Hành Trình Tới Các Cõi Bên Kia Cái Chết – Phần III


[1] Từ Phạn ngữ tathagata (Như Lai – đấng đã đạt tới một trạng thái như thị) là một tính ngữ chỉ một vị Phật.

[2] Tám phẩm tính là tính chất mát, ngọt, thanh, dịu, trong, không có các chất bất tịnh, dễ tiêu hóa và làm cổ họng êm dịu.

[3] Năm lớp tường tượng trưng cho năm bộ Phật chính yếu của Kim Cương thừa. Tương tự, mỗi cách kiến trúc đặc biệt của những tòa lâu đài này tượng trưng cho một yếu tố riêng biệt hay phẩm tính của thực hành và chứng ngộ tâm linh.

[4] Bánh xe Pháp (Pháp luân) là một biểu tượng tốt lành bằng vàng với tám nan hoa tượng trưng cho Bát Chánh Đạo: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.

[5] Mankara là một sinh vật thần thoại sống trong nước có phần giống với một con cá sấu, được dùng làm một chủ đề trong kiến trúc Phật Giáo.

[6] Các vị trời trong cõi trời này thuộc dục giới trong vòng luân hồi (tên theo nghĩa đen có nghĩa là “Những Hóa thân Hỉ Lạc”) có nhiều công đức to lớn khiến họ có thể hóa hiện bất kỳ thú vui cảm giác nào họ muốn mà không cần nỗ lực.

[7] Thân tướng một vị Phật mà truyền thống mô tả được tô điểm với ba mươi hai tướng chính và tám mươi tướng phụ của sự toàn hảo vật lý, là các biểu hiện bên ngoài của những phẩm tính tâm linh sâu xa.

[8] Theo truyền thống, loài linh dương lốm đốm đen này được cho là hiền lành và bi mẫn khác thường.

[9] Đó là tư thế cạnh bàn chân phải đặt trên đùi trái và cạnh bàn chân trái đặt trên đùi phải.

[10] Thành ngữ truyền thống “chuyển Pháp luân” biểu thị hoạt động ban tặng Giáo lý đạo Phật.

[11] Điều này ám chỉ phương pháp truyền thống trong việc chia thời gian hai-mươi-bốn tiếng thành sáu “thời”, mỗi thời bốn tiếng.

[12] Đức Phật tiên đoán rằng sau khi Ngài nhập Niết Bàn, Giáo Pháp của Ngài sẽ tồn tại trong thế giới này hơn mười thời kỳ, mỗi thời kỳ là năm trăm năm. Mỗi thời kỳ kế tiếp sẽ bao gồm một sự tiếp cận nông cạn và lờ mờ hơn trong việc nghiên cứu và thực hành những giáo lý, cho tới khi chỉ còn lại những dấu vết, tiếp sau đó các giáo lý sẽ biến mất khỏi thế giới này cho tới khi Đức Phật Maitreya (Di Lặc) kế tiếp xuất hiện để khai thị chúng một lần nữa.

[13] Hầu hết các quan điểm triết học ngả về một thái cực; hoặc hướng về thuyết vĩnh hằng (khẳng định một cách ngây thơ sự hiện hữu của các sự vật giống như chúng xuất hiện) hoặc hướng về thuyết hư vô (cũng như phủ nhận một cách thơ ngây rằng các sự vật hoàn toàn không hiện hữu). “Trung Đạo” của Đức Phật tránh những thái cực này bằng cách xác nhận tính tương thuộc như tiến trình giải thích cho sự xuất hiện của các hiện tượng trong ý nghĩa quy ước, trong khi cùng lúc xác nhận rằng những hiện tượng này không có bất kỳ tự-tánh chân thực nào.

[14] Đó là một thân thể ở trong trạng thái tái sanh may mắn.

[15] Sáu sự toàn thiện (cũng được biết trong Phạn ngữ là paramita – ba la mật) là những phẩm tính tạo thành cốt tủy của con đường Đại thừa Phật Giáo: sự bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, kiên cố thiền định và trí tuệ siêu việt.

[16] Bốn phương pháp ảnh hưởng tích cực tới người khác là bố thí rộng rãi những gì cần thiết, nói năng vui vẻ, thực hiện những hoạt động lợi lạc cho người khác và hành động phù hợp với những phong tục và sự mong đợi của người khác.

[17] Trí tuệ phát khởi từ việc lắng nghe giáo lý, quán chiếu và thiền định (văn, tư, tu)

[18] Sự chánh niệm, tỉnh giác, chú tâm và thực hành tâm linh.

[19] Đây là những thệ nguyện tạm thời, thường được dùng trong hai mươi bốn giờ, thường dùng chung với nghi lễ chay nyungnay. Tám thệ nguyện là tránh sát sinh, trộm cắp, nói dối, thực hiện hoạt động tính dục, ăn không đúng thời (trước khi mặt trời mọc và sau giữa trưa), dùng mỹ phẩm trang điểm hay đồ trang sức, ngồi chỗ cao hay trên ngai và hát, nhảy múa, hoặc chơi âm nhạc.

[20] Thân, ngữ và tâm bạn.

[21] Sự được và mất, danh tiếng và ô danh, khen và che, và sướng và khổ.

[22] Thuộc thân, ngữ và tâm.

[23] Câu kệ này, một trích dẫn từ kinh điển, là một lời cầu nguyện nổi tiếng của Phật Giáo Tây Tạng.

[24] Một lời cầu nguyện nổi tiếng.

[25] Cõi thuần tịnh được kết hợp với phương tây, tiếng Tây Tạng là Dewachan, hay Cõi Cực Lạc.

[26] Kinh saddharma-pundarika, hay Kinh Hoa Sen (Kinh Pháp Hoa), hiện có vài bản dịch Anh ngữ.

[27] Kinh Arya-karandavyuha (Kinh Đại thừa Trang Nghiêm Bảo vương). Một bộ kinh liên quan tới Bồ Tát Avalokiteshvara và thuyết giảng lợi ích của việc thực hành được kết hợp với vị Bồ Tát này và thần chú Om mani padme hung.

[28] Những cư dân gây đau khổ cho các ngạ quỷ và làm tăng trưởng sự đau khổ của họ.

[29] Các Thanh Văn và Phật Độc Giác là các vị thực hành và chứng ngộ con đường Tiểu thừa của thực hành Phật Giáo, thì khác biệt với các Bồ Tát là những vị đạt được Phật Quả nhờ con đường Đại thừa. Các vị trời, nhạc sĩ cõi trời, và v.v… là những loại chúng sinh chưa giác ngộ ở trong vòng luân hồi sinh tử có điều kiện; Ishvara và Maheshvara là những vị trời mạnh mẽ. Vajrapani là vị Bồ Tát của năng lực tâm linh.

[30] Một đà ra ni là một loại thần chú, thể thức tiêu biểu giống như văn xuôi có liên quan tới một bổn tôn đặc biệt hay phương diện của sự giác ngộ.

[31] Một phần của giáo khoa gồm các giáo lý terma, một vài giáo lý trong số đó được dịch sang Anh ngữ như Tibetan Book of the Death (Sách Tây Tạng về cái Chết, Tử Thư).

[32] Một vị A La Hán (nghĩa đen: “bậc đã chiến thắng kẻ thù [nội tại]”) đã đạt được một phần cấp độ giác ngộ bằng cách tuân theo cách tiếp cận Tiểu thừa của thực hành Phật Giáo. Ngài (nam hay nữ) đã chứng ngộ sự không hiện hữu của bản ngã của nhân cách cá nhân, và vì thế đã siêu vượt đau khổ và các nguyên nhân của đau khổ trong tương lai. Mặt hạn chế là cấp độ chứng ngộ này chỉ đem lại sự giải thoát cá nhân khỏi vòng luân hồi, và không có lòng bi mẫn cùng các phương tiện thiện xảo để giải thoát những người khác.

http://tuvien.com/chet_va_tai_sinh

This entry was posted in Sách Truyện. Bookmark the permalink.