Mười Tông Phái Phật Giáo Ở Trung Hoa

VII.- Kết Luận.

Chúng ta đã biết qua tôn-chỉ, đặc điểm phương pháp tu hành và giá trị của Tịnh- độ tôn. Ðến đây chúng ta cần phải lắng tâm suy xét kỹ lưỡng, xem phương pháp tu về Tịnh độ tôn này, có thiết thực lợi ích và có thích hợp với chúng ta không. Trong phút giây quan trọng này, chúng ta hãy hết sức thành thực: nếu chúng ta nhận thấy phương pháp tu này rõ ràng không thích hợp với chúng ta, thì chúng ta có quyền chờ đợi lựa chọn một phương pháp khác. Nhưng chúng ta nhận thấy nó có một giá trị thiết thực, lợi ích chắc chắn cho đời chúng ta trong hiện tại và mai sau, thì chúng ta đừng chần chừ gì nữa, hãy hạ thủ công- phu ngay. Thời gian vùn vụt trôi qua, chẳng chờ ai cả. Hãy chuẩn bị ngay ba món tư-lương là Tín, Nguyện, Hành và tinh-tấn thực-hành các phương pháp niệm Phật.

Với thái độ thiết tha chân thành, một quyết tâm không thối chuyển, chúng ta chắc chắn sẽ niệm Phật đến chỗ ”Nhất tâm bất loạn”.

3.- Thiền Tông

A.-Mở Ðầu

Thiền tôn thuộc cả Ðại Thưà và Tiểu Thừa.củng như bao nhiêu tôn phái khác trong Phật Giáo, vị khai sáng đầu tiên của Thiền tôn vẫn là đức Phật. Trước Ngài , sự tham thiền nhạp định của các ngoại đạo không phải là không có. Nhưng đến Ngài, phương phápthiền định mới đạt đến chỗ rốt ráo. Như chúng ta đều biết qua lịch sử cúa Ngài , sau khi xuất gia, đức Phật đã trãi qua nhiều năm đi tìm đạo và tu khổ hạnh, nhưng vẫn chưa đạt được đạo quả như ý muốn. Ngài tự bảo cái đạo ấy không phải đi tìm đâu xa mà chính phải tìm trong trí huệ sáng suốt của Ngài . và từ đó, luôn trong 49 ngày đêm dưới cội Bồ Ðề, Ngài đã ngồi thamthiền nhập định cho đến khuya mồng 8 tháng chạp âm lịch, lúc sao mai vừa mọc thì Ngài “Minh tâm kiến tánh”, chứng được đaọ quả Bồ -đề,. Ðó là một cuộc nhập định vô tiền khoáng hậu, mở đầu cho một pháp môn vô cùng hiệu nghiệm của đạo Bồ đề. Và từ đấy về sau, một tôn giáo riêng đã được thành lập. Ðó là Thiền tôn.

Sao gọi là Thiền tôn?-Thiền tôn là một tôn phái của Phật Giáolấy pháp môn tham thiền nhập định làm căn bản tu hành.

Chữ “Thiền ” là do chữ “Thiền-na”, một tiếng Phạn, phiên âm theo tiếng Trung Hoa và dịch nghĩa là định lự ( định các tự lự). Hiệp chungcả tiếng Phạn và tiếng Trung Hoa, thành ra chữ Thiền định.

Có chỗ giải: Chữ ” Thiền”, xưa dịch tư là ” tư duy”, nay dịch là ” Tịnh lự”. Tư duy có nghĩa là suy nghiệm, nghiên cứu, suy tầmnn đối tượng của tâm thức ( tức là chỉ) để cho tâm thể được sáng tỏ.

Chữ “Ðịnh” nguyên tiếng Phạn là Samadhi, người Trung Hoa phiên âm là Tam muội, nghĩa là tập trung tư tưởng vào một cảnh duy nhất không cho tán loạn.

Hợp hai chữ Thiền và Ðịnh, chúng ta có một nghĩa chung như sau:Tập trung tư tưởng vào một đối tượng duy nhất, không cho tán lọan, để cho tâm thể được vắng lặng, tâm dụng được sáng tỏ, mạnh mẽ, đặng quan sát và suy nghiệm chơn lý.

Phương pháp thiền định có hai cách:

1.-Tham cứu về lý thiền, để cầu minh tâm kiến tánh, tỏ ngộ đạo quả, nên gọi là ” Tham thiền”, như tham cứu câu thoại đầu (câu nói thiền) v.v..

2.-Tậủp trung tư tưởng để quan sát cho sáng tỏ chân lý về một vấn đề gì như quán bất tịnh, quán từ bi v.v..nên củng gọi là ” Quán tưởng”.

Có chỗ gọi là tu ” Chỉ quán”hay tu” Ðịnh huệ”. Chỉ là đình chỉ các vọng tưởng, không cho khởi động, tưc là định. Quán là quan sát cho sáng tỏ một vấn đề gì tức là Huệ.

“Chỉ” là nhơn, mà “Ðịnh là quả.

” Quán là nhơn”, mà “Huê ” là quả.

Chủ Trương Của Thiền Tông

Tất cả chúng sinh, trãi qua bao đời kiếp, phải trôi lăn trong biển khổ sanh-tử luân hồi vì bị vô minh mê hoặc.

Tại sao lại có vô minh mê hoặc? chúng ta hằng ngày bị thất-tình (1), lục-dục (2), bát phong (3), xuy động, làm cho tâm tánh chúng ta phải bị mờ ám; cũng như ngọn đèn bị thổi leo lét, không sáng tỏ được, để phá tan cái hắc ám ở chung quanh và soi sáng cảnh vật. Ðèn tâm của chúng ta không giờ phút nào chẳng bị gió lục-trần (4) làm chao động. Vì đèn tâm chao động (không định) nên ánh áng trí huệ không thể tỏa ra; và ánh sáng trí huệ không tỏ sáng, nên khỗng xé tan được mây vô-minh hắc ám ở chung quanh và không chiếu soi chơn lý của vũ-trụ.

———————————————————-

(1) Thất-tình: Mứng, giận, thương, sợ, yêu, ghét, muốn.

(2) Lục-dục: Những sự tình dục do lục-căn sanh ra.

(3) Bát-phong: Lợi, suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ, lạc.

(4) Lục-trần: Sáu trần-cảnh là: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

Vậy hành-giả muốn rỏ chơn lý của vũ trụ, muốn được minh tâm kiến tánh thành Phật, thì phải phá trừ mây vô minh hắc ám. Muốn phá trừ vô minh hắc ám, hành-giả phải làm sao cho đèn trí huệ của mình được sáng tỏ. Muốn thế hành-giả phải tu thiền-định. Tâm có định, mới phát sinh trí-huệ. Trí-huệ có phát sinh mới phá trừ được vô minh hắc ám, và với minh tâm kiến tánh thành Phật.

Mới nghe qua chủ trương của Thiền-tôn, chúng ta thấy không có gì mới lạ, và tưởng là dễ dàng quá; nhưng khi thực hanh thì lại không phải dễ dàng như thế. Trái lại, phép tu thiền-định rất khó, phải thường có thiện-hữu tri-thức dắt-dẫn, phải tốn rất nhiều công phu và kiên-nhẫn, phải trải qua một thời gian lâu dài, mới thu được kết quả.

B.-Các Loại Thiền Ðịnh

Thiền-định có nhiều loại, nhiều thứ. Có thứ chánh, thứ tà, có thứ sâu, thứ cạn, có thứ thiền của ngoại-đạo, có thứ thiền của phạm-phu, có thứ thiền của Tiểu-thừa, có thứ thiền của Ðại-thừa.

Hãy nghe Ngài Tôn-Mật Thiền-sư dạy: ” …Người muốn cầu Thánh-đạo, tất phải tu thiền ”. Chơn-tánh không có dơ và sạch, thánh và phàm. Song thiền-định có cạn và sâu, từng bực không đồng:

– Người tà-kiến, chấp trước sao lạc, ưu cõi trên, chán cõi dưới mà tu Thiền là ngoại đạo thiền;

– Người chánh tín nhơn quả, nhưng cũng dùng sự ưa cõi trên chán cõi dưới má tu thiền, là phàm phu thiền;

– Người biết rõ lý ” ngã không” mà tu thiền là Tiểu-thừa thiền;

-Người ngộ được lý”ngã, pháp dều không” mà tu thiền, là Ðại-thừa thiền;

-Người đốn ngộ tự tâm, xưa nay vốn thanh-tịnh, không có phiền não, đầy đủ trí huệ vô-lậu, tâm ấy tức là Phật, rốt ráo không khác; y theo tâm ấy mà tu thiền là Tối Thượng thừa thiền, củng gọi là ”chơn như tam muội”

Vì thiền có nhiều loại khác nhau như thế, nên trướ khi muốn thực hành cho đúng đắn chúng ta cần biết sơ lược các lối tu thiền, để khiỏ lạc vào đường nguy hiểm.

This entry was posted in Phật Giáo. Bookmark the permalink.