Pháp Ấn Vô Thường Của Phật Giáo

Tam Pháp Ấn

Ấn là chiếc ấn (seal) hay khuôn dấu. Pháp (Dharma) có nghĩa là chánh pháp hay toàn bộ hệ thống tư tưởng trong lời dạy của Đức Phật được ghi lại trong ba tạng thánh điển. Pháp ấn (Dharma seal) có nghĩa là khuôn dấu của chánh pháp.

Tam pháp ấn là ba khuôn dấu của chánh pháp gồm vô thường, khổvô ngã (hay vô thường, vô ngã và niết bàn theo Đại thừa Phật giáo)

Ba khuôn dấu hay tính chất này xác định tính chính thống và đích thực của giáo lý đạo Phật. Mọi giáo lý không có ba khuôn ấn trên là không phải của đạo Phật.

Ở đây chỉ nói đến pháp ấn đầu tiên là vô thường.

Vô thường (Phạn: Anitya; Pali: Anicca)

Vô thường, từ chữ Anitya hay Anicca, hàm nghĩa sự biến đổi, thay đổi, không cố định. Theo đạo Phật, tất cả mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian do các tập hợp duyên sanh đều mang tính vô thường. Nói cách khác, vô thường nghĩa là sự vật không mang tính đồng nhất bất biến (nghĩa là A vừa là A vừa là phi A).

Thời gian

Thời gian là tướng và dụng của thể tính vô thường.

Hòn núi là một tập hợp duyên sanh, con người là một tập hợp duyên sanh, lá cây rụng bên đường là một tập hợp duyên sanh, cho đến hạt bụi nhỏ cũng là tập hợp do duyên mà hiện hữu. Do vậy, hòn núi, con người, lá cây, hòn sỏi, hạt bụi… đều luôn biến đổi và phải chịu sự tác động và hủy diệt của thời gian.

Theo thời gian mọi sự, mọi vật trong thế giới hiện tượng phải kinh qua
(tạm gọi) những giai đoạn: thành, tụ, hoại, không hay sinh, trụ, dị/hoại, diệt
hay sinh, lão, bệnh, tử.

Các vật thể vĩ mô đến thế giới sinh vật như tế bào, vi sinh,…đến thế giới vật chất hạt cực nhỏ vi mô như nguyên tử, hạt proton, hạt neutron… luôn biến chuyển, thay đổi liên tục không ngừng nghỉ. Đủ điều kiện thì sinh, đủ điều kiện thi diệt. Sinh diệt, diệt sinh…triền miên bất tận.

Kỳ bí: kỳ diệu và bí hiểm. Như Archimedes thốt lên Eureka!

Như thần chú Tâm kinh: Gate Gate Paragate Parasamgate Bodhi Svaha!

Trở về thế giới tương đối, thi sĩ Lamartine nhìn vào hòn đá phải hỏi:
Objets inanimés, avez-vous .. une âme?
[ Các vật vô tri kia, có phải chúng bây có một linh hồn? ]

Đọc tiếp

Và bậc thức giả học Phật bàn về thời gian:

Tản mạn về thời giannhạc sĩ/văn sĩ Lê Khắc Thanh Hoài
Phiếm luận về thời gianbác sĩ Trịnh Đình Hỷ
Già sao cho sướngbác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Tuệ Không

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.