Ông Tổ Ngành Y Học Cổ Truyền Việt Nam

Tìm hiểu về Ông Tổ Ngành Y Học Cổ Truyền Việt Nam qua nhiều tài liệu trân quý.

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720-1791) là một đại danh y – nhà văn lớn – nhà văn hóa xuất sắc của dân tộc. Được xem là ông tổ của ngành y học cổ truyền Việt Nam.

Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là một trong tứ trụ danh nhân văn hóa (Lê Hữu Trác, Nguyễn Du, Nguyễn Thiếp và Nguyễn Công Trứ) không chỉ của xứ Nghệ mà còn là của cả nước trong giai đoạn thế kỷ XVIII – XIX. Cuộc đời, sự nghiệp y học và sự nghiệp trước tác của ông đã để lại cho hậu thế một di sản đồ sộ mang tầm quốc tế.

Ông đã để lại cho hậu thế một khối di sản văn hóa đồ sộ, có giá trị sâu sắc, bền vững về nhiều mặt, về cơ bản được tập hợp trong bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” (gồm 28 tập, 66 quyển) – bộ sách được coi là “Bách khoa thư” y học vĩ đại nhất của Việt Nam thời trung đại.

(Theo Nguồn Báo Hà Tĩnh VN )

Từ điểm nhìn của thế kỷ XXI, chúng ta có đủ cơ sở để xác định “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” là biểu hiện kết tinh các thành tựu và giá trị về nhiều lĩnh vực, phương diện mà Lê Hữu Trác gửi lại cho hậu thế.

Theo tài liệu Hải Thượng Lãn Ông là biệt hiệu của Lê Hữu Trác, một thầy thuốc nổi tiếng, tinh thông y học, dịch lý, văn chương.

Lê Hữu Trác sinh năm 1720 trong một gia đình quan lại ở làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Tuy nhiên, phần lớn cuộc đời ông gắn bó với quê mẹ ở thôn Bầu Thượng, xã Tĩnh Diễm, huyện Hương Sơn, trấn Nghệ An (nay thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh).

Hải Thượng Lãn Ông có nghĩa là “ông già lười ở Hải Thượng“. Nhiều người cho rằng Hải Thượng được ghép từ chữ đầu trong tên trấn (Hải Dương) và tên phủ (Thượng Hồng) hoặc chữ trong tên thôn Bầu Thượng, nơi Lê Hữu Trác ở lâu nhất. Còn “ông lười” ngụ ý chỉ sự lười biếng, chán ghét công danh, tự giải phóng mình khởi sự ràng buộc danh lợi, tự do nghiên cứu theo đam mê.

Lê Hữu Trác viết/biên soạn “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” trong khoảng 30 năm cuối đời (tập đầu được hoàn thành năm Canh Dần thời Cảnh Hưng, tức năm 1770). “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” gồm 28 tập/66 quyển, được coi là bộ “Bách khoa thư y học” đầu tiên của Việt Nam.

Nhìn bộ sách trong tính hệ thống chỉnh thể, không khó để thấy rằng, “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” không chỉ đề cập, bàn luận tới hầu hết các vấn đề của y học/đông y mà còn đề cập tới những vấn đề khác.

Những vấn đề của y học/đông y đành rằng là nội dung chủ yếu của bộ sách, nhưng không phải không có quan hệ với các vấn đề và nội dung của nhiều lĩnh vực khác (nhân học, văn hóa, tư tưởng, văn học…). Cả logic hình thức và logic nội tại của bộ sách qua 66 quyển cho thấy tính thống nhất của bộ sách và dụng ý của Lê Hữu Trác.

Căn cứ vào văn bản “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” và nhìn nó trong mối liên hệ với con người, cuộc đời và hoạt động của tác giả, không khó để thấy rằng, nhiều tư cách (hay phương diện) của một nhân cách – trí tuệ – tâm hồn lớn hội tụ thật đẹp ở Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Với tư cách là một người thầy thuốc, Lê Hữu Trác xứng danh là một lương y, hơn thế, là một đại danh y. Hiếm có trường hợp nào như Lê Hữu Trác, vừa là nhà lập thuyết (bao hàm cả y đức, y lý, y thuật, dược và dưỡng sinh), vừa là nhà thực hành (trực tiếp sáng chế thuốc và trực tiếp chữa bệnh), đồng thời là người kiểm định cả phần lý thuyết và thực hành của mình.

Hơn ai hết, ít nhất là trong thời đại ông, Lê Hữu Trác thấy trước những khả thi và bất khả thi, những thành công và thất bại của người thầy thuốc với các phương thuốc trong chữa bệnh cứu người; những “Y dương án” (các loại bệnh án có thể chữa được), “Y âm án” (những bệnh án khó hoặc không chữa được), trên cơ sở đó, tìm bài học kinh nghiệm và dự báo tương lai cho hậu thế ngành y tìm phương án giải quyết.

Trong tư cách một đại danh y, Lê Hữu Trác có cả một hệ thống quan điểm, lý luận, từ y đức, y lý, y thuật, đến dược, di dưỡng… Về y lý và y thuật có thể có những điểm ngày nay không còn phù hợp hoặc do lịch sử vượt qua nhưng về cơ bản vẫn mang tính giá trị bền vững.

Về y đức, quan niệm của Lê Hữu Trác với những nét lớn (“Nhân là một đức tính cơ bản”, “là điều kiện tiên quyết để vào nghề y” – quyển Y âm án; “Người thầy thuốc cần có tám chữ: Nhân, Minh, Đức, Trí, Lượng, Thành, Khiêm, Cần”; cần tránh tám chữ/ 8 tội: “lười”, “keo”, “tham”, “dối”, “dốt”, “ác”, “hẹp hòi”, “thất đức” – Y âm án)… vẫn đầy tính thuyết phục và chắc chắn có sức sống trường tồn.

Với tư cách là một tác gia văn học, Lê Hữu Trác vừa là nhà thơ, vừa là nhà văn; có phong cách, cá tính tài hoa, độc đáo; có đóng góp quan trọng cho lịch sử văn học dân tộc. Lê Hữu Trác để lại một khối lượng thơ không nhỏ, có thể phân thành 2 loại.

Loại thứ nhất là “thơ diễn ca” – được dùng như một phương tiện/cách thức để chuyển tải nội dung y học.

Loại thơ thứ hai là “thơ nghệ thuật” (Y lý thâu nhàn lái ngôn phụ chí – những bài thơ sáng tác trong thời kỳ làm thuốc; các bài thơ trong “Thượng kinh ký sự”). Loại thơ này đậm tính trữ tình, dạt dào cảm xúc, ngôn ngữ tinh tế, giàu tính tạo hình và biểu cảm, xứng đáng là những áng thơ đích thực, sáng tác theo cảm hứng và quy luật đặc thù của nghệ thuật thi ca.

Đặc biệt, “Thượng kinh ký sự” (Ký sự lên kinh đô) – phần cuối cùng (quyển 66) của bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” đã đưa Lê Hữu Trác vào danh sách các tác gia lớn của văn học Việt Nam. Có thể xem “Thượng kinh ký sự” vừa như một tác phẩm độc lập, vừa như là phần kết hoặc là “vĩ thanh” có chủ ý của Lê Hữu Trác đối với bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”. “Thượng kinh ký sự” tái hiện một cách chân thực bức tranh hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam nửa sau thế kỷ XVIII với nhiều mảng màu sắc nét: hiện thực Kinh đô và cung vua, phủ chúa; hiện thực xã hội chốn kinh thành; hiện thực quê nhà và các vùng miền trên lộ trình Lê Hữu Trác lên kinh đô.

Với tư cách là một hiện tượng văn hóa/nhà văn hóa, ở Lê Hữu Trác và “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”, càng có nhiều điều cần phải được tiếp tục nghiên cứu. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác không chỉ am hiểu mà còn vượt lên, biết tổng hợp, tinh lọc các giá trị văn hóa ngoại lai (các triết thuyết: Nho, Phật, Lão, Lý dịch, Kinh dịch, Âm dương, Ngũ hành…/trong thời đại ông, lúc bấy giờ, văn hóa phương Đông tuy là văn hóa khu vực nhưng cũng có ý nghĩa như văn hóa quốc tế) và giá trị văn hóa truyền thống bản địa, ở cả 2 nguồn bác học và dân gian, từ thế kỷ thứ XVIII trở về trước; tổng hợp, tinh lọc tri thức từ nhiều trước tác của tiền nhân, nhất là trên lĩnh vực y học (Bảo sinh diên thọ toàn yếu, Toàn thư của Cảnh Nhạc, Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh v.v…)

Tư cách nhà văn hóa ở Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, một mặt là sự “tổng hợp” tư cách một đại danh y và tư cách một nhà văn lớn, mặt khác là sự “vượt lên”, mở rộng hơn nhờ những hoạt động, ứng xử phong phú, đa chiều của ông. Ông vừa là một mẫu hình lương y tận hiến, một mẫu hình của nhà văn sáng tạo, vừa là một mẫu hình trí thức/kẻ sĩ biết “xuất”, “xử”/“hành”, “tàng” tỉnh táo trên cơ sở lấy nghĩa lớn và đức nhân làm trọng.

Lê Hữu Trác và “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” hiện đã được giới thiệu, tìm hiểu và nghiên cứu ở khá nhiều nước trên thế giới, tiêu biểu như: Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Nga, Đức, Anh, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ… Điều này cho thấy sức ảnh hưởng và sự lan tỏa từ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và di sản ông để lại là rất lớn. Lê Hữu Trác thực sự mang tầm vóc quốc tế của một danh nhân văn hóa có tầm ảnh hưởng sâu rộng, đủ sức lãnh sứ mệnh nêu gương và truyền cảm hứng cho nhân loại.

( Theo Wikipedia )

Lê Hữu Trác vốn có tên là Huân biểu tự Cận Như, bút hiệu Quế Hiên , Thảo Am, Lãn Ông, biệt hiệu cậu Chiêu Bảy, sinh ngày10 tháng 11 năm Canh Tý (1720) tại thôn Văn Xá, hương Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương,

Tuy nhiên, cuộc đời ông phần nhiều (đặc biệt là từ năm 26 tuổi đến lúc mất) gắn bó với ở quê mẹ thôn Bàu Thượng, xã Tĩnh Diệm, huyện Hương Sơn , phủ Đức Quang, trấn Nghệ An nay là xã Quang Diêm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tỉnh là con thứ 7 của tiến sĩ Lê Hữu Mưu và phu nhân Bùi thị Thường

Dòng tộc ông vốn có truyền thống khoa bảng; ông nội, bác, chú ( Lê Hữu Kiều ) anh và em họ đều đỗ Tiến sĩ và làm quan to. Thân sinh của ông từng đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ, làm Thị lang Bộ Công triều Lê Du Tông gia phong chức Ngự sử, tước Bá, khi mất được truy tặng hàm Thượng thư (năm Kỷ Mùi 1739). Khi ấy, Lê Hữu Trác mới 20 tuổi, ông phải rời kinh thành về quê nhà, vừa trông nom gia đình vừa chăm chỉ đèn sách, mong nối nghiệp gia đình, lấy đường khoa cử để tiến thân. Nhưng xã hội bấy giờ rối ren, các phong trào nông dân nổi dậy khắp nơi. Chỉ một năm sau (1740), ông bắt đầu nghiên cứu thêm binh thư và võ nghệ, “nghiên cứu trong vài năm cũng biết được đại khái, mới đeo gươm tòng quân để thí nghiệm sức học của mình” (tựa “Tâm lĩnh”). Chẳng bao lâu sau, ông nhận ra xã hội thối nát, chiến tranh chỉ tàn phá và mang bao đau thương, làm ông chán nản muốn ra khỏi quân đội, nên đã nhiều lần từ chối sự đề bạt. Đến năm 1746, nhân khi người anh ở Hương Sơn mất, ông liền viện cớ về nuôi mẹ già, cháu nhỏ thay anh, để xin ra khỏi quân đội, thực sự “bẻ tên cởi giáp” theo đuổi chí hướng mới.

Vào nghề thuốc

Lê Hữu Trác bị bệnh từ lúc ở trong quân ngũ, giải ngũ về phải gánh vác công việc vất vả “trăm việc đổ dồn vào mình, sức ngày một yếu” (Lời tựa “Tâm lĩnh”), lại sớm khuya đèn sách không chịu nghỉ ngơi, sau mắc cảm nặng, chạy chữa tới hai năm mà không khỏi. Sau nhờ lương y Trần Độc , người Nghệ An là bậc lão nho, học rộng biết nhiều nhưng thi không đỗ, trở về học thuốc, nhiệt tình chữa khỏi.

Trong thời gian hơn một năm chữa bệnh, nhân khi rảnh rỗi ông thường đọc “Phùng thị cẩm nang” và hiểu được chỗ sâu xa của sách thuốc. Ông Trần Độc thấy lạ, bèn đem hết những hiểu biết về y học truyền cho ông. Vốn là người thông minh học rộng, ông mau chóng hiểu sâu y lý, tìm thấy sự say mê ở sách y học, nhận ra nghề y không chỉ lợi ích cho mình mà có thể giúp người đời, nên ông quyết chí học thuốc.

Ở Hương Sơn, Ông làm nhà cạnh rừng đặt tên hiệu “Hải Thượng Lãn Ông”. “Hải Thượng” là hai chữ đầu của tỉnh Hải Dương và phủ Thượng Hồng quê cha và cũng là xứ Bầu Thượng quê mẹ. “Lãn Ông” nghĩa là “ông lười”, ngụ ý lười biếng, chán ghét công danh, tự giải phóng mình khỏi sự ràng buộc của danh lợi, của quyền thế, tự do nghiên cứu y học, thực hiện chí hướng mà mình yêu thích gắn bó.

Mùa thu năm Bính Tý (1756), Lê Hữu Trác ra kinh đô mong tìm thầy để học thêm vì ông thấy y lý mênh mông nhưng không gặp được thầy giỏi, ông đành bỏ tiền mua một số phương thuốc gia truyền, trở về Hương Sơn “từ khước sự giao du, đóng cửa để đọc sách” (tựa “Tâm lĩnh”), vừa học tập và chữa bệnh. Mười năm sau tiếng tăm của ông đã nổi ở vùng Hoan Châu

Sau mấy chục năm tận tụy với nghề nghiệp, Hải Thượng Lãn Ông đã nghiên cứu rất sâu lý luận Trung Y qua các sách kinh điển: Nội kinh, Nam kinh, Thương Hàn, Kim Quỹ hiểu nền y học cổ truyền của dân tộc; kết hợp với thực tế chữa bệnh phong phú của mình, ông hệ thống hóa tinh hoa của lý luận Đông Y cùng với những sáng tạo đặc biệt qua việc áp dụng lý luận cổ điển vào điều kiện Việt Nam, đúc kết nền y học cổ truyền của dân tộc. Sau hơn chục năm viết nên bộ “Y tôn tâm lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm đủ các mặt về y học: Y đức, Y lý, Y thuật, Dược, Di dưỡng. Phần quan trọng nữa của bộ sách phản ánh sự nghiệp văn học và tư tưởng của Hải Thượng Lãn Ông.

Ngày 12 tháng 1 năm Cảnh Hưng 43 (1782), ông nhận được lệnh chúa triệu về kinh. Lúc này ông đã 62 tuổi, sức yếu lại quyết chí xa lánh công danh, nhưng do theo đuổi nghiệp y đã mấy chục năm mà bộ “Tâm lĩnh” chưa in được, “không dám truyền thụ riêng ai, chỉ muốn đem ra công bố cho mọi người cùng biết, nhưng việc thì nặng sức lại mỏng, khó mà làm được” (“Thượng kinh ký sự”), ông hy vọng lần đi ra kinh đô có thể thực hiện việc in bộ sách. Vì vậy ông nhận chiếu chỉ của chúa Trịnh, từ giã gia đình, học trò rời Hương Sơn lên đường.

Ra kinh vào phủ chúa xem mạch và kê đơn cho thế tử Trịnh Cán , ông được Trịnh Sâm khen hiểu sâu y lý” ban thưởng cho ông 20 xuất lính hầu, và bổng lộc ngang với chức quan kiểm soát bộ Hộ để giữ ông lại. Nhưng ông giả ốm không vào chầu, sau lại viện cớ tuổi già mắt hoa, tai điếc thường ốm yếu để được trọ ở ngoài. Bọn ngự y ghen tỵ với Lãn ông không chịu chữa theo đơn của ông, nên thế tử không khỏi, ông biết thế nhưng không hề thắc mắc với bọn thầy thuốc thiếu lương tâm này, kết quả để sớm thoát khỏi vòng cương tỏa của quyền thần, danh lợi.

Thời gian ở kinh đô, ông nhiều lần xin về thăm cố hương Hải Dương, nhưng mãi đến tháng 9 năm 1782, sau chúa Trịnh mới cho phép ông về. Không lâu sau, ông lại có lệnh triệu về kinh vì Trịnh Sâm ốm nặng. Về kinh ông chữa cho Trịnh Sâm khỏi và cũng miễn cưỡng chữa tiếp cho Trịnh Cán. Trịnh Sâm lại trọng thưởng cho ông. Ông bắt buộc phải nhận nhưng bụng nghĩ: “Mình tuy không phải đã bỏ quên việc ẩn cư, nhưng nay hãy tạm nhận phần thưởng rồi sau vứt đi cũng được” (“Thượng kinh ký sự”).

Sau khi Trịnh Sâm chết vì bệnh lâu ngày sức yếu, Trịnh Cán lên thay, nhưng Trịnh Cán cũng ốm dai dẳng nên “khí lực khô kiệt”, khó lòng khỏe được. Do nóng lòng trở về Hương Sơn, nhân có người tiến cử một lương y mới, Lê Hữu Trác liền lấy cớ người nhà ốm nặng rời kinh, ông rất vui mừng. Ngày 2 tháng 11 (năm 1782) Lãn ông về đến Hương Sơn.

Năm 1783 ông viết xong tập “Thượng kinh ký sự” bằng chữ Hán tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy, thế lực của nhà chúa – những điều Lê Hữu Trác mắt thấy tai nghe trong chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm. Tập ký ấy là một tác phẩm văn học vô cùng quý giá.

Mặc dầu tuổi già, công việc lại nhiều: chữa bệnh, dạy học, nhưng ông vẫn tiếp tục chỉnh lý, bổ sung, viết thêm (tập Vân khí bí điển, năm 1786) để hoàn chỉnh bộ “Hải Thượng y tông Tâm lĩnh”. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác không chỉ là danh y có cống hiến to lớn cho nền y học dân tộc, ông còn là một nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng lớn của thời đại.

Ông qua đời vào ngày 25 tháng Giêng năm Tân Hợi (1791) (nhằm ngày 18 tháng 3 năm 1791) tại Bầu Thượng, (nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh), hưởng thọ 67 hoặc 71 tuổi. Mộ ông nay còn nằm ở khe nước cạnh chân núi Minh Từ thuộc xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn

Lê Hữu Trác là đại danh y có đóng góp lớn cho nền y học dân tộc Việt Nam, trong đó có thuốc Nam, kế thừa xuất sắc sự nghiệp “Nam dược trị Nam nhân” của Tuệ Tỉnh Thiền Sư, ông để lại nhiều tác phẩm lớn như Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển chắt lọc tinh hoa của y học cổ truyền, được đánh giá là công trình y học xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam và các cuốn Lĩnh Nam bản thảo, Thượng kinh ký sự chỉ có giá trị về y học mà còn có giá trị văn học, lịch sử, triết học.

Năm 1783 ông viết xong tập “Thượng kinh ký sự” bằng chữ Hán tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy, thế lực của nhà chúa – những điều Lê Hữu Trác mắt thấy tai nghe trong chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm. Tập ký ấy là một tác phẩm văn học vô cùng quý giá. Mặc dầu tuổi già, công việc lại nhiều: chữa bệnh, dạy học, nhưng ông vẫn tiếp tục chỉnh lý, bổ sung, viết thêm (tập Vân khí bí điển, năm 1786) để hoàn chỉnh bộ “Hải Thượng y tông Tâm lĩnh”. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác không chỉ là danh y có cống hiến to lớn cho nền y học dân tộc, ông còn là một nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng lớn của thời đại.

Ông qua đời vào ngày 25 tháng Giêng năm Tân Hợi (1791) (nhằm ngày 18 tháng 3 năm 1791) tại Bầu Thượng, (nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh), hưởng thọ 67 hoặc 71 tuổi. Mộ ông nay còn nằm ở khe nước cạnh chân núi Minh Từ thuộc xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn.

Lê Hữu Trác là đại danh y có đóng góp lớn cho nền y học dân tộc Việt Nam, trong đó có thuốc Nam, kế thừa xuất sắc sự nghiệp “Nam dược trị Nam nhân” của Tuệ Tĩnh thiền sư. Ông để lại nhiều tác phẩm lớn như Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển chắt lọc tinh hoa của y học cổ truyền, được đánh giá là công trình y học xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam và các cuốn Lĩnh Nam bản thảo, Thượng kinh ký sự không chỉ có giá trị về y học mà còn có giá trị văn học, lịch sử, triết học.

Câu nói nổi tiếng

Suốt đời, Hải Thượng Lãn Ông không vương vào vòng danh lợi. Ông có hai câu thơ tỏ chí của mình:

– Công danh trước mắt trôi như nước,
Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương.”

– “ Thiện diệc lãn vi hà huống ác,phú phi sở nguyện khởi ưu bần!”

Cái việc thiện mà còn làm biếng làm thì nói gì đến việc ác?

Cái giàu mình không ham thì cái nghèo cũng không phải là cái chuyện để cho mình phải lo

Huệ Hương sưu tầm

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.