Hành Trình Tới Các Cõi Bên Kia Cái Chết – Phần IV

[1] Những sự tích tập công đức trên bình diện thông tục và tích tập giác tánh nguyên sơ trên bình diện tối hậu.

[2] Một sự ám chỉ chuyến du hành của bà tới cõi thuần tịnh của Đức Avalokiteshvara.

[3] “Con kính lễ Đức cao quý Tara”.

[4] Tám phẩm tính là tính chất mát, ngọt, thanh, dịu, trong, không có các chất bất tịnh, dễ tiêu hóa và làm cổ họng êm dịu.

[5] Vàng, bạc, san hô, ngọc trai và lam ngọc hay bích ngọc.

[6] Nhờ sự thấy, nghe, xúc chạm hay tưởng nhớ.

[7] Lõi cây đàn hương.

[8] Mật danh được guru (đạo sư) ban cho một hành giả trong lễ quán đảnh để đi vào một trong những kỹ thuật thiền định chính thức của Phật Giáo Kim Cương thừa.

[9] Trong thuật ngữ chuyên môn của Kim Cương thừa, sự phát khởi hỉ lạc trong thiền định được mô tả là xảy ra trong mười sáu giai đoạn khác nhau. Hình ảnh một thiếu niên hay thiếu nữ mười sáu tuổi được dùng để cô đọng tiến trình này.

[10] Những tâm thái vô lượng là từ, bi, hỉ và xả.

[11] Một sự ám chỉ truyền thuyết những thân tướng trắng và xanh lá cây của Đức Tara xuất hiện từ những giọt nước mắt của Đức Avalokiteshvara, vị Bồ Tát của lòng bi mẫn, để đáp lại nỗi khổ của chúng sinh.

[12] Đó là, với ngón cái giữ đầu ngón áp út co xuống lòng bàn tay và ngón trỏ, ngón giữa và ngón út duỗi thẳng.

[13] Đó là, với lòng bàn tay hướng ra ngoài, các ngón chỉ thẳng.

[14] Tất cả những vị này là các đạo sư Phật giáo hiến mình cho các thực hành thiền định Tara.

[15] Không nhận diện được; có lẽ là một miền nào đó ở châu Á.

[16] Đức Avalokiteshvara, Tara và Padmasambhava.

[17] Đó là sự tiến tới chỗ suy tàn giống như mặt trời chìm xuống đại dương.

[18] Một từ tập hợp chỉ các lực lượng đối kháng với niềm vui và hạnh phúc của chúng sinh và sự hưng thịnh của Phật Pháp.

[19] Dấu hiệu của bánh xe Pháp (Pháp luân) trên các lòng bàn chân và lòng bàn tay là một trong ba mươi hai tướng chính của sự toàn thiện vật lý tô điểm cho thân tướng của một vị Phật.

[20] Tên Dawa Drolma (Tara Mặt Trăng) bằng tiếng Phạn.

[21] Nỗi sợ sư tử, voi hoang, lửa, rắn, sự lụt lội, sự tù đày, kẻ trộm và những kẻ ăn thịt người.

[22] Sự suy hoại do suy giảm thọ mạng, sự phát triển các cảm xúc phiền muộn, sự phát triển sự đối kháng các giáo lý tâm linh, sự phát triển tranh chấp và xung đột và sự bảo thủ những quan điểm tâm linh.

[23] Đó là sự tái sinh trong cõi người được coi như là vật chống đỡ hay nền tảng lý tưởng để thành tựu sự giải thoát tâm linh.

[24] Giòng này có vẻ sai lạc trong bản thảo và đã được sửa lại theo đề nghị của Chagdul Rinpoche. Rinpoche cảm thấy rằng một bản dịch có thể chấp nhận được của bản văn có thể đọc là “Nếu các bạn lầm lạc nhân và quả, các bạn sẽ phải chịu đau khổ không ngừng dứt”.

[25] Trong Phật Giáo Kim Cương thừa, các nghi lễ phúc tạp hơn cho phép một hành giả tu tập trong những kỹ thuật thiền định đặc biệt đòi hỏi bốn cấp độ quán đảnh.

[26] Xem Một Trăm Ngàn Bài Ca của Milarepa, bản dịch của Garma C.C. Chang (Boulder: Shambhala, 1977), quyển 2, từ trang 357 tới 361, “Tseringma và sự Thực hành Mudra”, về các chi tiết của cuộc gặp gỡ giữa Milarepa và thiên nữ Tseingma. Sự nhắc tới kinh mạch trung ương có liên quan với các thực hành yoga cao cấp trong Phật Giáo Kim Cương thừa.

[27] Đó là chú của Dawa Drolma, ngài Drimed Khakyod Wangpo; xem Chương I.

[28] Một thị kiến thuộc nghiệp là một trạng thái của tri giác được tác động lên những chúng sinh bình thường bởi nghiệp của họ.

[29] Cá nhân này cũng được đề cập tới trong Chương 1, trên thực tế là cậu của Dawa Drolma, không phải là liên hệ huyết thống của bà. Đó là Tromge Trungpa, vị đã tiên đoán cho Chagdud Rinpoche là thực hành thiền định chính của ngài Chagdud sẽ là thiền định Tara. Tromge Trungpa mất năm Chagdud Rinpoche được hai mươi ba tuổi, đó là năm 1953 hay 1954.

[30] Nước mưa trong những mùa nào đó kết hợp với chòm sao của các rishi, hay các vị thấu thị, được những người Tây Tạng hứng lấy và tích trữ do bởi đặc tính chữa bệnh của nó.

http://tuvien.com/chet_va_tai_sinh

This entry was posted in Sách Truyện. Bookmark the permalink.