Nếu trong đời thường, những ngày lễ như ngày của Mẹ, sinh nhật, Tết thiếu nhi, Giáng sinh, lễ Vu Lan và Tết Nguyên Đán được cho là rất quan trọng thì khi ý thức được những nghi thức dành riêng cho các lễ hội truyền thống của các tôn giáo lại đặc biệt quan trọng hơn.
Vì sao vậy ?
Nếu nghi thức lễ đại thọ , ngày hiền mẫu, lễ sinh nhật là cầu nối giữa cha mẹ và con cái thì những lễ hội truyền thống tại hải ngoại như rước đèn hoa lễ Vu lan, nghi thức diễu hành nhân ngày lễ Phật Đản sẽ là cầu nối giữa Giáo Hội, Tăng Đoàn đến với Phật tử , và đoàn sinh GĐPT.
Hằng năm tại Melbourne đều có nghi thức diễu hành Lễ Hội Vesak của Phật Giáo Nam Tông và Bắc Tông được xem là quy mô và chu đáo nhất vì đây ngày Đản sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, bậc Thầy siêu việt của tín đồ Phật Giáo ( một trong những tôn giáo có số lượng tín đồ lớn nhất trên thế giới)
Cũng cần nhắc lại đại lễ Vesak hay ngày sinh của Đức Phật, là ngày hội cộng đồng được tổ chức vào ngày trăng tròn của tháng 4 âm lịch, (tức vào tháng 4 hoặc tháng 5 dương lịch). Vào dịp lễ này, Phật tử ở khắp nơi trên thế giới cùng tưởng nhớ công đức của Đức Phật bằng cách tập trung, để diễu hành qua đường phố, hoặc đến các ngôi chùa địa phương, tụng kinh, dâng lễ vật và phóng sinh. Trong đó, nghi lễ quan trọng nhất trong Vesak là tắm Phật, lễ diễu hành .
Do đó chỉ cần một đôi lần tham gia vào nghi thức diễu hành Lễ Hội Vesak người ấy sẽ dần nhận ra mình phải có tinh thần trách nhiệm khi tham dự và nhất là khi chứng kiến những khoảnh khắc tuyệt vời , ấm áp trong tình thiêng liêng cao quý để lại những kỷ niệm khó quên nhất, và tự hào rằng mình đã hướng về ngày Phật Đản với lòng kính ngưỡng bậc toàn giác, đấng đạo sư vĩ đại bằng cách đã bảo vệ các truyền thống của Đạo Phật như một đóng góp quý báu cho đời sống tinh thần của xã hội nhân loại.
Tập hợp cùng nhau từ các địa điểm xa xôi giúp mọi người bỏ lại những lo lắng của họ, đồng thời cho phép họ kết nối lại với truyền thống tâm lý “ Chia sẻ là quan tâm “.
Như vậy có thể nói chức năng quan trọng nhất của các nghi thức của Lễ Hội truyền thống là vai trò duy trì và củng cố mối quan hệ đoàn thể, thì nghi thức diễu hành hằng năm trên đường phố nhân ngày lễ Vesak không thể nào thiếu được.
Hơn thế nữa, trên thực tế, mỗi gia đình đều có hoàn cảnh và nhu cầu khác nhau nên vai trò của các nghi lễ vào những dịp lễ hội có thể là chất keo gắn kết với nhau, là dấu hiệu mạnh mẽ của bản sắc và thành viên nhóm.
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tham gia vào các nghi lễ tập thể tạo ra cảm giác “thuộc về “và “tăng sự hào phóng” với các thành viên khác trong nhóm. Nhất là khi tiếng trống , kèn, nhạc, tiếng chuông được trổi lên, chúng báo hiệu cho tất cả các giác quan của chúng ta rằng đây không phải là dịp phổ biến – mà nó là một trong những ý nghĩa với sự trọn vẹn đầy đủ.
Sự phấn khích cảm giác như vậy giúp tạo ra những hồi ức lâu dài về những dịp đó và đánh dấu chúng trong trí nhớ của chúng ta thế nào là một sự kiện đặc biệt đáng trân trọng ( Ngày Đức Phật giáng Trần từ cõi trời Đâu Xuất),
Cũng như khi ta cầu nguyện ở nhà sẽ không giống như khi đến chùa, nơi mà những lời khấn nguyện được cất lên với Đức Phật , các vị Bồ Tát , và các chư Thiên Hộ Pháp và nhất là có sự đồng tâm nhất trí của các tăng sĩ tổng hợp thành một trái tim vĩ đại và chân thành thì sự cầu nguyện ấy sẽ linh diệu không cùng.
Lời kết:
Nghi thức diễn hành lễ hội Vesak là công thức hoàn hảo cho sự hòa hợp tổng thể. Sau lễ diễn hành khi bạn trở về nhà, bạn sẽ có một cái gì đó để mong chờ cho năm tới.
Vì theo nghiên cứu của Kahneman về “đỉnh cao” cho thấy rằng khi chúng ta đánh giá những trải nghiệm trong quá khứ, chúng ta có xu hướng nhớ những khoảnh khắc đẹp nhất và những khoảnh khắc cuối cùng, ít chú ý đến mọi thứ khác.
Mặc dù có người sẽ phản đối, nghi thức diễu hành có phải là “ Lãng phí” không ?
Thật ra nếu phải đổi một số vật chất nào đó để có thể khơi dậy niềm tin, ý chí muốn thoát khổ từ các đam mê trong dục ái thì nghi thức này sẽ có giá trị vô cùng, không có gì lãng phí cả.
Có nghĩa là nếu sống trên đời này nếu chưa một lần trực tiếp biết đến Phật pháp, chưa một lần trực tiếp hiểu được nhân cách siêu việt của bậc Thầy cho trời và người , chưa một lần trực tiếp nghe Kinh Phật thì thật là quá uổng cho một kiếp người, (nhìn cuộc sống của một người bình thường chưa biết đến Phật pháp, tầm nhìn của họ chỉ giới hạn trong một đời này, cho nên cuộc sống hay việc làm của họ cũng chỉ là sự tương tác trong các mối quan hệ hiện tại mà thôi .
Trong khi đó cuộc sống sau khi chết như thế nào họ không nghĩ tới. Nhờ có một lần gặp được buổi diễu hành họ sẽ tìm hiểu về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và biết đâu nhờ đó họ sẽ chiêm nghiệm thế nào nguyên lý vô thường, Khổ, vô ngã, về luật nghiệp, nhân quả và một khi đã hiểu được nghiệp rồi thì mục tiêu không chỉ là những thành đạt trong hiện tại, mà còn phải đảm bảo cho sự an toàn trong tương lai, ở kiếp sau. Cũng như cố gắng tu tập để chuyển nghiệp càng nhiều càng tốt thì xã hội này sẽ tiến bộ đến đâu vì đạo Phật là đạo từ bi và hoà bình có giá trị nhân bản nhất .
Kinh Pháp cú nói rằng: “Ai sống một trăm năm, không thấy pháp bất tử, tốt hơn sống một ngày, thấy được pháp bất tử”. Thấy pháp bất tử tức là thấy ra con đường thoát ly khổ đau sinh tử luân hồi, khởi lòng tin và thanh thản bước đi trên đó, dầu chỉ một ngày thôi vẫn lợi ích hơn cả một kiếp người bôn ba.
Do vậy công đức tham gia nghi thức diễu hành Lễ Vesak đáng được tuyên đương và tán thán.. Kính chúc quý Tăng Ni và đạo hữu Phật tử một ngày thật an lạc.
Kính trân trọng,
Hãy ủng hộ, hoan nghênh và tán thán
Những người con Phật đang tham dự diễu hành
Lễ Vesak kỷ niệm ngày sinh, ngày thành đạo
của bậc Chánh Đẳng Chánh Giác dáng vinh danh
Giúp khơi dậy niềm tin, ý chí giác ngộ giải thoát!
Kính mời xem
hình ảnh Phật Giáo tại Úc Châu tưởng niệm lần 2568 lễ Vesak
Để thấu hiểu Đức Phật Thích Ca vi diệu, toàn hảo thế nào (1)
Mọi Phật Tử dù Nam Tông, Bắc Tông
đều ngưỡng vọng tối cao (2)
Bao tinh anh kết tụ để một lần đản sinh và chói sáng mãi !
Nam Mô Lâm Tỳ Ni Viên Vô Ưu Thọ Hạ Thị Hiện Đản Sanh Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Úc Châu Mùa Phật Đản 2648
Phật tử Huệ Hương
_____________________
(1) xưa kia Đức Phật xuất thân từ giai cấp cao nhất trong xã hội Ấn Độ, nhưng Ngài đã từ bỏ ngôi vị đế vương để có thể sống chung và hướng dẫn mọi người, mọi giới thoát khỏi khổ đau luân hồi sinh tử, được an lạc vĩnh hằng. Và Ngài tuyên bố rằng tất cả mọi loài đều có Phật tánh, đều bình đẳng trước chân lý và đều có khả năng thành Phật. Tuyên ngôn này của Đức Phật thể hiện chân lý siêu phàm mà các tôn giáo khác không có.
Và Đức Phật đã nói rằng con người có khả năng siêu việt như thế không phải ở quyền thế, ở tiền bạc, nhưng ở đức hạnh, ở trí tuệ. Cho nên Đức Phật đã từ bỏ địa vị, từ bỏ quyền thế tột đỉnh, từ bỏ tất cả của báu thế gian, từ bỏ tiền bạc, từ bỏ danh vọng để sống cuộc đời thanh bạch của một bậc tu hành đắc đạo, giải thoát. Bấy giờ, đức hạnh của Ngài đã có khả năng cảm hóa tất cả trái tim của mọi người thời ấy và mãi cho đến ngày nay, lời dạy của Ngài vẫn có giá trị nguyên vẹn. Có thể khẳng định rằng không có một vị giáo chủ nào trong lúc đương thời được quần chúng kính ngưỡng như Đức Phật.
(2) (Con người vĩ đại đó, tấm lòng trí tuệ đó, phương pháp giáo dục siêu việt đó của đức Phật đã khiến muôn nghìn trái tim của nhân loại hướng về Ngài và tôn kính Ngài như một vị đạo sư siêu việt nhất trong lịch sử nhân loại.