độ tiền ý thức không có ngay cả những niệm tưởng vi tế nhất.

[46] Đây là ba loại kinh nghiệm phát sinh trong thiền định như những dấu hiệu nhất thời của sự thành công, nhưng hành giả không được dính mắc vào chúng như tự chúng là những mục đích, bởi điều đó sẽ giới hạn tiến bộ tâm linh của hành giả. Sự dính mắc vào lạc sẽ dẫn tới việc tái sinh là một vị trời trong dục giới; dính mắc vào sự trong sáng dẫn tới việc tái sinh làm một vị trời trong sắc giới; dính mắc vào sự tỉnh giác vô niệm khiến tái sinh làm một vị trời trong cõi vô sắc – tất cả những cõi giới ở trong sự hiện hữu có điều kiện.

[47] Như được dùng ở đây, “tính chất thông thường” biểu thị cái gì thuộc nền tảng, chân thực và không bị tạo lập.

[48] Trong các nghi lễ Kim Cương thừa, một mũi tên được trang trí bằng dải ruy băng tượng trưng cho sự trường thọ và thịnh vượng.

[49] Trong vũ trụ học Phật Giáo, hệ thống thế giới của chúng ta bao gồm một ngọn núi ở trung tâm, vây quanh là bốn đại lục chính, mỗi đại lục có hai tiểu lục địa ở hai bên. Tiểu lục địa ở phương tây nam của ngọn núi trung tâm và ở phương tây đối với thế giới chúng ta (“lục địa phương nam”) là Chamara. Đức Padmasambhava an trú ở đó, khuất phục một loài yêu ma khát máu, nếu không chúng sẽ tàn phá thế giới chúng ta.

[50] Hình ảnh đám mây biểu lộ phẩm tính bao la và siêu trần của kinh nghiệm của bà.

[51] Trú xứ của Đức Padmasambhava trong cõi thuần tịnh của Ngài.

[52] Từ Phạn ngữ vidyadhava (bậc trì giữ giác tánh nội tại) ám chỉ bậc đã khám phá chân tánh của bổn tâm Ngài là một trạng thái giác ngộ nội tại (và do đó “trì giữ” kinh nghiệm này).

[53] “Đấng Kim Cương Sanh-trong Hồ xứ Orgyan”, một tính ngữ thông thường của Đức Padmasambhava.

[54] Vajravarahi là một nữ bổn tôn cao cấp nhất của các tantra trong Phật Giáo Kim Cương thừa.

[55] Từ Phạn ngữ tathagata (Như Lai – đấng đã đạt tới một trạng thái như thị) là một tính ngữ chỉ một vị Phật.

[56] Không thể nhận ra vị này; dường như ông là một nhân vật lịch sử có thực trong số những người quen của Dawa Drolma.

[57] Một mala là một sợ chuỗi hột được dùng như chuỗi tràng để đếm các thần chú hay bài cầu nguyện.

[58] Sự trì tụng thần chú trăm-âm của bổn tôn Vajrasattva (Kim cang Tát Đỏa) là một kỹ thuật Kim Cương thừa để tịnh hóa bản thân về các hậu quả của những ác hạnh và che chướng

[59] Đây là sự giải thích dài nhất của một mô tả vũ trụ từ một quan điểm lý tưởng, được cách điệu hóa. Được gợi lên trong trí tưởng tượng của ta, vũ trụ này được cúng dường cho đối tượng của đức tin của ta như một phương tiện để tích tập công đức và làm sâu sắc sự nội quán.

[60] Người nữ đang tắm là một dakini nhờ thành tựu tâm linh của bà mà có được công đức tái sanh trong cõi thuần tịnh của Đức Padmasambhava.

[61] Các sutra (Kinh) là những lời thuyết giảng của Đức Phật tạo nên nền tảng kinh điển của các phái công truyền Tiểu thừa và Đại thừa Phật Giáo; các tantra là những kinh điển bí mật hơn tạo nên nền tảng của giáo lý Phật Giáo Kim Cương thừa.

[62] Một đại đạo sư sống từ năm 1820 tới 1892. Ngài có công trong việc dẫn đạo một cuộc vận động cải cách rộng lớn, tập trung ở miền đông Tây Tạng vào thế kỷ thứ mười chín. Mặc dù trên danh nghĩa Ngài là một lạt ma của phái Sakya, Ngài đã nghiên cứu rộng rãi và trao truyền các dòng truyền thừa trong mọi trường phái của Phật Giáo Tây Tạng.

[63] Đây là những sutra (Kinh), hay những lời thuyết giảng của Đức Phật; vinaya (Luật), hay những luật lệ đạo đức; và abhidharma (Luận), hay những giáo lý siêu hình và tâm lý.

[64] Chày và chuông là những pháp khí được cầm trong tay khi cử hành các nghi lễ Kim Cương thừa. Chày tượng trưng cho các phương tiện thiện xảo, chuông tượng trưng sự thấu suốt siêu việt tánh Không.

[65] Một ám chỉ tục lệ phổ thông ở Tây Tạng là cúng dường một khăn quàng bằng vải trắng cho vị thầy khi cầu xin một sự tiếp kiến hay một trao truyền chính thức các giáo lý tâm linh. Tượng trưng cho lòng chân thành thanh tịnh của hành giả, chiếc khăn thường được vị thầy choàng sau cổ hành giả như một sự ban phước.

[66] Derge được dùng làm trung tâm văn hóa và hành chánh chính yếu của miền đông Tây Tạng. Vị dakini được ám chỉ ở đây là một phụ nữ có thực sống trước thời đại của Dawa Drolma.

[67] Một phần của giáo khóa gồm các giáo lý terma, một vài giáo lý trong số đó được dịch sang Anh ngữ như Tibetan Book of the Death (sách Tây Tạng về cái Chết, Tử Thư).

[68] Một chương của một tantra được sử dụng rộng rãi trong phái Nyingma trong Phật Giáo Tây Tạng như một nghi lễ sám hối phổ thông.

[69] Một hình thức giữ hơi thở được sử dụng rộng rãi trong các thực hành thiền định Kim Cương thừa cao cấp.

[70] Ba thực hành này được bao gồm trong một khóa giáo lý terma gọi là Heart Drop of Longchenpa (Giọt Tâm Yếu của Longchenpa) (Longchen Nyingt’hig), được Rigdzin Jigmed Lingpa khám phá vào thế kỷ mười bảy. Để có tài liệu về giáo khóa này, xin coi H.H. Dilgo Khyentse Rinpoche, The Wish-Fulfilling Jewel (Viên Ngọc Như Ý) (Boston: Shambhala, 1988), trang 9; và Tulku Thondup, The Tantric Tradition of the Nyingma (Truyền thống Mật thừa của phái Nyingma) (Marion, Mass.: Buddhayana, 1984), trang 174.

[71] Đó là chú của bà, ngài Drimed Khakyod Wangpo.

[72] Con gái của vua xứ Zahor ở Ấn Độ, Mandarava là một phối ngẫu tâm linh của Đức Padmasambhava, bà trợ giúp Ngài trong việc thâu thập năng lực trên sự trường thọ.

[73] Đây là một bản dịch được sửa đổi nổi tiếng của Lời Khẩn nguyện Bảy-Dòng.

[74] Các mara (ma vương) là những thế lực hay chúng sinh làm giới hạn kinh nghiệm của ta và trói buộc ta vào vòng luân hồi. Bốn loại mara như thế thường được nhắc tới là: những cảm xúc phiền muộn, cái chết (hiện thân là Yama, Thần Chết), các sự kết tập tâm-vật lý (các uẩn) cấu thành thân-tâm của một cá nhân không giác ngộ tâm linh, và các thế lực ngăn cản năng lực của tâm đạt được những cấp độ cao hơn của sự thể nhập thiền định (được nhân cách hóa là “những đứa con của các vị trời”).

[75] Trong Phật Giáo Kim Cương thừa, màu trắng và xanh dương được kết hợp với phương đông, màu vàng với phương nam, đỏ với phương tây và xanh lá cây với phương bắc.

[76] Nghĩa đen: “khoảng [chiều dài] tay áo”.

[77] Dấu hiệu ( ) terma biểu thị rằng những trích dẫn khác nhau trong tường thuật này tạo thành một loại terma, hay kho tàng tâm, mà Dawa Drolma đang khám phá.

[78] Trong hệ thống Nyingma của Phật Giáo Tây Tạng, Samantabhadra (Đức Phổ Hiền) là hiện thân của Pháp thân – thực tại tối hậu, không thể diễn tả được. Thuật ngữ có nghĩa là nó “hoàn toàn tích cực”.

[79] Vua Hoa sen (padma Gyalpo) và Padma T’hod T’hreng Tzal là những tính ngữ biểu thị cho những khía cạnh đặc biệt của Đức Padmasambhava.

[80] Một yogini của Phật Giáo Ấn Đỗ cổ được miêu tả rõ ràng trong sự truyền dạy của nhiều giáo lý Nyingma. Xem Thondup, Truyền thống Mật thừa của phái Nyingma, trang 17.

This entry was posted in Sách Truyện. Bookmark the permalink.