THIỆN PHÚC
LƯỢC SỬ PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO VIỆT NAM
A BRIEF HISTORY OF DEVELOPMENT OF VIETNAMESE BUDDHISM
Copyright © 2022 by Ngoc Tran. All rights reserved.
No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.
Mục Lục – Table of Content
Lời Đầu Sách—Preface
Phần Một—Part One: Phật Giáo Việt Nam & Những Bước Thăng Trầm—Vietnamese Buddhism & Its Steps of Ups and Downs
– Chương Một—Chapter One: Tổng Quan Về Phật Giáo Việt Nam—An Overview of Vietnamese Buddhism
– Chương Hai—Chapter Two: Vai Trò Của Tăng Lữ Trong Lịch Sử Việt Nam—The Sangha’s Role in Vietnamese History
– Chương Ba—Chapter Three: Việt Tạng & Cơ Sở Giáo Dục Của Phật Giáo Việt Nam—Vietnamese Canonical Literature & Educational Facilities of Vietnamese Buddhism
– Chương Bốn—Chapter Four: Những Bước Thăng Trầm Của Phật Giáo Việt Nam—The Ups and Downs of Vietnamese Buddhism
Phần Hai—Part Two: Các Tông Phái Phật Giáo Việt Nam—Buddhist Sects In Vietnamese Buddhism
– Chương Năm—Chapter Five: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Bắc Tông—Northern Vietnamese Buddhist Orders
– Chương Sáu—Chapter Six: Phật Giáo Nguyên Thủy Tại Việt Nam—Theravada Buddhism in Vietnam
– Chương Bảy—Chapter Seven: Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam—Vietnamese Sangha Bhikshu Buddhist Sect
– Chương Tám—Chapter Eight: Thiền Tông Việt Nam—Vietnamese Zen Sects
– Chương Chín—Chapter Nine: Tịnh Độ Tông Việt Nam—The Vietnamese Pure Land Sect
Phần Ba—Part Three: Tăng Ni & Cư Sĩ Khai Sáng Các Tông Phái Phật Giáo Việt Nam—Monks, Nuns & Lay Buddhists Who Founded Vietnamese Buddhist Sects
– Chương Mười—Chapter Ten:Khương Tăng Hội: Thầy Tăng Mở Đạo Tại Việt Nam—Master Sanghapala: The Monk Who First Brought Buddhism to Vietnam
– Chương Mười Một—Chapter Eleven: Tỳ Ni Đa Lưu Chi (?- 594) &Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi—Master Vinitaruci (?- 594) & The Vinitaruci Zen Sect
– Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Vô Ngôn Thông (?-826) & Thiền Phái Vô Ngôn Thông—Wu-Yen-T’ung (?-826) & The Wu-Yen-T’ung Zen Sect
– Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: Thiền Sư Thảo Đường & Dòng Thiền Thảo Đường—Zen Master Ts’ao T’ang & The Ts’ao T’ang Zen Sect
– Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Tuệ Trung Thượng Sĩ & Phật Tâm Ca—Zen Master Tue Trung Thuong Si (1230-1297)
– Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Trần Nhân Tông & Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử—Zen Master Tran Nhan Tong & The Tsu-Lin Zen Sect
– Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Tôn Sư Minh Trí & Hội Tịnh Độ Cư Sĩ Việt Nam—Venerable Master Minh Tri & Vietnamese Pure Land For Lay Buddhists Association
– Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ & Phật Giáo Hòa Hảo—Virtual Master Huynh Phu So & Hoa Hao Buddhis
– Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Tôn Sư Minh Đăng Quang & Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam—Venerable Master Minh Dang Quang & The Vietnamese Sangha Bhikshu Buddhist Sect
– Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: Cư Sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám & Hội An Nam Phật Học—Lay Buddhist Tam Minh Le Đinh Tham & The Association of An Nam Buddhist Studies
– Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Cư Sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền & Hội Phật Học Nam Việt—Lay Man Chanh Tri Mai Tho Truyen & The Association of Southern Buddhist Studies
– Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Hòa Thượng Thích Giác Nhiên & Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới—Most Venerable Thich Giac Nhien & The International Sangha Bhikshu Buddhist Order
– Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Hòa Thượng Thanh Từ: Vị Tăng Phục Hưng Trúc Lâm Thiền Phái—Most Venerable Thanh Tu: The Monk Who Has Restored the Truc Lam Zen Sect
Phần Bốn Part Four: Tăng Ni & Cư Sĩ Có Công Duy Trì Phật Giáo Việt Nam—Monks, Nuns & Lay Buddhists Who Helped Maintaining Vietnamese Buddhism
– Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three:Chư Tăng Ni Bác Học Có Công Duy Trì Phật Giáo Tại Việt Nam—Scholar Monks & Nuns Who Had Helped Maintaining Buddhism In Vietnam
– Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Những Cư Sĩ Học Giả Kiệt Xuất Tiêu Biểu Của Việt Nam—Typically Outstanding Lay Buddhist Scholars In Vietnam
Phần Năm—Part Five: Phụ Lục—Appendices
– Phụ Lục A—Appendix A: Giáo Lý & Niềm Tin Của Đạo Giáo Nhìn Một Thoáng—Teachings & Faith of Taoism At A Glance
– Phụ Lục B—Appendix B: Giáo Lý & Niềm Tin Của Khổng Giáo Nhìn Một Thoáng—Teachings & Faith of Confucianism At A Glance
– Phụ Lục C—Appendix C: Giáo Lý & Niềm Tin Của Thiên Chúa Giáo Nhìn Một Thoáng—Teachings & Faith of Catholism At A Glance
– Tài Liệu Tham Khảo—References
Lời Đầu Sách
Phật giáo có lẽ đã được đưa vào Việt Nam bằng đường biển vào đầu thế kỷ thứ nhất. Vào khoảng thế kỷ thứ hai thì tại Giao Chỉ đã có những vị Tăng nổi tiếng, điển hình là ngài Khương Tăng Hội. Tuy nhiên, Phật giáo Việt Nam chưa được phát triển mạnh cho mãi đến năm 580 khi Thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi, một vị sư Ấn Độ, là đệ tử của Tam Tổ Tăng Xán, trước khi dòng Thiền Trung Hoa bị chia làm hai, Bắc và Nam tông, đã đến Việt Nam và sáng lập dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Tổ truyền của dòng Thiền đầu tiên nầy chấm dứt sau khi tổ thứ 28 của nó thị tịch vào năm 1216. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó còn rất mạnh ở phía Bắc. Dòng Thiền thứ hai tại Việt Nam được phát khởi bởi một nhà sư Trung Hoa tên là Vô Ngôn Thông, một đệ tử của Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải. Tổ truyền của dòng Thiền nầy chấm dứt vào thế kỷ thứ 13, dù dòng Thiền nầy vẫn tồn tại. Mặc dù hai dòng Thiền nầy không còn tồn tại như những dòng truyền thừa, nhưng chính hai dòng Thiền nầy đã đặt nền móng vững chắc cho Phật giáo Việt Nam. Dưới thời nhà Đinh (969-981), vua Đinh Tiên Hoàng đã đặt ra Tăng Già Việt Nam được nhà vua bảo trợ và bổ nhiệm những vị sư nổi tiếng vào các chức vụ trong triều, những chức vụ mà trước kia đều do các học giả Khổng Nho đảm nhiệm. Dưới thời nhà Tiền Lê (981-1009), bộ Đại Tạng bằng Hán văn đầu tiên đã được thỉnh về từ Trung Quốc, làm căn bản giáo điển cho Phật giáo Việt Nam. Thời nhà Lý là thời hoàng kim của nền tự chủ Việt Nam. Năm 1069, vua Lý Thánh Tôn phát động chiến dịch Nam tiến chống lại Chiêm Thành, trong chiến dịch nầy trong số hàng trăm ngàn tù binh bắt được, có một tù binh rất đặc biệt được đưa về kinh đô Thăng Long, một nhà sư Trung Hoa tên Thảo Đường. Với sự hổ trợ mạnh mẽ của vua Lý Thánh Tôn, dòng Thiền Thảo Đường đã được khai sáng. Về sau nầy tông phái Tịnh Độ cũng được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc chiếm vị thế khá mạnh và tồn tại cho đến ngày nay. Ngoài ra, hầu hết những tông phái Phật giáo Trung Hoa đều được truyền bá và tồn tại tại Việt Nam.
Tập sách nhỏ có tựa đề là “Lược Sử Phát Triển Phật Giáo Việt Nam” chỉ nhằm phác họa lại sơ lược về sự phát triển Phật Giáo Việt Nam và một số cao Tăng, các nhà tư tưởng Phật giáo hay học giả vĩ đại mà tác giả ghi nhận được, chứ không phải là một bộ sách nghiên cứu thâm sâu về lịch sử của Phật giáo Việt Nam. Phải thật tình mà nói, khi Phật giáo được truyền sang Việt Nam, giáo pháp nhà Phật hòa quyện một cách tuyệt vời với tín ngưỡng dân gian để trở nên một thứ giáo lý vô cùng đặc biệt như giáo pháp Phật giáo Hòa Hảo chẳng hạn. Dầu bất cứ chuyện gì đã xảy ra, sự am hiểu Phật giáo vẫn luôn luôn là một vấn đề không dễ lãnh hội như những giáo pháp khác. Cuộc hành trình của người tu Phật đòi hỏi nhiều cố gắng và hiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về lịch sử Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách nhỏ có nhan đề “Lược Sử Phát Triển Phật Giáo Việt Nam” song ngữ Việt Anh nhằm giới thiệu sơ lược về lịch sử phát triển của Phật giáo Việt Nam, một số các hệ phái Phật Giáo tại Việt Nam, Thiền Tông Việt Nam và cách tu tập của tông phái nầy, Tịnh Độ Tông Việt Nam và cách tu tập tịnh độ, Hệ phái Khất Sĩ và cách tu tập của hệ phái nầy; chư Tăng Ni bác học có công duy trì và phát triển Phật Giáo tại Việt Nam. Đồng thời một số cư sĩ học giả kiệt xuất tiêu biểu của Việt Nam cũng được giới thiệu trong tập sách nhỏ này. Mong cho ai nấy đều thâm nhập giáo lý vi diệu của đức Phật và đều có được cuộc sống tỉnh thức, an lạc và hạnh phúc.
Thiện Phúc
Preface
Buddhism may have been introduced to Vietnam by sea as early as the first century. By the second century, Tongkin already had several famous monks, especially Sanghapala. However, Vietnamese Buddhism had not developed until 580 when Vinitaruci, an Indian monk, a disciple of the Third Patriarch Seng-Ts’an, long before its split into northern and southern schools. The first lineage of Vietnamese Zen Masters ended with the death of its twenty-eighth patriarch in 1216, however, its influence continued to be prominent in the north. The second Zen lineage in Vietnam was initiated by the Chinese monk named Wu-Yun-T’ung, a disciple of Pai-Zhang. This lineage of Zen Masters also died out in the thirteenth century, though the school itself survives. Although the first two lineages of Zen did not survive as lineages, they did lay the solid foundations for future Vietnamese Buddhism. In the Đinh dynasty (969-981), king Đinh Tiên Hoàng established a State-sponsored Vietnamese Sangha and initiated the pactice of appointing eminent monks to advisory positions at court, offices formerly filled exclusively by Confucian scholars. In the Early Le dynasty (981-1009), the first complete Chinese Tripitaka was imported from China, establishing the scriptural basis of Vietnamese Buddhism. The Ly dynasty spanned the golden age of Vietnamese independence. In 1069, the Ly dynasty’s campaign of southward expansion against Champa reached its farthest extent, the seventeenth parallel. In the course of this campaign, a very significant prisoner of war was brought to Thang Long Capital from captured Champa territory. This prisoner was the Chinese monk Ts’ao-Tang. With the strong support of king Lý Thánh Tôn (1054-1072), Ts’ao-Tang established the Ts’ao-Tang Zen lineage. Later, the Pure Land sect (from China) also gradually became prominent in Vietnam and it maintains to the present day. Besides, most of Chinese Buddhist sects were propagated and survived in Vietnam.
This little book titled “A Brief History of Development of Vietnamese Buddhism” is only briefly sketching the development of Vietnamese Buddhism with some recorded Great Buddhist thinkers and scholars that this author has noted; it is not a profound study of Buddhist history in Vietnam. Truly speaking, when Buddhism was transmitted to Vietnam, its teachings wonderfully mixed with Vietnamese popular faith to create exceptionally special teachings, for instance, teachings of Hoa Hao Buddhism. No matter what happened, the understanding of Buddhist teachings always remain a matter not easily comprehensible. The Buddhist practitioners’ journey demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Vietnamese Buddhism, I venture to compose this booklet titled “A Brief History of Development of Vietnamese Buddhism” in Vietnamese and English to introduce a brief history of development of Vietnamese Buddhism, some Vietnamese Buddhist Sects, Vietnamese Zen Sects and methods of cultivation; the Vietnamese Pure Land Sect and the method of cultivation; the Vietnamese Sangha Bhikshu Buddhist Sect and methods of cultivation; scholar Monks & Nuns who had helped maintaining and developing Buddhism in Vietnam. At the same time, some typically outstanding lay Buddhist scholars in Vietnam are also introduced in this little book. Hoping everyone can penetrate the Buddha’s wonderful teachings and can achieve a mindful, peaceful, and happy life.
Thiện Phúc
Theo ThuVienHoaSen