12 Bài Thần Chú Thường Tụng

12)- Thần Chú Thiện Nữ Thiên:

Thiên Nữ Thần Chú

“Nam Mô Phật Đà

Nam Mô Đạt Ma

Nam Mô Tăng Dà

Nam Mô thất lỵ, ma ha để tỷ da, đát nể dã tha, ba lỵ phú lầu na giá lỵ, tam mạn đà, đạt xá ni, ma ha tỳ ha ra dà đế, tam mạn đà, tỳ ni dà đế, ma ha ca rị dã, ba nể ba ra, ba nể tát rị phạ lặt tha, tam mạn đà, tu bác lê đế, phú lệ na, a rị na, đạt mạ đế, ma ha tỳ cổ tất đế, ma ha Di Lặc đế, lâu phã tăng kỳ đế, hê đế tỷ, tăng kỳ hê đế, tam mạn đà, a tha nậu đà la ni”.

===> Thần chú này được trích từ trong kinh Kim Quang Minh. Trong kinh Kim Quang Minh nói rằng: “Nếu chúng sanh nghe nói chú này mà một lòng thọ trì đọc tụng hương hoa cúng dường thì nhứt thiết những thứ thọ dụng như vàng, bạc, châu báu, trâu dê, lúa thóc đều đặng đầy đủ hết thảy”.

TỔNG KẾT:

Nên để ý các Kinh Chú của Phật để lại trong Đại Tạng thì rất nhiều, đa dạng theo mỗi vị Phật trình bày mỗi cách qua kinh nghiệm tu tập của mình. Các Thiền gia thời xưa qua kinh nghiệm của họ rút ra trong Đại tạng một số Kinh Chú theo nhu cầu phổ thông chẳng những cho quần chúng mà cho cả người xuất gia trong thời mạt pháp nghiệp trọng phước khinh ma cường pháp nhược này. Những Kinh Chú mà các Thiền gia chọn ra để trì tụng là của những vị Phật, những vị Bồ Tát rất quan hệ với các chúng sanh nơi cõi Ta bà ngũ trược ác thế này. Còn các Kinh Chú khác của các vị Phật hay của các vị Bồ Tát khác chỉ quan hệ nhiều với các chúng sanh trong các cõi khác không có ngũ trược ác thế như cõi Ta Bà này. Những Kinh Chú mà các Thiền gia chọn ra để hành trì có những mục đích như sau:

1)-Những Kinh Tụng nêu trên ngoài sự Tu Huệ của hành giả và còn nhờ sự gia hộ của chư Phật, chư Bồ Tát quan hệ giúp hành giả sớm hoàn thành hạnh nguyện đạt đạo.

2)- Còn các Kinh khác nhằm tu tập bao gồm Văn Huệ, Tư Huệ và Tu Huệ trong lãnh vực tự độ và tự giác mà không cần sự gia hộ của chư Phật, chư Bồ Tát quan hệ, được gọi là tự lực cánh sinh.

3)- Các Thần Chú nêu trên mà các Thiền gia chọn lựa được rút ra trong các Kinh Tạng của chư Phật chỉ dạy để các hành giả hành trì ngõ hầu đạt được ý nguyện mà không bị phân tâm, không bị loạn tưởng, không bị tẩu hoả nhập ma.

4)- Còn các Thần Chú khác một số không thấy trong các Kinh Phật mà chỉ thấy trong Mật Tông nếu như hành trì mà thiếu sự hướng dẫn chơn truyền qua sự kinh nghiệm của những người đi trước thì sẽ bị nguy hiểm phân tâm, loạn tưởng, tẩu hoả nhập ma.

Các Thiền gia Việt Nam cũng chọn những Kinh những Chú đã được liệt kê ở trước ngoài những mục đích và ý nghĩa vừa trình bày còn có mục đích khác là thể hiện văn hoá Phật Giáo Việt Nam mà các Thiền gia Việt Nam đem sự đạt đạo xây dựng quốc gia. Nhìn theo Văn Hoá Phật Giáo Việt Nam, Nhị Thời Khoá Tụng mà các Thiền gia Việt Nam thường sử dụng trong khoá lễ hằng ngày dành cho các Thiền sinh hành trì, ngoài sự tu tập để chứng đắc và còn tiêu biểu cho ba hệ phái Thiền đã từng đóng góp xây dựng quốc gia Việt Nam trên lãnh vực văn hoá trải dài hơn 2000 năm lịch sử. Điều đó được thấy như:

a)- Thiền phái Vô Ngôn Thông, Thiền phái Trúc Lâm Tam Tổ đã từng đóng góp xây dựng cho quốc gia Việt Nam trên lãnh vực thuần tuý thiền tập.

b)- Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã từng đóng góp xây dựng cho quốc gia ViệtNamtrên lãnh vực Thiền Mật Tổng Hợp.

c)- Thiền Phái Thảo Đường đã từng đóng góp xây dựng quốc gia ViệtNamtrên lãnh vực Thi Ca và Nghệ Thuật.

d)- Thiền phái Liễu Quán đã từng đóng góp xây dựng quốc gia ViệtNamtrên lãnh vực Thiền Tịnh Song Tu.

Từ những ý nghĩa và giá trị này, chúng ta là người Việt Nam không nên xem thường Nhị Thời Khoá Tụng mà Thiền gia Việt Nam đã chọn và cũng chứng minh rằng các Thiền gia Việt Nam nhờ Nhị Thời Khoá Tụng này được chứng đắc, cho nên mới để lại cho hậu thế hành trì.

This entry was posted in Kinh Pháp, Phật Giáo. Bookmark the permalink.