Kinh Kim Cang – Song ngữ Việt-Anh

KINH KIM CANG
VAJRACCHEDIKĀ PRAJÑĀPĀRAMITĀ-SŪTRA
Nguyên tác của Edward Conze
Dịch Việt: Thích Nhuận Châu

Với hai phụ bản: Bản dịch tiếng Hán của ngài Huyền Trang và
Bản dịch tiếng Hán của ngài Cưu-ma-la-thập

Bản kinh được in trong ấn bản nầy chủ yếu là của Max Müller.[1] Tôi có ghi thêm phần phân bổ trang của ông trong dấu ngoặc vuông,[2] để người đọc có thể căn cứ vào đó và trích dẫn rõ ràng. Trích dẫn riêng của tôi luôn luôn dựa vào các phẩm do Max Müller đã phân ra từ kinh văn.

Dõi ngược lại, hiển nhiên là cách phân đoạn đó được kế thừa của Lương Vũ Đế (Wu-ti; 505–570) vị vua đầu tiên của đời nhà Lương (Liang) Trung Hoa, người đã đề xuất cách thức phân đoạn nầy từ bản tịch tiếng Hán của ngài Cưu-ma-la-thập.[3] Bản của Max Müller dựa vào ba tài liệu đều có tương đối trễ. Đó là:

Một bản chép tay của Nhật Bản, được ông mô tả trong trang 16-17;
Một bản khắc gỗ của Trung Hoa;
Một bản khắc gỗ song ngữ của Tây Tạng từ Bắc Kinh, bản kinh được khắc bằng tiếng Sanskrit cùng ngôn ngữ Lantsa và phiên âm tiếng Tây Tạng; thêm cả phần phiên dịch xen vào giữa các dòng kinh.
Một bản sao khác của bản khắc gỗ tương tự hiện còn ở London School of Oriental Studies,[4] và nhờ sự hỗ trợ của các tư liệu nầy, mà tôi có điều kiện được rà soát lại các ghi chép của Max Müller.

Về các ghi chú, tôi đã dùng nhiều tư liệu khác nhau, ở đây được sắp xếp theo thứ tự niên đại:

Hai nguồn tư liệu xưa nhất là bản dịch tiếng Hán của ngài Cưu-ma-la-thập,[5] và Luận giải của ngài Vô Trước và Thế Thân.[6] Dù tính chất cổ điển của nó. Bản dịch của Cưu-ma-la-thập đã hé mở chút ánh sáng vào vấn đề nhận định về bản kinh. Đây một phần vì bản dịch ấy không xuất phát trực tiếp từ một bản gốc bằng tiếng Sanskrit, và phần lớn vì nó có ít liên quan với bản gốc hơn là bản dịch tiếng Tây Tạng sau này.

Phần lớn sự chệch hướng từ bản văn của Max Müller được ghi chú bởi De Harlez,[7] tuy nhiên, chúng ta phải ghi nhớ rằng vào thời đại của Max Müller, cách đây 60 năm, thuật ngữ Phật học luôn luôn chưa được hiểu một cách dễ dàng như trong một số trường hợp, nơi mà chúng được thoát thai từ một nguồn khác sớm hơn, chúng đã biểu lộ một tình trạng sớm hơn của kinh văn (như trong các đoạn 3, 13e, 14a, 17d và 31).

Ở trong một thời điểm nào đó mà ta không biết chắc, như khi Cưu-ma-la-thập dịch ở đoạn 17e, đã dùng thuật ngữ amahākāyaḥ[8] thay vì akāyaḥ. Đoạn 25, đã dùng abālapṛthagjanā (phàm phu) thay vì ajanā (ngu si, vô trí), hoặc là nhan đề kinh ở đoạn 13a đã ghi là vajraprajñāparamitā thay vì ghi đơn giản là prajñāparamitā.[9] Trong đoạn 10c, ông diễn giải apratiṣṭhitaṃ cittam là phát khởi tín tâm thanh tịnh – sanh tịnh tín tâm,[10] chúng ta hầu như thích nghi với một trong những cách chú giải nầy bên cạnh cách ngài Cưu-ma-la-thập theo thói quen giải thích rõ khi ngài đọc lời dịch ra.[11] Ở đây ngài lưu ý người đang tiếp nhận giáo lý Bát-nhã ba-la-mật-đa của mình về prabhāsvara-citta (hàng phục tâm).[12] Có nhiều sự khác biệt về ngôn từ, sự giản lược và bỏ sót rất có thể do phương pháp phiên dịch của Cưu-ma-la-thập gây ra hơn là do sự phân kỳ của bản gốc kinh văn từ tiếng Sanskrit. Đưa ra một trường hợp sau cùng, bài kệ trong đoạn 32a như sau:

Tất cả các pháp hữu vi

Đều giống như sao đêm, như mắt loạn, như ngọn đèn, như huyễn thuật, như sương mai, như bọt nước, như cơn mộng, như ánh chớp, như đám mây.

Chúng nên được quán chiếu như vậy.[13]

Download full pdf file

Kinh Kim Cang – Tu Học Bậc Lực – TT Thích Nhuận Châu – Phần 1

Kinh Kim Cang – Tu Học Bậc Lực – TT Thích Nhuận Châu – Phần 2

This entry was posted in Bài Giảng, Phật Giáo. Bookmark the permalink.