Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác

Một danh y khai mở y học dân tộc vào thế kỷ 18.

” Cái tình là cái chi chi
Vào nơi cửa Phật còn ghi trong lòng
Huống ta ở chốn buị hồng
Dấu xưa cát đá mênh mông đất trời”

Đó là câu thơ mở đầu câu chuyện tình của ông tổ ngành y duợc – Danh y Hải Thuợng Lãn Ông Lê Hữu Trác – Mà trong giới y khoa, dù đông hay tây y, khi cần tìm hiểu và thấu triệt về y học, các y bác sỹ, duợc sỹ, đều nhớ đến Hải Thuợng Lãn Ông để chu toàn trách nhiệm và luơng tâm của người thầy thuốc.

Tám chữ Hải Thuợng Lãn Ông và Y Tông Tâm Lĩnh, là niềm tự hào cho người học ngành y, tự hào vì Việt Nam chẳng những có một danh y siêu việt, mà còn có hẳn 1 bộ y thư quý, khai mở nền y học dân tộc từ thế kỷ 18, vẫn sáng ngời cho tới nay

Lương y sáng chói trời Nam
Ông thầy thuốc giỏi lại ham biếng lười
Ông lười không phải ham chơi
Mà ông không muốn khoe đời biết ông
Bon chen trong đám buị hồng
Ông không muốn thế, chỉ mong cứu người
Cái ông thầy thuốc thảnh thơi
Chuyên tâm cứu tế giúp đời ngàn sau

** Hải Thuợng Lãn Ông, tức Lê Hữu Trác, sinh tháng 12 năm 1720 tại Hải Duơng. Mất năm 1791 tại Bầu Thuợng, Hà Tĩnh. Huởng thọ 71 tuổi.

Vì tên hai địa danh Hải Duơng Bầu Thuợng ghép lại mà lấy hiệu là Hải Thuợng, rồi thêm vào hai chữ Lãn Ông (Lãn Ông là nguời đàn ông luời (đại lãn).

Nhưng cái luời ở đây, là ông chỉ lười công danh và lười đua chen ở chốn quan trường, vì thích thênh thang nhàn hạ, và không thích bon chen thế tục thôi… Chứ về sự nghiệp y học thì hết sức siêng năng, chăm chỉ, cần cù nghiên cứu, để đã thành một danh y bậc nhất thời bấy giờ.

Không thích bon chen chốn quan trường
Mà đành mang chịu tiếng ẩm uơng
Không ham nhào nháo đuờng quan lộ
Nghiền ngẫm y khoa chỉ 1 con đuờng

Hải Thuợng Lãn Ông Lê Hữu Trác, thuộc gia đình khoa bảng, nhà nghèo, nhưng khỏe mạnh.

Từ nhỏ học binh thư, và luyện võ.

Năm 20 tuổi thi đỗ tam trường. Khi cha chết, phải bỏ ngang việc học để giúp gia đình.

Năm 30 tuổi, mắc bệnh nặng, đuợc luơng y Trần Độc, chữa khỏi bệnh. Và đã theo cụ Trần Độc học thuốc, và trở thành thầy thuốc.

Đây cũng là buớc ngoặt định mệnh của đời ông.

Năm 40 tuổi, ông mở trường dạy nghề thuốc. Tập hợp kinh nghiệm dân gian. Kinh nghiệm lâm sàng. Tìm hiểu quan hệ giữa các môi trường, thời tiết và bệnh tật. Học kinh nghiệm về tâm sinh lý, nguyên tắc trị liệu. Lý luận về cơ bản âm dương ngũ hành.

Năm 50 tuổi, bắt đầu viết sách về Y học cổ truyền của nuớc Nam. Gọi tên là Y Tông Tâm Lĩnh. -Tác phẩm Hải Thuợng Y Tông Tâm Lĩnh này, viết bằng chữ Hán, đuợc dịch sang tiếng Việt truớc năm 1970, đựơc hiệu đính năm 80, và đuợc nhà xuất bản Y Học, thuộc Viện Y Học Cổ truyền VN, ấn hành năm 1998. -Bộ sách gồm 28 tập, 65 quyển, đúc kết 60 năm bốc thuốc, chữa bệnh, cứu người. Một bộ sách lớn nhất từ trước tới nay. Kèm theo 4 phụ bản :

1/ Vệ sinh toát yếu.

2/ Bào thai thần hiệu toàn thư.

3/ Nữ Công thắng lãm.

4/ Thượng kinh ký sự.

– Nhà xuất bản gom 4 cuốn lại, ấn hành tại Hà Nội năm 1998. Sách bìa dày, mỗi cuốn trên dưới 600 trang, tổng cộng là 2397 trang, với khổ 19 x 27.

Tập 1 có bản tựa của luơng y Phó Đức Thảo, giới thiệu quan điểm nghề y dược, cùng những bài học lớn, cho đời sau suy gẫm noi theo. Trong đó chỉ dẫn khái quát từng phần của bộ sách cho người đọc.

– Hải Thượng Lãn Ông, đã viết về Hải Thượng Lãn Ông (tự viết về mình) như thế này:

1-Cá nhân: “Tôi từ 30 đến 40 tuổi mới biết làm thuốc. Từ 40 đến 50 tuổi mới ít nhầm lẫn. Từ 50 đến 60 tuổi mới khỏi lầm lẫn” (Điều này trích trong Y nghiệp thần chương).

2-Về nghề làm thuốc: “Tôi hiến thân cho nghề thuốc, nên lúc nào cũng muốn làm hết sức mình, gom góp truớc thuật thật nhiều để dựng ngọn cờ hồng trong nghề y (điều này trong Y huấn Cách ngôn).

Lãn ông nhưng chẳng phải luời
Bảo lười nhưng chẳng rong chơi
Chuyên tâm tạo nghiệp cho nghề thuốc
Tỉ mỉ chi li để cứu người
Quên mình cứu chữa người ta khỏi
Ngoài ra mọi sự là mây trôi
Luơng tâm thầy thuốc như từ mẫu
Không thể vô nhân để hại người .

Tiếng tăm ông vang dội tới kinh đô.

Nên năm 1781, chúa Trịnh Sâm triệu ông ra kinh để chữa bệnh cho Thế tử Cán. Ông ghi lại toàn bộ chuyến đi này trong tác phẩm Thuợng Kinh ký sự (Ký sự lên kinh).

– Đây là tác phẩm văn chương đặc sắc, đề cập tới đời sống sinh hoạt của các tầng lớp vua chúa, quan lại, thị dân… ở chốn kinh thành, vào cuối thế kỷ 18.

*Và câu chuyện kể về mối tình thiên thu nức nở của người thầy thuốc nổi tiếng về cá tính luời biếng bon chen thế sự, trong lịch sử y học VN như sau:

–> Lê Hữu Trác Hải Thuợng Lãn Ông, lúc trai trẻ, sống ở Liêu Xá (quê cha). Cha ông là Lê Hữu Mưu, có hứa hôn cho ông với một nguời con gái, con của quan đồng triều (ngày xưa các cụ thuờng tự ý hứa hôn truớc, rồi bắt con kết hôn theo ý của các cụ)…

Các thủ tục dạm hỏi đã hoàn tất chỉ chờ cưới. Nhưng tuổi trẻ mê danh, nên hai nguời trẻ hẹn nhau khi nào công thành danh toại thì cưới…

Thế rồi cha mẹ của Lãn ông qua đời… Để tránh loạn lạc, Lê Hữu Trác về ở với hai anh trai là Lê Hữu Tán và Lê Hữu Đề, lúc đó đang làm quan ở Huơng Sơn Hà Tĩnh.

Là thời loạn, ông xếp bút nghiên theo nghiệp đao binh.

Sự nghiệp ông trời khéo đẩy đưa
Dây dưa phụ nữ cho vừa lòng cha
Ai ngờ duyên phận bôn ba
Cuới xin dạm hỏi, có mà như không
Xót xa cái kiếp gian truân
Để cho đôi trẻ như gần như xa
Binh đao khói lửa xa nhà
Duyên kia đành lỡ phôi pha cuộc đời
Sự đời như áng mây trôi
Nào ai biết đuợc cuộc chơi não nề

Khi chán cảnh binh đao, ông về quê vui thú điền viên, thì đúng lúc người anh mất. Ông ở lại nuôi mẹ và cháu (con của anh)…

Trong khi người con gái con quan kia vẫn quen đời nhung lụa ..

Thấy sự tình bỗng trở thành như vậy, Lê Hữu Trác bèn từ hôn, mang trầu cau hồi lại, để cho cô con gái quan quen người khác. Còn ông về chịu tang anh và chăm sóc nuôi dưỡng mẹ

…. Rồi câu chuyện tình thời tuổi trẻ cũng rơi vào quên lãng…. Hình ảnh người con gái năm xưa cũng nhạt phai theo năm tháng miệt mài học thuốc của Hải Thuợng Lãn Ông. (Ông thầy chỉ mê học thuốc).

Nào ngờ 40 năm sau, khi công thành danh toại, trong chuyến lên kinh đô để có thiên ký sự sau này.

Lê Hữu Trác đâu ngờ gặp lại người xưa, trong một tình huống trớ trêu đặc biệt

— Thì ra khi bị Lê Hữu Trác hồi hôn dạo đó. Hữu Trác chủ quan, cứ đinh ninh cô gái kia sẽ đi lấy chồng… Nhưng cô gái theo quan niệm cổ, lại cho rằng mình đã có nơi gá nghiã, nên ở vậy, chăm sóc cha mẹ chứ không lập gia đình. Và khi cha mẹ mất, cô gửi thân vào chốn cửa thiền, và trở thành ni sư trong chùa, cho xong một đời

Nghĩ ngợi chủ quan thật khó luờng
Dòng đời sinh lắm nỗi tai uơng
Nguời kia nghĩ, người này cũng nghĩ
Thì mới sinh ra nỗi đoạn trluờng

Một ngày nọ, trong chuyến cùng một ni sư khác lên kinh đô Thăng Long, một chuyến đi khuyến hóa quyên tiền thập phương để đúc chuông chùa làng.

Không ngờ hai ni sư lại vào gõ cửa xin tiền ngay tư dinh của Lê Hữu Trác.

Sự kiện này đuợc Lê Hữu Trác ghi lại trong tác phẩm “Thượng Kinh Ký Sự” của ông.

Và ông đã kể lể thế này:

>> Một ngày kia. Có 2 ni sư đến chỗ tôi trú ngụ để khuyến hóa tiền đúc chuông. 1 ni sư tự xưng là trụ trì của núi An Tử. Còn vị kiaì giới thiệu là con gái Tả Thừa Ty Sơn Nam, quê ở Huê Cầu. Khi nghe xưng danh, nhìn thấy mặt quen, tôi đã ngờ ngợ đó là người xưa. Sau đó như bừng tỉnh cơn mê. Tôi cho người đi điều tra hư thực, thì đúng, đó chính là người con gái năm xưa tôi trả lễ hồi hôn. Và đuợc biết suốt mấy muơi năm, có nhiều người tới dạm hỏi cuới, nhưng cô đều từ chối. Và để tránh tai tiếng cho gia đình, nên đã vào chùa làm ni cô”.

Khi đích xác sự việc, Lê Hữu Trác quyết tìm người xưa để hỏi cho ra lẽ

Ông thày thuốc thật là vớ vẩn
Chuyện do mình còn luẩn quẩn hỏi han
Người ta con gái nhà quan
Hồi hôn trả lễ mà còn bàn chi
Bốn muơi năm nghĩa lý gì
Ông mê học thuốc quên đi cuộc tình
Mặc đời dâu bể điêu linh
Một đời vay trả hy sinh lỡ làng
Gặp nhau cớ sự bẽ bàng
Ôi thôi duyên phận ngỡ ngàng trầm luân

Tìm đến nơi, gặp mặt nhau, nghe người xưa nói một câu chua chát:

“Vì đã có mai mối coi như là đã có chồng. Vô duyên vô phận mà bị chồng bỏ, thì không thể lấy ai đuợc nữa”.

Quan niệm ngày xưa sao chặt chẽ
Đã hứa hôn rồi là chẳng dám lấy ai
Trăm năm chờ dợi miệt mài
Hết đời con gái phôi phai tình trần
Nam nhân chẳng nghĩ xa gần
Đam mê thế sự chẳng cần nghĩ suy

Hữu Trác nghe xong, hối hận về điều mình đã làm khi trai trẻ. Ông xin cúng tặng 1 ngôi chùa để trả ân và chuộc lỗi, nhưng người xưa từ chối…

Lê Hữu Trác bèn làm một bài thơ. Bài thơ chữa bệnh cho ông. Nhưng xét ra, chả có thứ thuốc nào sắc ba chén để còn bảy phân mà chữa đuợc bệnh của ông cả – Bài thơ nguyên văn chữ Hán thế này:

Vô tâm sự xuất ngộ nhân đa/ Kim nhật tuơng khan khổ tự ta/ Nhất tiếu tình đa lưu lãnh lệ/ Song mâu xuân tận kiến hình hoa/ Thử sinh nguyện tác can huynh muội/ Tái thế ứng đồ tốn thất gia/ Ngã bất phụ nhân nhân phụ ngã/ Ứng nhiên như thứ nại chi hà/.

Ngô Tất Tố dịch bài thơ như sau:

Vô tâm nên nỗi lụy người ta/ Trông mặt nhau đây nỗi xót xa/ Guợng cuời khôn dấu đôi dòng lệ/ Tóc bạc che mờ nửa mặt hoa/ Kiếp này hãy kết làm huynh muội/ Kiếp khác xin hoàn nghĩa thất gia/ Ai nỡ phụ ai, ai nỡ phụ/ Dở dang, dang dở, biết ru mà.

Bùi Hạnh Cẩn thì dịch thế này:

Vô tâm nên nỗi lỡ người ta/ Nay lại nhìn nhau luống xót xa/ Một nụ cuời tình, châu lệ lạnh/ Đối trông xuân cạn, nét tài hoa/ Đời nay xin kết anh em ngãi/ Kiếp tới nên tròn phận thất gia/ Ta chẳng phụ người,người nỡ phụ/ Đành thôi như thế, biết sao mà.

Bài thơ khiến người xưa cảm động. Bà từ chối mọi cúng dường, nhưng chỉ xin ông ….1 cỗ quan tài. Và cỗ quan tài phải đúng là gỗ của Nghệ An. Vì đây là gỗ vùng Huơng Sơn, quê mẹ của Lãn Ông. – Bà bảo lúc sống không nên duyên. Lúc chết phải đuợc nằm trong cỗ quan tài do ông đóng bằng thứ gỗ quê ông. Cho đỡ tủi hờn duyên phận bạc bẽo khi xuống hoàng tuyền

Cái tình là cái chi chi/ Vào nơi cửa Phật còn ghi trong lòng/ Huống ta ở cõi bụi hồng/ Dấu xưa cát đá mênh mông đất trời/ Người xưa giữ lễ ngất trời/ Từ hôn mà vẫn 1 đời chờ nhau/ Thiên hà vô sắc không màu/ Không duyên không phận chờ nhau nặng nề/ Cái tình là cái chi chi.

– Lê Hữu Trác, nguời hiếu học mà không có hoàn cảnh học. Đất nuớc loạn ly. Giang sơn biến đông. Sau giải ngũ của đoàn quân chúa Trịnh, vừa do thời cuộc, lại thêm hoàn cảnh gia đình. Ông trở thành một con người lý tuởng sống lạc lõng trên quê huơng của chính mình.

Sau một cơn bạo bệnh, may mắn gặp một lão nho, tinh thông y dược, người Nghệ An chữa khỏi bệnh. Và đó chính là mệnh số cơ duyên, là buớc ngoặt khiến xui Lãn ông trở thành danh y cổ truyền với Bộ Y Tông Tâm Lĩnh truyền đời của nuớc Việt Nam —

Y tông tâm lĩnh: 1 kho tàng về hiểu biết, mang lại cho Việt Nam một nền y học:

– Vững vàng về lý luận.

– Phong phú về thuốc men.

– Hiệu nghiệm về lâm sàng… Giúp các y sỹ có đầy đủ khả năng về phòng ngừa và điều trị cho đại chúng. Nhất là ở thế kỷ 18, lúc tây y ở Việt Nam vẫn còn trong tình trạng nửa dị đoan nửa khoa học, và nhiều phuơng pháp khác còn phôi thai chưa rõ ràng. – Thế mà Lê Hữu Trác đã tiến bộ đến mức chỉ dẫn rõ ràng về cách phòng ngừa nhiễm trùng cả 100 năm truớc tây y. -Lê Hữu Trác, tự đọc sách Trung y tại kinh kỳ để thu thập mọi điều cần biết cuả một người thầy thuốc.

Dù kiến thức giỏi, hành nghề giỏi, nhưng ông vẫn không hài lòng với chính mình, vì ông cho rằng kiến thức ấy là của Trung Hoa. Ông muốn thu thập vả nghiên cứu để bổ sung, đúc kết để sáng tạo ra nền y học Việt Nam. Lãn Ông đã thực hiện để hoàn tất công trình vĩ đại ấy.

Cuộc đời và hoạt động của Lãn Ông là một thông điệp mạnh mẽ rõ ràng cho hậu thế. Ông vừa là một nhà khoa học, vừa là nhà y học đúng nghiã.

Xứng đáng là Y tổ của VN

Ham học thuốc nhạt nhẽo tình
Cuộc tình lạt lẽo thật linh đinh
Mê say quên cả nguời tình nhỏ
Cái ông Hữu Trác thật vô tình.

Trong dòng máu Lãn Ông có 2 huyết quản.

– 1/. là huyết quản hiếu học, nhẫn nại của quê huơng cha miền Bắc (Hưng Yên).

– 2/. là huyết quản cuơng trực, ngay thẳng và liều lĩnh của quê huơng mẹ miền Trung (Nghệ An).

Trong ngành y duợc, nhiều bác sỹ đã nghiên cứu tỉ mỉ về các tác phẩm của Lãn Ông, về trình độ điều trị, về sự so sánh quan niệm y học của ta với tây phuơng. Khi ông nhắc lại bệnh tật và cách điều trị dành cho tổng thống Washington của Mỹ vào cùng thời kỳ của Lãn Ông mà thán phục.

Trong 1 hội thảo của ngành y duợc tại Hoa Kỳ (nam California), các y duợc sỹ đã luận bàn về ý niệm vi trùng và bệnh tả, bệnh lao, để cho biết Lãn Ông đã đi truớc tây y cả trăm năm. Như Pasteur và Koch chỉ tìm ra hai loại vi trùng này ở nửa sau thế kỷ 19. Mà với cây cỏ từ thiên nhiên, Lãn Ông đã khuyên dân mình dùng từ 250 năm truớc.

Vậy mà Pasteur đuợc đặt tên cho một con đừờng lớn ỏ Saigon. Trong khi Hải Thuợng Lãn Ông chỉ đuợc đặt tên cho một con đuờng nhỏ trong Chợ Lớn.

Pasteur và Hải Thuợng Lãn Ông
Đều là danh vị có công với đời
Bao la góc biển chân trời
Trái tim khối óc loài nguời nhớ ơn
Đuờng Pasteur lại lớn hơn
Lãn Ông đuờng nhỏ gió vờn ánh trăng

Sự nghiệp của 1 danh nhân tùy theo hoài bão và công trình với kiên trì phấn đấu để thực hiện hoài bão – Hải Thuợng Lãn Ông cũng vậy. Và ông tự đặt cho mình biệt hiệu là Lãn Ông (ông già luời) –

Hoài bão của ông là ham đọc sách, đi theo binh nghiệp năm 23 tuổi, sau khi nghiên cứu binh thư. Ông gia nhập quân đội chúa Trịnh trong thời gian Trịnh Nguyễn phân tranh và thắng nhiều trận. Nhưng cũng chính trong binh biến, ông sớm nhận ra sự phi lý của chết chóc nồi da xáo thịt. Và thấy sự nghiệp của mình không thể chỉ phục vụ cho một phe nhóm, hay tôn tộc, để làm công hầu khanh tuớng, bằng cách lấy đi mạng sống của nguời khác, hay của đồng bào ..vv.

Nhân khi mẫu thân đau bịnh ở Huơng Sơn Hà Tĩnh. Ông xin rút ra khỏi binh nghiệp về săn sóc mẹ.

Bệnh của mẹ ông kịch liệt phải đến nhà thầy lang điều trị cả năm trời. Trong thời gian chữa bệnh cho mẹ, ông muợn sách về y khoa đề tự học. Lãn Ông mới nhận ra rằng nghề y mới là nghề hữu ích cho đồng bào. Và hoài bão trở thành một luơng y là cầu mong duy trì mạng sống, chứ không để mong cầu danh tiếng, hay cầu đuợc ơn huệ. Điều đó đuợc Lãn Ông nói lên qua vần thơ của chính ông như sau:

Phải đâu vất vả mong ơn huệ
Trong đáy lòng ta cốt cứu người
Thuốc thang là để giúp đời
Dám đâu nghĩ đến mong người báo ân…

Nhưng học ai đây? – Không truờng, không thầy dạy. Và ngay cả những người tiêu biểu như thái y đuợc tuyển lựa vào cung chữa cho vua chúa, cũng còn chưa giỏi.

Lãn Ông đã thốt ra lời nhận định thế này :

“Có câu dùng thuốc tự dùng binh/ Quan trọng vô cùng việc tử sinh/ Đến bậc thái y còn thiếu sót/ Huống mình non kém… lý chưa tinh

Để cuối cùng, ông chọn con đuờng tự mình khám phá và ông đã chia sẻ niềm tâm sự đó như sau: “Tôi bỏ nho, học thuốc trên hai muơi năm. Nằm gai nếm mật, đóng cửa đọc sách. Ngày đêm nghiên cứu, bắt đầu bằng bộ Nội Kinh. Mắt xem, miệng đọc, khi đi thì mang theo, khi nằm thì gối đầu suy nghĩ. Tự hỏi, tự trả lời. Sách thuốc đời xưa, không bộ nào là không xem đến. Sách càng nhiều, đọc càng thấy mênh mông như biển. Đọc sách xưa, biết đuợc nghĩa đã là khó, hiểu đuợc ý tứ càng khó hơn. Học 1 mà suy ra đến muôn ngàn, khó mà luờng đuợc. Nếu không mở một lối đi thì lấy gì làm bậc thềm cho người đời sau. Tôi vâng lời trên, của nguời đàn anh đi truớc, chú thích những câu của tiên hiền làm khuôn phép, giúp đời sau tìm đến bến bờ của y duợc. Sao chép những kinh nghiệm, suy tư, khám phá, mong nguời sau hiểu đuợc những lời mà người truớc chưa hoàn bị, mong dìu dắt thầy thuốc sau này. Há chẳng nên sao!!).

Cái tha thiết của ông là muốn nguời đời sau không có bệnh. Nên đã dốc toàn tâm toàn lực nghiên cứu cả Trung Y thư lẫn Việt Y thư .

Với óc suy tư độc lập, nhận xét trung thực, căn cứ vào thực tiễn lâm sàng, để tìm ra chân lý – Nghiên cứu sách vở cả về thuốc bắc, thuốc nam, loại bỏ những điều không đúng với lý luận và không công hiệu, cộng với sưu tầm và phát hiện thêm.

Học thêm kinh nghiệm trị bệnh dân gian. Rồi ghi chép tỉ mỉ hồ sơ bệnh án, làm tài liệu học hỏi cho mình và cho đồng nghiệp và huớng dẫn thế hệ sau. -Vì vậy sự nghiệp của Lãn ông là: Trở nên 1 danh y ở thế kỷ 18, với bộ y thư Lãn Ông Tâm Lĩnh.

Với ông: Cứu bịnh như cứu hỏa. Học hỏi để tròn bổn phận. Hết lòng với bệnh nhân, nhất là nguời nghèo, cô nhi, quả phụ. Không mưu cầu danh lợi. Không phân biệt giầu nghèo. Tùy bệnh nặng hay nhẹ mà chữa truớc hay sau. Tôn trọng bệnh nhân nhất là phụ nữ.

** Luật quả báo của của cổ nhân là:

Cứ ba đời luơng y > sẽ 1 đuợc đời khanh tuớng.

Còn một đời bất luơng y > sẽ 3 đời sau lụn bại.

Và tinh thần phục vụ cao độ, hết lòng tận tụy cho bệnh nhân đuọc mô tả bằng lời thơ là:

Và qua những y án đuợc ghi chép lại, nguời ta thấy Lãn Ông không bao giờ nghĩ đến chuyện đi chơi xa. Vì sao? – Để nguời nhà bệnh nhân lúc nào cũng tìm đuợc mình. Ông hay nán ở lại với nguời bệnh và bỏ tiền mua tặng nguời nghèo những thuốc quý đắt tiền, nhưng cần thiết.

Nguời xưa tâm huyết cứu đời
Thời nay thầy thuốc vẽ vời lan man
Bệnh nhân bảo hiểm dễ dàng
Kéo dài nuôi bệnh giàu sang một đời
Học ngành y để giàu thôi
Lương tâm phó mặc.. cho đời biết tay.

Lãn Ông không chấp nhận số mạng. Coi sự tử vong là sự đau thuơng chung cho những nguời liên hệ đến nguời bệnh. Và thày thuốc phải có bổn phận tích cực tìm ra nguyên nhân để phục vụ.

Sau 20 năm nghiên cứu, học hỏi và gạn lọc. Và sau 10 năm biên soạn. Bộ sách của ông là bộ sách đầu tiên và duy nhất của VN, nói lên đầy đỏ về: Phòng bệnh, chữa bệnh, lý thuyết và thực hành gồm cả y duợc thuốc Tàu và thuốc Nam. Chia ra đủ nội khoa, ngoại khoa, phụ sản và nhi đồng…. manh tính đại chúng. Y lý, bệnh lý, trị liệu, hay phuơng tễ học, duợc học, bệnh án, duỡng sinh và y huấn

Thuốc của Lãn Ông, mang tính độc lập dân tộc. Chú trọng tới cây cỏ của VN để chữa bệnh cho nguời Việt Nam, qua những dòng thơ thực tiễn và tâm huyết của chính ông:

Thuốc thang sẵn có khắp nơi
Trong vuờn ngoài ruộng trên đồi duới sông
Hàng ngàn thảo mộc, thú, trùng
Thiếu gì thuốc bổ thuốc công quanh mình

Ông hướng dẫn nguời dân dưỡng sinh, hô hấp, vận động, và vệ sinh phòng bệnh. Phòng bệnh cả cho gia súc gia cầm. Tập sách huớng dẫn này đuợc Lãn Ông ghi theo thể thơ lục bát cho dễ đọc dễ hiểu, dễ áp dụng trong đời sống hàng ngày. Đây là 1 tấm lòng thành, hay đây là ân tình sáng suốt mà ông dành cho đồng bào ít đuợc học như ông.

Đại khái những câu thơ lục bát bình dị dễ đọc có tên các vị thuốc như thế này:

“Chớ dùng nuớc ruộng nuớc ao
Nuớc hồ nuớc vũng, nuớc nào cũng dơ
Chỉ dùng nuớc giếng nuớc mưa
Nuớc sông nuớc suối cũng chưa an toàn
Cần nên ngâm thuốc sát trùng
Canh Châu, Quán Chúng, Hùng Hoàng, Nghể Răm
Phèn chua lọc nuớc cho trong
Ao tù nuớc rửa cũng không nên dùng.

Đó là những dòng thơ lục bát của Hải Thuợng Lãn Ông trong việc chỉ dẫn trong nếp sinh hoạt đời sống hàng ngày để tự chữa bệnh và tránh bệnh.

Ông chẳng những là thầy thuốc mà còn là 1 nhà thơ – Lãn Ông viết thơ về vệ sinh thuờng thức, về việc diệt trừ côn trùng.

Thơ của ông như sau

“Rận thì nên giặt áo quần
Hột Na trừ chấy vài lần hết ngay
Vôi đá sát trùng xưa nay
Trừ Giòi, diệt Đỉa ta hay thuờng dùng
Trục Đỉa thì dùng mật ong
Nó còn dùng để trục trùng vào tai
Thuốc chuột dùng rễ Huơng Bài
Trừ sâu Ruốc cá. Trừ ruồi Nghể Răm
Trừ Rệp bồ kết, hoa hồi
Hun nhà trừ muỗi dùng bèo, lá xoan”.

Về sinh hoạt giờ giấc thì ông dặn dò

“Xưa rằng sáng dậy, đêm nằm
Ngày làm, tối nghỉ, là vâng mệnh trời
Cũng là cuơng kỷ của người
Khuyên ai dạy sớm, chớ ngồi canh thâu”

Về vệ sinh nhà ở thì rất nhẹ nhàng rằng

“Trong nhà mở cửa thoáng hơi
Để cho duơng khí mặt trời lọt qua
Siêng năng quét cửa quét nhà
Soi giuờng giặt chiếu mới là vệ sinh”

Điều này ngày nay ai cũng biết. Nhưng từ rất xưa, ông đã có cái hiểu biết rất khoa học thuờng thức

Về việc vận động cơ thể thì ông viết

“Cần lao thân thể khang cuờng
Tinh thần vui vẻ, gân xuơng chuyển đều
Nhàn cư bất thiện mọi điều
Nghĩ thầm làm bậy, đói nghèo theo thân
Nhàn cư ủ rũ tinh thần
Nằm nhiều, khí huyết kém phần lưu thông”

Về ăn uống có nhắc tên các loại thuốc cùng với lời dặn dò rằng

“Có câu tham thực cực thân
Bịnh tòng khẩu nhập, ta cần phải kiêng
Muốn cho ngũ tạng đuợc yên
Bớt ăn mấy miếng, nhịn thèm bớt đau
Nên dùng các thứ thức ăn
Thay vào thuốc bổ có phần lợi hơn
Đậu đen trồng đuợc trong vuờn
Hà tất phải đợi Địa Hoàng từ xa
Trong rừng lại có hươu nhà
Thiếu gì chất bổ mà lo gầy còm
Bình thuờng rau đậu bổ hơn
Đến khi liệt nhuợc, sâm nhung chẳng vào.

Cuối cùng ông nói về củ gừng trong thể điệu thơ 4 chữ như vầy:

Củ gừng rất quý
Tính nó ấm cay
Đủ sáu tài hay
Một là giải độc
Hai là trừ tà
Khử uế là ba
Tán hàn là bốn
Năm trừ nhiệt khốn
Sáu mùi hết tanh
Làm thông thân mình (ra mồ hôi)
Chữa ho đàm mửa
Phù thủng cũng chữa
Đau tức, càng hay
Khai vị yên ngay
Đồ thuơng tích khỏi
Nóng cay ở lõi
Ngoài vỏ mát thanh
Ăn nhiều hại tinh
Dùng ít dẫn thuốc.

Gừng là món thuốc đầu tiên của dân tộc, mà dân ta đã biết sử dụng gừng từ thời vua Hùng Vuơng, để đắp vào thuơng tích. Để cấp cứu khi trúng phong, trúng lạnh, trúng hàn, trúng độc và thổ tả, Và phòng bệnh lam sơn chuớng khí ở những nơi ẩm thấp, có nuớc độc. Nguời mình đến nay vẫn có thói quen dùng gừng để đánh gió khi trúng lạnh. Uống trà Gừng làm ấm khi lạnh bụng. Nhữg bài thơ về gừng, thật nhịp nhàng dễ hiểu và dễ thuộc? Và đó là cuốn sách dạy về y học của ông tổ nghề thuốc Hải Thuợng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Nghe Ông chỉ dẫn mê nghề thuốc
Thuốc cứu nguời, cứu cả trần gian
Ốm đau bệnh tật cơ hàn
Sinh lão bệnh tử đa mang đời nguời
Bớt điêu tàn để làm vui
Ơn trong y học nguời đời không quên.

**Lịch sử về y học VN cũng ghi chép về nhiều vị danh y truớc Lãn Ông.Ví dụ:

–>1/ Minh Không thiền sư ở thế kỷ 11 đã chữa cho vua Lý Thân Tông khỏi bệnh điên rồ và đuợc phong là Lý Quốc Sư, nay vẫn còn đền thờ ở gần hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.

–>2/ Trâu-Canh đã chữa cho hoàng tử Hạo khỏi chết đuối ở Hồ Tây Hà Nội, và khi lên ngôi trở thành vua Trần Dụ Tông, lại đuợc Trâu Canh chữa cho khỏi bệnh liệt duơng, nên đã sanh đuợc ba hoàng tử và sáo công chúa.

–>3/ Cũng vào đời nhà Trần, Nguyễn Bá Tĩnh hay Tuệ Tĩnh thiền sư: Người làng Nghĩa Phú, phủ Thuợng Hồng, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, là danh y đầu tiên đã sưu tầm và khám phá ra thuốc nam để chữa bệnh. Tuệ Tĩnh đã để lại cuốn Nam Duợc Thần Hiệu gồm 590 vị thuốc nam, và cuốn Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư tổng kết cuốn trên, chỉ dùng 13 bài thuốc gia giảm để chữa hầu hết các bệnh. Nhiều thế kỷ qua, Tuệ Tĩnh đuợc tôn là vị thánh về thuốc Nam. Tại Hải Duơng có đền thờ ông. Và khu B truờng đại học kỹ thuật y tế Hải Duơng có tuợng Tuệ Tĩnh. Câu đối thờ ông viết trên bia thờ là: “Mở rộng phuơng tiện, công tế thế cao bằng Thái Lĩnh/ Sống nhờ cửa Phật, ơn cứu người rộng tựa Cẩm Giang.

Vì uyên bác trong ngành y thuật, Tuệ Tĩnh bị bắt đi sứ sang Tàu để chữa bệnh cho vuơng phi của hoàng đế nhà Minh. Sau đó bị giữ lại ở tại Viện Thái Y, đuợc nhà Minh phong là Đại y thiền sư. Ông qua đời ở Giang Nam, Trung Quốc. Thời gian ở lại đây, ông đã viết sách và đặt tên sách thật chính xác, để hàng thế kỷ sau, nam duợc trong sách đó đã cứu dân chúng qua khỏi hai trận dịch tả và sốt rét ác tính. Tuệ Tĩnh xót xa cho thân phận mình nơi đất khách quê người và ông đã khóc trong lễ nhậm chức tại triều đình nhà Minh. Trên mộ ông ngày nay vẫn còn dòng chữ “Ai về nuớc Nam, cho tôi về với”

Chơi chi cái kiểu lạ đời
Chữa bệnh xong rồi giữ lại mà chơi
Viện Thái Y thật đã đời
Ngồi mà viết sách cho nhiều đời sau
Bấm tay tính toán thần sầu
Trăm năm cứu độ ơn sâu trùng trùng
Quê huơng xa cách mịt mùng
Cứu vua tàu để ngàn trùng xót xa
Chết nơi đất khách xót xa ngàn trùng.

–> 4/ Đời Hậu Lê có Hoàng Đôn Hòa, dạy cho dân dùng các cây cỏ quanh nhà, bằng những phuơng thuốc dễ kiếm, để ai mắc bệnh gì cũng có thể tự làm thầy thuốc chữa cho mình trước khi phả tìm đến luơng y. Và những phuơng thuốc đó đều có ghi lại trong sách Hoạt-Nhân-Toát-Yếu. Mà học trò của ông là Trịnh Đôn Phác đuợc vời sang Trung Hoa để chữa bệnh cho vua Càn Long khỏi chứng nan y

Vua Tầu phải thỉnh dân Ta
Vuợt bao nhiêu dặm đi xa cứu người
Cứu nguời như thật như chơi
Tầu Ta qua lại một đời thiện căn …

Nhưng chưa 1 danh y nào bằng Hải Thuợng Lãn Ông: Ông coi:

1/ Y học và y thuật là cứu cánh của đời ông, hết lòng lo cho bệnh nhân.

2/ Tận tụy học hỏi, suy tư, chứng nghiệm, khám phá thêm những lý luận về y và công hiệu về duợc, gồm cả Trung lẫn Việt y. Cộng thêm với kinh nghiệm dân gian.

3/ Dày công biên soạn trong 10 năm, bộ sách toàn diện và sâu sắc, làm nền móng cho lâu đài y học Việt Nam. Ông là ngôi sao bắc đẩu soi sáng và chỉ đuờng cho thế hệ luơng y hậu sinh. Lãn Ông xứng đáng đuợc tôn vinh là vị tổ của ngành Y học Việt.

* Tóm lại, sự nghiệp của Hải Thuợng Lãn Ông to lớn. Ông nêu guơng sáng của 1 luơng y tài ba, đức độ. Lấy tinh thần phục vụ bệnh nhân là cứu cánh cho cuộc sống. Ngoài y huấn trong cuốn Tâm Lĩnh.

Ông nêu ra 8 cái tội của nguời thầy thuốc, để răn dạy học trò như sau:

Thứ nhất /Tội luời: Ngại đêm mưa vất vả không chịu đi thăm người bệnh.

Thứ 2 / Tội bủn xỉn: Gặp bệnh phải chữa thuốc đắt tiền mới khỏi, nhưng sợ họ nghèo nên chỉ cho uống thuốc rẻ tiền.

Thứ 3 / Tội tham: Thấy triệu chứng nguời bệnh chết đã thấy rõ, nhưng cứ giả lơ mơ ù ơ dí dầu kéo dài để làm tiền.

Thứ 4 / Tội lừa dối: Bịnh dễ chữa, bảo là khó chữa để khè bệnh nhân lấy tiền.

Thứ 5 / Tội bất nhân: Thấy bịnh khó chữa, nhưng không nói thực sợ mang tiếng là mình dở, và không có lợi, khiến bệnh nhân chết oan.

Thứ 6/ Tội thất đức: Thấy nguời nghèo, không chữa.

Thứ 7 / Tội hẹp hòi:  Gặp nguời bệnh nhưg vì có mối hiềm khích cũ, nay mắc bệnh nhờ đến mình, liền trả thù, không hết lòng cứu chữa.

Thứ 8 / Tội dốt:  tức là hiểu biết còn lờ mờ, sức học còn non nớt, mà không chịu học hỏi thêm.

Thật là tỉ mỉ quá chừng
Y tông tâm lĩnh cho mình ngẩn ngơ
Sách về y duợc, bất ngờ
Lại thêm y huấn để “đốc tờ” noi theo
Luơng y hiền mẫu sớm chiều
Giúp nguời bệnh tật đuợc nhiều hanh thông
Trời xanh cho lẫn trời hồng
Ơn nguời thầy thuốc vun trồng móc mưa.

Nguyễn Thị Mắt Nâu – Theo chimvie3.free.fr/

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.