Tết Nguyên Tiêu – Song Ngừ

Hình ảnh và nội dung tết Nguyên tiêu vẫn còn là một khái niệm tương đối xa lạ với phần đông người Việt Nam thuộc thế hệ trẻ, nhất là người Việt tại hải ngoại.

Vậy sau tết Nguyên Đán thì tết Nguyên Tiêu là gì?

Tết Nguyên Tiêu – Rằm tháng Giêng Âm lịch – là ngày lễ hội cổ truyền tại Trung Quốc và là tết Thượng Nguyên tại Việt Nam. Lễ hội trăng rằm từ giữa đêm 14 trọn ngày 15 và kéo dài cho đến nửa đêm 15 ( có trăng Rằm vằng vặc ) vào tháng giêng âm lịch.

Ở Việt Nam, ngày rằm Tháng Giêng là dịp dân chúng lên chùa cúng sao giải hạn, cầu nguyện điều lành; mặc dầu tín lý nhà Phật không nói đến. Các chùa thường tụng kinh Dược Sư với sự quy tụ quần chúng Phật tử cùng tụng niệm và hồi hướng công đức để thế giới được an lành.

Lễ hội đêm trăng rằm hiện được nhiều nơi Việt Nam khôi phục truyền thống văn hóa cổ, tổ chức đêm Nguyên tiêu của Ngày Thơ Việt Nam. Cho đến nay tinh thần “Thơ Nguyên Tiêu Việt Nam” đã thành nếp sinh hoạt văn nghệ rất đẹp ở nhiều địa phương.

Đặc biệt tại Huế, tết Nguyên tiêu vẫn được duy trì và tổ chức dưới hình thức lễ hội như một ngày truyền thống đầu năm. Hầu hết các chùa đều có có mở Đàn Tràng Dược Sư để cầu an và cầu nguyện sự an vui trong năm mới.

Những năm về sau này, tết Nguyên tiêu ở Huế đã trở thành một lễ hội mang tính nghệ thuật đầy thú vị trong đại chúng. Địa điểm được chọn là núi Ngự Bình. Đêm rằm Nguyên tiêu, thường có rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ văn nghệ Huế, hẹn nhau lên núi Ngự Bình để uống rượu thưởng trăng trên núi Ngự Bình mà người ta thường cho rằng đây là hình ảnh mặt trăng treo trên bầu trời trong sáng và đẹp nhất trong năm. Những hình thức và tục lệ khả ái, mỹ thuật như làm thơ, ngâm thơ, vịnh thơ, bình thơ, thả thơ… cũng được nhiệt tình hưởng ứng.

Theo truyền thống Thả Thơ tại Trung Quốc trong dịp Nguyên tiêu thì phổ thông nhất là thể thơ Đường luật được sáng tác, ngâm vịnh, họa thơ, bình thơ và thả thơ. Thơ được làm ra viết trên giấy thả theo dòng nước hay là thả bay tung lên không gian qua nhiều hình thức khác nhau.

Các vị sính thơ tại Việt Nam thì thường dùng ba hình thức thơ phổ biến nhất là: Thất ngôn Bát cú, Song thất Lục bát và Lục bát. Vẫn có hình thức thơ tự do nhưng còn hiếm.

Sau đây, người viết những dòng này xin “thả thơ” với một bài Thất ngôn Bát cú Con Cóc với tựa đề là “Cóc Dạ Nguyên Tiêu”. Cóc Dạ, bạn có thể hiểu nôm na, vừa Nôm, vừa Hán thập cẩm là: Chàng Cóc trong đêm Nguyên Tiêu hay Nỗi lòng chú cóc trong đêm Nguyên Tiêu cũng được ( Cóc là hoàng tử ngày xưa. Lỡ yêu tiên giới nên chưa thành người. Cóc kêu một tiếng thấu Trời. Ếch kêu ộp oạp một đời ai nghe! )

CÓC DẠ NGUYÊN TIÊU

Đêm trăng vằng vặc Tết Nguyên Tiêu,
Cóc nhớ Hằng Nga phải đánh liều.
Ra khỏi hang sâu trăng sáng quá,
Trở về chốn cũ bóng cô liêu.
Da cóc quản chi đời ấm lạnh,
Tâm trong chẳng ngại cảnh tiêu điều.
Cóc dạ Nguyên tiêu nhìn bốn hướng,
Thả thơ tặng bạn với thân yêu.

***


Tại Hoa Kỳ, California, nơi chúng tôi đang định cư trên 35 năm nay, tục lệ tết Nguyên tiêu thường được tổ chức trong các chùa theo môn phái Đại thừa Tịnh Độ mà các tăng ni chủ trì phần lớn xuất thân từ Huế.

Tết Nguyên tiêu năm nay, tôi được tham dự lễ hội tại chùa Kim Quang. Đây là một trong những ngôi chùa đầu tiên của người Việt Nam tại Mỹ được xây dựng sau 1975. Và theo truyền thống “Đông Tây đề huề” thì bất cứ lễ hội nào, dẫu quan trọng đến đâu tại các nước Âu Mỹ cũng phải tổ chức vào dịp Weekend – cuối tuần, nên “Nguyên Tiêu” năm nay là ngày Chủ Nhật, dẫu mới là ngày 13 tháng giêng Âm lịch.

Sau ba ngày hành lễ Đàn tràng Dược sư, Tết Nguyên tiêu kết thúc với một chương trình văn nghệ đặc biệt của Gia đình Phật tử Kim Quang với hơn 200 đoàn sinh tập luyện công phu từ nhiều tháng trước. Các cháu đã trình diễn khá xuất sắc, thu hút và tạo được sự hưởng ứng, cổ võ nồng nhiệt của đông đảo khán giả ngồi chật sân chùa.

Chào hội Nguyên tiêu và xin chúc mọi người tiếp tục hưởng một Năm Mới Kỷ Hợi 2019 sức khỏe và an vui, gia đình hạnh phúc.

Sacramento, Nguyên Tiêu 2019
Trần Kiêm Đoàn
Theo http://trankiemdoan.net/van/kysu-hoiuc/tetnguyentieu.html


What do Vietnamese people do on the day of the First Full Moon?

Giving a perfect end to the Lunar New Year with Tet Nguyen Tieu! No matter which country you call home, join us in this special tradition!

For Vietnamese people, spring is the season of festivals. The festive atmosphere could last even further during the Lunar New Year period. By the time Lunar New Year ends, Vietnamese people celebrate Tet Nguyen Tieu. It is the first full moon of the month, held on the 15th day of the first lunar month. It traditionally marks the end of the Lunar New Year period. Not only Vietnamese but also Thai and Chinese people celebrate this special day.


Flower garlands symbolize wishes for happiness and peacefulness.

What is Tet Nguyen Tieu?

Tet Nguyen Tieu is considered the last day of the Lunar New Year period. After that, all the new year taboos are no longer in effect. If you walk along streets in Vietnam, you may see people taking down their New Year decorations. Originating from China, or Spring Lantern Festival, and closely related to Buddhism practice. However, Tet Nguyen Tieu in Vietnam brings its distinctive cultural aspects to Vietnamese people.

In Vietnam, Tet Nguyen Tieu is widely believed to be linked to the agricultural practices of Vietnamese farmers for thousands of years. It is before the Full Moon of the first Lunar month. And it is also when the farmers have to work hard to prepare for farming for the whole year. On the night of the first full moon, Vietnamese farmers will burn dried leaves to get rid of harmful pests. After such strenuous tasks, the farmers will sit down and enjoy the beauty of the full moon.

Vietnamese believe that the first full moon night in the Lunar New Year is the most important full moon. For many people, it marks the return of spring. Besides, it symbolizes the reunion of the family for those who could not celebrate Tet with their family.

On January 15th of the Lunar Calendar, families usually visit pagodas and wish for the best things for their family members and friends.

Don’t be surprised if your host family eats vegan on this special day. Because people believe vegan foods bring peace of mind for the coming year. Vegetarianism is widely practiced to this day.

Special food on this day

Eating Banh troi nuoc is an important custom occasion in both Vietnam and China. Banh Troi Nuoc can look like ball-shaped dumplings made of glutinous rice flour. The insides are white or brown sugar, sesame seeds, bean paste, or a combination of ingredients. Chinese people call it yuan xiao or tangyuan which is similar to tuanyuan, meaning the happy get-together of the whole family. Also the round shape of the cake and the bowls symbolize wholeness and reunion.

In certain areas of Vietnam, you may catch sight of colorful lanterns without having to travel to Hoi An. If you live in Ho Chi Minh City, you can have a breath of Vietnamese vibe at the Cultural Center of District 5. People decorate and exhibit lanterns in a gorgeous way and hung them up in rows along the streets. All give a sense of tranquility and nostalgia.

In the North of Vietnam, Tet Nguyen Tieu can be more about paying remembrance to the ancestors. People will rush back and forth shopping for fruits and paper offerings to put up on the family altars.

Being such a significant event in the religious life of Vietnamese, Tet Nguyen Tieu is a beautiful wrap-up to the Lunar New Year. It is when people will finally get over Post-Tet syndrome and focus back on work.

If you are in Vietnam this time of the year, don’t miss out on the opportunity to experience it!

Eat local and be local in Vietnam with our program opportunities!

https://abroader.org/tet-nguyen-tieu-a-beautiful-wrap-up-of-the-lunar-new-year/

This entry was posted in Văn Hóa, Đời Sống. Bookmark the permalink.