Hãy Tự Kiểm Tra Mình Để Phán Đoán Đúng Đắn…

Bạn phiếm luận, nhắn tin :
“ Từ nay có lẽ đừng mang danh trí thức nữa “
Chưa biết thế nào phân biệt ĐẠI TRÍ GIẢ NGU
Vẫn chưa nhận diện ĐẠI NGU GIẢ TRÍ …mãi mù
Trong khi đi tìm Chân lý phải khẳng định vững chắc!

Biết tư duy phản biện,
phán đoán mọi hệ tư tưởng vướng mắc !
Mà niềm tin trong tín ngưỡng tôn giáo,
“PHẢI CÓ TÍNH CHẤT THIÊNG “(1)
Rất đa dạng theo truyền thống , bản sắc cổ truyền
Nhưng thực tế không phải chỉ cảm nhận,
mà cần dựa vào lý trí thực nghiệm !
Thông thường từ (kính sợ, thương nhớ, biết ơn)
nên có nghi lễ là quá trình thực hiện kỷ niệm!
Để xa cách bất lực, tăm tối khổ đau nơi thế gian
Luôn cầu khẩn điều gì cần cho thực tại khả quan
Theo quan niệm “ ĐÁT CÓ THỔ CÔNG, SÔNG CÓ HÀ BÁ “
Luôn chủ trương Thần linh có khả năng định đạt phúc họa !

Với thời gian tự mình hình thành kết nối thần linh
Bám vào sự tin tưởng phù trì, khi biến động bất bình
Khi sức người để vượt thoát khả năng còn kém cỏi !
Dạng linh hiển thiêng liêng từ từ biến đổi !
Nguyên tắc ứng xử cho bản thân được hình thành
Trong khi khoa học kỹ thuật, vẫn chưa lý giải hoàn toàn
Nên nhận thức phán đoán vẫn hoang mang bí ẩn
Trong một màn sương mù, khó lựa chọn vì chìm đắm !

Đáp lời : Bạn có nghiên cứu
“Thuyết Vô Ngã trong Đạo Phật” chưa ? 2)
Dù khoa học phát triển tới đâu chẳng thể
khám phá hết 9/10 tảng băng tâm linh rộng thưa
Hãy tự kiểm tra, tự cân bằng nội tâm, tự điều chỉnh
Mới suy nghĩ chính chắn trước khi quyết định
Ai là đại trí hay đại ngu ?

Huỳnh Phương- Huệ Hương

(1) hiểu một cách đơn giản thế nào là tín ngưỡng thì trước hết trong tín ngưỡng phải có yếu tố thiêng liên quan đến một thế giới vô hình mà chính con người tưởng tượng và sáng tạo ra chúng, rồi để chúng chi phối và được tác động ngược trở lại đến đời sống con người.
Cái thiêng là sự hướng đến một thế giới “rực sáng” ở một nơi nào đó xa cách cái “tối tăm” ở trần gian. Cái thiêng nhằm lý giải một nhu cầu, giải quyết một điều mà con người tự cảm thấy bất lực, khổ đau, tăm tối, qua trải nghiệm bằng hành vi thờ phụng mà dần tự cảm nhận thấy đã tiếp cận được với những nhân vật ở trên “trời” và “rực sáng”, để từ đó cầu khẩn các vị đó một điều cần cho cuộc sống hiện tại, hoặc từ niềm tin vào cái thiêng đó mà tự xác lập cho bản thân một thế ứng xử phù hợp với đạo đức xã hội, tình cảm với đối tượng thiêng mà mình tin theo
Nhưng thật ra ngày nay …. giữa thế giới thiêng và niềm tin , cần xác nhận lại niềm tin đó chưa phải là một niềm tin siêu lý, mà phải được dựa vào lý trí và thực nghiệm chứ không phải chỉ được cảm nhận hoặc theo truyền thống học theo kinh nghiệm, mà phải được tu tập và thực hành tích cực hoàn thiện trau dồi kiến thức, giáo lý .( sưu tầm của người viết )

(2) Có thể xác nhận đạo đức Phật giáo là một nếp sống vô ngã, có vô ngã, mới đem lại hạnh phúc và an lạc cho mọi loài chúng sinh. Có vô ngả mới đề cao vị trí tối thượng của con người hướng đến đời sống trong sạch, không uế nhiễm. Có vô ngã mới thành tựu được một nếp sống hiền thiện tránh ác làm lành. Có vô ngã đời sống mới thực sự an lạc, bình an thoải mái. Có vô ngã mới đi đôi với giải thoát khỏi đau khổ, khỏi sanh não bệnh chết. Có vô ngã mới giúp trí tuệ phát triển khả năng đoạn tận các lậu hoặc, các kiết sử. Có vô ngã mới thực hiện được nếp sống hài hòa với thiên nhiên, với cảnh giới bên ngoài. Có vô ngã mới thực hiện được một đời sống hòa hợp, thông cảm, tương thân tương ái. Có vô ngã mới xât dựng một nếp sống từ bi hỷ xả. Có vô ngã mới thực hiện được một nếp sống đạo đức mà đức Phật muốn thực hiện ngay trong đời này, cho tất cả mọi loài chúng sinh.(HT Thích Minh Châu)

This entry was posted in Sách Truyện, Thơ Văn. Bookmark the permalink.