Tản Mạn Về Sự “Im Lặng” Qua Các Danh Ngôn

Mỗi chúng ta luôn mong muốn xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, mà ở đó con người được sống trong yên vui hạnh phúc, nhưng trong xã hội công nghệ này dường như con người càng thường gặp những điều tệ hại trước nguy cơ về sự băng hoại của những giá trị tinh thần, biểu hiện những hành vi ứng xử của con người trong đời sống, vì đôi khi “Sự im lặng tồi tệ hơn; mọi sự thật bị giữ im lặng đều trở thành độc dược” -Silence is worse; all truths that are kept silent become poisonous. – Friedrich Nietzsche.

Hơn thế nữa Martin Lutherking – nhà hoạt động nhân quyền Mỹ gốc Phi, từng đoạt giải Nobel Hòa Bình năm 1964, cho rằng: “Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa trước lời nói và hành động của kẻ xấu mà còn cả vì sự im lặng đến đáng sợ của người tốt”.

Hoặc : “Có những lúc mà im lặng là phản bội”.(There comes a time when silence is betrayal.)- Martin Luther King Jr.

Và đồng ý với những triết gia trên Henri Frederic Amiel cho rằng “ Sự thật không chỉ bị dối trá xâm hại; nó còn bị xúc phạm bởi sự câm lặng ”.

Cũng như James Orbinski đã tuyên bố rằng: “Từ lâu sự im lặng thường bị nhầm lẫn với thái độ trung lập… Chúng tôi không thể chắc chắn rằng ngôn từ luôn có thể cứu được sinh mạng, nhưng chúng tôi biết rằng sự im lặng chắc chắn có thể giết người (Silence has long been confused with neutrality… We are not sure that words can always save lives, but we know that silence can certainly kill).

Thế nhưng câu nói của Eleanor Roosevelt là một trong những trích dẫn nổi tiếng được nhiều người yêu thích.” Những bộ óc vĩ đại bàn luận về ý tưởng. Những bộ óc bình thường bàn luận về sự kiện. Những bộ óc nhỏ nhen thì bình phẩm về con người”. Có phải đã làm chúng ta phân vân đôi lúc.

Nào mời các bạn cùng người viết tản mạn đôi chút về sự Im lặng trong nhiều trường hợp khi nào nên nói và khi nào nên “Im Lặng” nhé, vì thật ra Im lặng thường được xem là một nghệ thuật, một liệu pháp tâm lý đặc biệt. Và những gì nó mang lại cho chúng ta trong các mối quan hệ, trong công việc và cuộc sống xứng đáng để được cân nhắc nhiều hơn nữa .

Nếu chúng ta suy ngẫm thật sâu và khi được chứng kiến nhiều việc xảy ra trong đời sống hằng ngày hoặc khi giao tiếp, có lẽ ta đã nhận ra Martin Lutherking muốn gửi gắm tới người đọc một thông điệp sâu sắc: Nỗi đau đớn nuối tiếc do những lời nói và hành động của người xấu không xót xa bằng việc người tốt không có hành động thái độ hay bất kì phản ứng nào trước việc làm sai trái ấy.

Và như thế ý kiến của Martin Lutherking là một lời cảnh báo nghiêm khắc vậy.

Có người đã nói: “Lùi bước cho cái xấu cũng là một tội ác”.

Vì chính sự im lặng của chúng ta sẽ làm cho cái xấu trở nên mạnh hơn khi nó thấy cái tốt dường như đồng tình với nó. Và nó sẽ chỉ dập tắt khi chúng ta nhìn nó với ánh mắt khinh miệt và xa lánh và nói lời chê trách như : “Sự im lặng là biểu hiện khinh miệt hoàn hảo nhất”. (Silence is the most perfect expression of scorn.) – George Bernard Shaw.

Đây là một ý kiến thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với sự phát triển chung của toàn xã hội. Đó cũng là một thái độ đúng, tích cực, xuất phát từ nhận thức về yêu cầu đối với hành vi của con người trong một xã hội tiến bộ, nhân văn.

Như vậy tuỳ trường hợp, tuỳ hoàn cảnh và đúng vào thời gian nào để ứng dụng câu nói của Martin Lutherking là một bài học, xắn tay áo lên và hành động ngay.

Nhưng theo tham khảo của một số triết gia, chúng ta sẽ học được “Im lặng là một thành tố không thể thiếu trong giao tiếp của con người và thậm chí có vai trò quan trọng”.

Những ích lợi của sự im lặng có thể tìm gặp trong những trường hợp sau:

• Im lặng cho phép chúng ta lùi lại một bước so với bất cứ điều gì chúng ta nhìn thấy hoặc nghe thấy, và quan sát từ góc độ bình tĩnh và lý trí.
Nó sẽ cho phép chúng ta chứng kiến những gì xảy ra, mà không có sự thiên vị và phán xét cá nhân.

• Nói ít đi sẽ làm bạn thông minh hơn.

Nói ít đi cũng đồng nghĩa với việc nghe nhiều hơn. Các thông tin và kiến thức bạn thu thập được sẽ tăng lên đáng kể khi bạn biết giữ sự im lặng nhất định. Bạn sẽ nhận ra nhiều điều mình không biết và sự khiêm tốn đi kèm chính là một phần của sự thông minh thật sự.

Khi bạn bắt đầu nhận ra mình thực sự không biết bao nhiêu, bạn sẽ lắng nghe và quan sát nhiều hơn thay vì quanh đi quẩn lại nói những điều đã cũ.
Khi tâm trí bạn tĩnh lặng, bạn sẽ quan sát nhiều hơn, nhận thức tốt hơn và đưa ra những quyết định rõ ràng hơn. Khi bạn không quan tâm đến việc nói nữa thì bạn sẽ tập trung vào việc lắng nghe, sẽ hiểu thêm nhiều điều và gặt hái hiểu biết mà bạn thậm chí chẳng dự đoán được. Và vì điều này bạn sẽ dần trở nên thông minh hơn trong mắt người đối diện.

• Cơ hội để bình tĩnh và chọn lọc cách phản ứng.

Tất cả chúng ta đều từng nói ra những lời không nên nói:Chúng ta làm tổn thương người khác và chúng ta làm tổn thương chính mình khi chúng ta không kiểm soát được lời nói của mình.Đây là những điều xảy ra khi chúng ta phản ứng quá nhanh. Phát triển thói quen im lặng bên trong và bên ngoài cho chúng ta thời gian để xử lý và sàng lọc suy nghĩ của mình, và cho phép chúng ta phản ứng thông minh với bất cứ điều gì đang xảy ra. Điều này có nghĩa là lời nói của chúng ta sẽ được lựa chọn cẩn thận và sẽ được nói một cách bình tĩnh và tự tin.

Đó là những gì ta được khuyên nên chọn giải pháp im lặng vì:

– Người ta đi vào đám đông ồn ào để nhấn chìm những ầm ĩ câm lặng của bản thân. (Man goes into the noisy crowd to drown his own clamor of silence.) – Rabindranath Tagore.

– Dù sự im lặng không nhất thiết là tiếp nhận, nó cũng không nhất thiết là từ chối. – Marcus Tullius Cicero

– Điều nghe được trong im lặng hùng mạnh hơn nhiều bất cứ ngôn từ nào có thể nói. – Katrina Mayer

– Đừng nói trừ phi bạn có thể cải thiện sự im lặng. – Jorge Luis Borges

Mời các bạn cùng tham khảo thêm một số danh ngôn nhé:

1- Sự im lặng hùng biện hơn lời nói – (Silence is more eloquent than words). Thomas Carlyle.

2- Không gì củng cố cái uy hơn là sự im lặng. – (Nothing strengthens authority so much as silence) – Leonardo da Vinci.

3- Chỉ người có khả năng giữ im lặng khi cần thiết mới có khả năng lên tiếng khi cần thiết. – (Only the person who is essentially capable of remaining silent is capable of speaking essentially. – Soren Kierkegaard.

Và có lẽ điều tiên quyết là hãy áp dụng lời này “Sáng suốt là biết được khi nào thì chia sẻ sự sáng suốt của mình và khi nào thì nên im lặng”. – (Wisdom is knowing when to share your wisdom and when to just keep quiet) – Katrina Mayer.

Ngoài những bậc danh tài đã gợi lên những bài học cho chúng ta theo đuổi và chiêm nghiệm, không hiểu những bậc khuyết danh có phải đã học được những bài học trong đời sâu sắc ra sao mà có những câu nói thật thắm thía lạ lùng.

Người viết đã sưu tập và kính chia sẻ cùng các bạn nhé!

– Tài năng thường được tỏa sáng trong im lặng – Khuyết danh

– Im lặng là cách tốt nhất để biết ta là ai, ta muốn gì và ai quan tâm đến ta. – Khuyết danh

– Yên tĩnh để suy ngẫm về mọi thứ là liều thuốc tinh thần hữu hiệu nhất giúp xoa dịu mọi nỗi đau. – Khuyết danh

– Đằng sau sự yên tĩnh của tâm hồn là sự trổi dậy mạnh mẽ của lí trí và cảm xúc. – Khuyết danh

– Giữ yên tĩnh là một cách để thanh thản tâm hồn và học cách yêu thương. – Khuyết danh

– Sự im lặng đôi khi còn có giá trị hơn gấp nhiều lần những lời nói vô bổ. – Khuyết danh

– Im lặng không có nghĩa là hèn nhát hay yếu đuối. Mà im lặng là sự chuẩn bị cho việc đương đầu với mọi chuyện. – Khuyết danh

– Khi một ai đó im lặng với bạn, có thể họ đang gửi đến bạn một thông điệp rằng bạn không còn là gì trong họ. – Khuyết danh

Bạn chắc hẳn cũng đồng ý rằng chúng ta dường như đang sống trong một thế giới mà mọi người chỉ chăm chăm nói lên ý kiến mà chẳng mấy ai chịu lắng nghe người khác.. Khi bạn thực sự lắng nghe, người khác cũng sẽ dễ dàng cởi mở với bạn hơn. Bởi khi đối diện với vấn đề khó khăn, cái người ta cần đôi khi không phải là một lời khuyên mà chỉ đơn thuần là sự lắng nghe. “Sự im lặng của con người thật tuyệt vời khi ta lắng nghe”. – Thomas Hardy.

Thực tế là việc tập trung lắng nghe, chú ý hoàn toàn (tức là lắng nghe tích cực) là rất hiếm vì có một người thực sự lắng nghe bạn mới là phương thuốc điều trị sâu sắc.

Lời kết:

Biết cáсh nói chuyện là kỹ năng cần thiết, và việc thể hiện quan điểm là một kỹ năng đòi hỏi sự tinh tế và khéo léo. “Hãy chọn sự im lặng trong tất cả mọi đức tính, bởi với nó bạn nghe được sự không hoàn hảo của người khác và che giấu được cho mình”. – George Bernard Shaw.

Thực tế có nhiều tình huống là mà bạn cần phải lên tiếng để làm rõ mọi chuyện “Lời nói trần tục, sự im lặng thiêng liêng, nhưng cũng tàn bạo và chết chóc: vì thế chúng ta phải học cả hai”. – Thomas Carlyle, nhưng đôi khi, im lặng lại có thể thay đổi cục diện bất ngờ vì kỹ năng quan trọng hơn chính là biết khi nào nên im lặng, phải chăng “Người nói càng nhiều càng tạo ra nhiều nhầm lẫn” – Benjamin Franklin

Thực tế, đôi khi giữ im lặng có lợi hơn là lên tiếng nhất là khi đó không phải là nơi để nói tuy nhiên, khi nào nên im lặng và khi nào cần phải nói to thì không phải ai cũng biết. Người thông minh cần phải biết rõ điều này: “ Im lặng không có nghĩa là bạn thu mình vào một góc và không nói chuyện với ai. Im lặng là thời khắc bạn cho mình thời gian để cảm nhận và đánh giá rõ hơn về tình huống hiện tại “.

Đôi khi sự im lặng là cách tốt nhất và đúng lúc nhất bởi vì người khác không ở trong vị trí lắng nghe điều mà bạn nói để từ đó, khi nào chúng ta có thể đưa ra những quyết định chính xác để giải quyết vấn đề ổn thỏa. Do đó nếu “Im lặng là một phần của cuộc sống thì khi bạn đang im lặng cũng có nghĩa là bạn đang sống” – Khuyết danh

Vã chăng – Giữ im lặng là cách duy nhất có thể có sức mạnh bằng những lời mà bạn muốn nói ra, Và điểm khác của im lặng là vàng là khi chúng ta không chắc chắn phải nói điều gì. Nếu cảm thấy bối rối khi cảm xúc của bản thân liên quan đến một vấn đề nào đó, tốt nhất là hãy giữ im lặng có tới khi bạn chắc chắn hơn bởi sẽ có nhiều thiệt hại xảy ra hơn khi bộc lộ những cái sai hoặc cảm xúc thái quá.

Vậy thì hãy chọn im lặng thay vì thốt ra những cảm xúc “nhất thời” có thể làm tổn thương người khác và đó cũng không phải cảm xúc thực sự của bạn.
Và tốt nhất là nên giữ im lặng khi một ai đó chia sẻ một câu chuyện có ý nghĩa cũng như “Sự im lặng có thể là người bạn tốt trong những cuộc đàm phán”. Hãy nói phần của bạn rồi im lặng để người khác có thể đưa ra kết luận của riêng họ. Im lặng cho thấy bạn tự tin về những gì bạn đã nói và thể hiện sự tôn trọng người đối diện bằng cách lắng nghe những điều mà họ đang nói.

Có lẽ các bạn sẽ đồng ý chúng ta hãy luyện tập thói quen giữ im lặng tại nơi làm việc hay trong một cộng đồng, khi bạn không có bất cứ điều ý nghĩa nào muốn đóng góp.

Và một lần nữa , im lặng sẽ là vàng khi bạn không muốn dính vào một cuộc tranh cãi ngớ ngẩn. Vì những chuyện cãi nhau vớ vẩn sẽ không bao giờ được giải quyết, một người phải đồng ý hoặc im lặng.

Cuối cùng kính xin tặng bạn “Tình trạng hiện tại của thế giới và tất cả cuộc sống là bệnh tật. Nếu tôi là bác sĩ và được hỏi lời khuyên, tôi sẽ trả lời, “Hãy tạo ra sự im lặng”. – Soren Kierkegaard.

Và có lẽ “Sau sự im lặng, thứ thể hiện được nhất điều không thể diễn tả chính là âm nhạc.” – Aldous Huxley

Kính trân trọng,

Có lẽ biết khi nào “Nên nói” hay “Im lặng” !
Là lời thú nhận về tính cách của bản thân
Từ suy nghĩ, cảm xúc,
bao hàm tâm trạng nội tâm
Do năng khiếu sở trường … mức sáng suốt thông tuệ!
Cũng là kỹ năng giao tiếp đòi hỏi thật tinh tế
Thể hiện sự tôn trọng, thấu hiểu cảm thông
Món quà tuyệt diệu bằng tất cả quan tâm
Là sức mạnh để yêu thương, gắn kết
Mời đọc những câu nói hay thật minh triết
Để chuẩn bị kiến thức, rồi chiêm nghiệm tư duy
Thì ra, đều từ thói quen biết rèn luyện kiên trì
Để trau dồi, nâng cao kỹ thuật sống !
Và nhất là trong xã hội — không lạc lõng!

Huệ Hương

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.