[1] Nỗi sợ sư tử, voi hoang, lửa, rắn, sự lụt lội, sự tù đày, kẻ trộm và những kẻ ăn thịt người.
[2] Đó là Tromge Kundun, Tromge Trungpa và Drimed Khakyod Wangpo, ba vị tulku là những vị được đề cập tới trước tiên trong chương 1 và là những vị nổi bật trong những tường thuật của Dawa Drolma.
[3] Thuật ngữ Tây Tạng bardo có nghĩa là “một khoảng cách giữa hai thời điểm”; trong bản văn này nó đặc biệt ám chỉ khoảng cách giữa cái chết và sự tái sanh, trong quãng thời gian này các nghiệp lực trong tính chất của một cá nhân tạo nên những phóng chiếu tiên báo sự tái sanh trong tương lai của cá nhân đó.
[4] Bởi những tham luyến của ta đối với chúng, ta trở nên bị sụp bẫy trong các hoạt động và những mối quan tâm, chúng kéo dài mãi vòng luân hồi sinh tử.
[5] Đối với Phật Giáo thì ý niệm quy y là nền tảng; thực vậy “thệ nguyện quy y” là bước đi chính thức đầu tiên trong hứa nguyện riêng của một cá nhân đối với con đường của Đạo Phật. Ta quy y (nương tựa) nơi “Tam Bảo”, ba lý tưởng hay nguyên lý tâm linh (xem Chương 1, chú thích 32). Như vậy, việc ban tặng sự nương tựa (quy y) bao hàm nhiều ý nghĩa hơn là chỉ đơn giản che chở hay bảo vệ người nào đó, bởi nó đòi hỏi ước nguyện và sự dẫn dắt tâm linh.
[6] Những thân tướng trắng và xanh lá cây của Đức Tara.
[7] Một tính ngữ chỉ Đức Manjushri (Văn Thù), Bồ Tát của trí tuệ.
[8] Sodnam Tzemo sống từ năm 1142 tới 1182, là con trai của Sachhen Kunga Nyingpo (vị sáng lập phái Sakya của Phật Giáo Tây Tạng) và vì thế là vị thứ hai trong năm vị “tổ sáng lập” của phái.
[9] Âm thứ hai của danh hiệu Gyajam là một cách rút gọn của Jamyang, tiếng Tây Tạng của tên Manjughosha theo Phạn ngữ.
[10] Một ẩn dụ về cảnh tượng hỗn mang và rối loạn.
[11] Hai bản văn được đề cập tới được sử dụng trong các nghi lễ sám hối trong truyền thống Phật Giáo Tây Tạng.
[12] “Vua vận mệnh”, một tính ngữ chỉ Yama.
[13] “Bảng định mệnh” được mô tả là một cây gậy dẹp, trông giống cái mái chèo được đánh dấu bằng những nét khắc song song; mỗi vận mệnh của một cá nhân nối kết với một dấu được ghi trên một trong những ô vuông biểu kết quả. Tấm gương nghiệp quả phản chiếu rõ ràng những hành vi của ta trong đời trước, nó giúp cho ta không sai lạc với định luật nghiệp quả bất di bất dịch.
[14] Một sự mê tín đã hiện hữu trong một vài miền ở Tây Tạng, cho rằng một người đầu độc gây nên cái chết của một lạt ma thì trong cách thế nào đó được hưởng công đức tâm linh của những người đã khuất. Nhưng hậu quả thực tế của hành vi này là sự tái sanh trong địa ngục.
[15] Địa ngục đầu tiên trong tám địa ngục nóng của vũ trụ học Phật Giáo truyền thống. Về các mô tả những cõi địa ngục và ngạ quỷ được nhắc tới trong chương này, xin coi The Jewel Ornament of Liberation (Vật Trang sức Quý báu của sự Giải thoát), H.V. Guenther, bản dịch (Boston: Shambhala, 1986), các trang 55-69; Kun-zang La-may Zhal-lung, S.T.Kazi, bản dịch (Upper Montclair, N.J.: Nhà Xuất Bản Diamond-Lotus, 1989), các trang 83-139; và Patrul Rinpoche, The Words of My Perfect Teacher (Lời dạy của vị thầy toàn hảo của tôi) (San Francisco: Harper Collins, 1994), các trang 63-76.
[16] Các ngạ quỷ là những tinh linh đau khổ bị phiền não bởi sự đói và khát khủng khiếp và sự phơi bày các yếu tố (các đại).
[17] Một vị Phật mà pháp thiền định và thần chú của Ngài đặc biệt hữu hiệu trong việc tịnh hóa hậu quả của những ác hạnh.
[18] Một đại đạo sư sống từ năm 1820 tới 1892. Ngài có công trong việc dẫn đạo một cuộc vận động cải cách rộng lớn, tập trung ở miền đông Tây Tạng vào thế kỷ thứ mười chín. Mặc dù trên danh nghĩa Ngài là một lạt ma của phái Sakya, Ngài đã nghiên cứu rộng rãi và trao truyền các dòng truyền thừa trong mọi trường phái của Phật Giáo Tây Tạng.
[19] Theo vũ trụ học Phật Giáo truyền thống thì núi Tu Di là ngọn núi trung tâm của hệ thống giới của chúng ta.
[20] Ba loại thiện hạnh thuộc về thân là sự bảo vệ sinh mạng, sự bố thí và đạo đức tính dục; bốn loại thuộc về ngữ là sự chân thực, nói năng tử tế, tạo sự hòa hợp bằng lời nói và nói những lời có ý nghĩa; và ba loại thuộc về tâm là sự hài lòng, sự nhân từ, và sự thấu hiểu đúng đắn các chân lý tâm linh.
[21] Những người Tây Tạng tin rằng cờ cầu nguyện gởi những sự ban phước của những lời nguyện theo làn gió, làm lợi lạc cho tất cả những ai được gió chạm vào.
[22] Thần chú siddhi là một tên khác của thần chú của Đức Liên Hoa Sanh, Om ah hung vajra guru padma siddhi hung.
[23] Một thiện hạnh phổ biến ở Tây Tạng là khắc sáu chữ của thần chú om mani padme hung vào các hòn đá, chúng thường được chất thành ụ đá hay các bức tường.
[24] Satsa là những mô hình tháp (stupa) nhỏ bằng đất sét – các vật kỷ niệm mà những đặc trưng kiến trúc của chúng tượng trưng cho các phương diện của tâm giác ngộ – hay những tượng đúc bằng đất sét hình các bổn tôn; đất sét thường được trộn với tro lấy từ hài cốt của những người chết để truyền những sự ban phước cho họ.
[25] Đó là hình ảnh, sách và các dụng cụ là những đồ chứa tượng trưng cho thân, ngữ và tâm của các bậc giác ngộ.
[26] Trong vũ trụ học Phật Giáo truyền thống, một ngàn hệ thống thế giới tương tự như thế giới chung của chúng ta tạo thành một vũ trụ có độ sáng bậc nhất; một ngàn vũ trụ này tạo thành một vũ trụ có độ sáng bậc nhì; và một ngàn vũ trụ này (đó là một tỉ hệ thống thế giới tương tự thế giới của chúng ta) tạo thành một vũ trụ có độ sáng bậc ba, một “vũ trụ gấp ba ngàn lần”.
[27] Ba cõi là dục giới (bao gồm các cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, người, bán thần và các cấp độ thấp của các vị trời), sắc giới vi tế hơn (những cấp độ trung bình của các vị trời), và vô sắc giới vi tế nhất (cấp độ cao nhất của các vị trời). Tất cả ba cõi giới đều ở trong vòng luân hồi có điều kiện, vì thế tượng trưng cho việc không có hạnh phúc hay giải thoát cuối cùng và vẫn còn nằm dưới sự thống trị của Thần Chết.
[28] Ba mức độ của sự sống là cách diễn tả khác về vòng luân hồi; đó là thế giới địa ngục, thế giới trên mặt đất và các cõi trời.
[29] “Lục địa phương nam” (Nam Thiệm Bộ Châu) trong bốn lục địa bao quanh núi Tu Di chính là thế giới của chúng ta, đại khái tương đương với “Trái Đất”.
[30] Khi chết, những bậc có chứng ngộ cao này làm đảo lộn nghiệp của nhiều người mà thông thường chúng sẽ gây nên cái chết của họ.
[31] Một loại cây trồng ở một trong những nơi gọi là địa ngục lân cận và tạo thành nguồn gốc nguyên thủy của sự đau khổ cho chúng sinh trong địa ngục đó. Xem Kazi, Kun-zang La-may Zhal-lung, các trang 93-94.
[32] Theo nghĩa đen: “Pháp ngữ được phiên dịch [của Đức Phật]”. Kinh điển Phật Giáo Tây Tạng, thường gồm 108 pho sách, trong số những kinh điển được công nhận là các giáo lý của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
[33] Ta đoán chừng con gái bà có thiên hướng về sự sân hận và sát sinh.
[34] Những “đứa trẻ” này là những phóng chiếu của những yếu tố tích cực và tiêu cực trong tính chất riêng của ta.
[35] Một sự ám chỉ cho những hình thức khắc nghiệt về hình phạt thể xác mà ông ta, là người chỉ huy, đã chịu trách nhiệm khi ra lệnh.
[36] Một nhân vật trọng yếu trong phái Nyingma của Phật Giáo Tây Tạng trong thế kỷ mười chín trước và đầu thế kỷ hai mươi.
[37] Đó là giới tu sĩ; màu vàng là màu được dành cho trang phục của các nhà sư và ni cô ở Tây Tạng.
[38] Đó là việc không dẫn những người khác đi theo bà nhờ công đức của nghiệp tích cực của bà.
[39] Một trung tâm tu viện và chính trị quan trọng ở tỉnh Tsang miền nam Tây Tạng và trụ sở của phái Sakya của Phật Giáo Tây Tạng.
[40] Những sự tích tập công đức trên bình diện thông tục và tích tập giác tánh nguyên sơ trên bình diện tối hậu.
[41] Đức Manjushri, Avalokiteshvara và Vajrapani (các Bồ Tát của trí huệ, lòng bi mẫn và năng lực tâm linh theo thứ tự tương ứng) là những Bồ Tát thuộc “ba bộ” – thuộc về thân, ngữ và tâm của tất cả chư Phật.
[42] Sự lợi lạc cho bản thân và những người khác trong khoảng thời gian ngắn hạn và dài hạn.
[43] Ngay cả một dính líu tiêu cực do một hành động hay ý định xấu ác đối với người nào đó cũng tạo nên một mối liên hệ ích lợi.
[44] Đây là những đối nghịch của các thiện hạnh được đề cập trong chú thích 20 ở trên: các hành vi thuộc thân là sát sinh, trộm cắp và tà dâm; các hành vi thuộc ngữ là nói dối, lăng mạ, vu khống và nói tầm phào vô ích; và các hành vi thuộc tâm là sự tham muốn, ý định xấu và các tà kiến liên quan tới các chân lý tâm linh.
[45] Một thành phố lớn (tiếng Trung Hoa họi là Ta-chien-lu) ở biên giới Hoa-Tạng, trước đây là địa điểm chính qua đó trà Trung Quốc được nhập khẩu vào lãnh thổ Tây Tạng.
[46] Các ngạ quỷ với các che chướng nội tại là những chúng sinh mà các tri giác chủ quan của họ bị bóp méo đến nỗi mặc dù họ có thể tìm được thực phẩm hay thức uống, nhưng những thứ này trở thành lửa, rác rưởi, hay chất độc khi ăn vào.
[47] Một tantrika là một hành giả của con đường Mật thừa, đó là phật Giáo Kim Cương thừa.
[48] Điều này ám chỉ những người đã cùng thọ nhận những quán đảnh để đi vào thực hành Kim Cương thừa từ cùng những vị lạt ma; việc này được cho là mối ràng buộc không gì chặt chẽ hơn có thể có được giữa những con người với nhau.
[49] Địa ngục Kim Cương là cõi mà chúng sinh rơi vào do những vi phạm trầm trọng các thệ nguyện samaya của họ.
[50] Chư Phật đã xuất hiện trong quá khứ, chư Phật đang xuất hiện trong hiện tại, và chư Phật sẽ xuất hiện trong tương lai.
[51] Thuộc thân, ngữ và tâm.
[52] Ở đây sự phân biệt thông thường giữa tích cực và tiêu cực được thay thế bằng các nguyên lý cao hơn của thực hành tâm linh.
[53] Như những dòng dưới đây làm rõ nghĩa, vị thánh này là đạo sư tâm linh chính yếu của Yeshe Dorje.
[54] Tám địa ngục nóng, tám địa ngục lạnh, các địa ngục lân cận và những địa ngục nhất thời.
[55] Từ Phạn ngữ của danh hiệu Yeshe Dorje.
[56] Bởi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang ngồi dưới một cây đa (hay cây bồ đề) khi Ngài giác ngộ nên hột của loại cây này được quý trọng và dùng làm hột chuỗi tràng.
[57] Ở Tây Tạng, người ta thường bảo trợ cho những người tụng đọc Kinh điển lớn tiếng và hồi hướng công đức của việc tụng đọc cho hạnh phúc của người bảo trợ.
[58] Một đồng cỏ bao la gần nhà Dawa Drolma.
[59] Đó là Đức Phật.
[60] Trong thực hành của Phật Giáo Tây Tạng, danh hiệu đạo sư của một người thường được dùng trong câu “… thấu biết tất cả!” như một hình thức của thần chú. Ở đây người này đặt vị thầy của mình ngang hàng với Dorje Chang (Phạn ngữ: Vajradhara), Đức Phật Pháp Thân của chân lý tối hậu.
[61] Năm độc thuộc cảm xúc là sự tham luyến, sân hận, vô minh, tự phụ và ganh tị.
[62] P’howa hay sự “chuyển di tâm thức”, là một kỹ thuật Kim Cương thừa có thể được thực hiện vì lợi lạc của bản thân hay của những người khác. Nó cho phép tâm thức lìa bỏ thân xác vào lúc chết trong cách thức thiện xảo và hữu hiệu nhất để trợ giúp cho tiến bộ tâm linh của ta.
[63] Xem chương 1, chú thích 22.
[64] Bằng cách tôn kính các vị này, người ta thâu thập được các sự tích tập công đức và giác tánh nguyên sơ.
[65] Đó là những phối ngẫu của các đạo sư.
[66] Bốn cấp độ hỉ lạc phát sinh liên tiếp trong sự thiền định là hỉ lạc được chỉ định, hỉ lạc siêu phàm, hỉ lạc đặc biệt và hỉ lạc đồng xuất hiện (hay hỉ lạc siêu vượt hỉ lạc [thông thường]).
[67] Năm hành vi mà nghiệp quả của chúng thì trầm trọng tới nỗi nếu không có sự tịnh hóa, chúng dẫn tới việc kẻ phạm vào hành vi đó bị tái sanh lập tức trong một cõi địa ngục vào lúc chết, mà không kinh qua trạng thái bardo thông thường xảy ra giữa sự chết và sự tái sanh. Những hành vi đó là giết cha, giết mẹ, giết một vị A la hán (xem Chương 3, chú thích 32), vì ác tâm mà làm một vị Phật chảy máu và gây những sự chia rẽ không thể hàn gắn trong cộng đồng Phật Giáo.
[68] Đó là hành vi đạo đức chấp nhận một vài hình thức hành xử là đạo đức và từ bỏ những hình thức khác là vô đạo đức.
[69] Ma mốt là những thiên nữ hung dữ.
http://tuvien.com/chet_va_tai_sinh