Sống Cho Trọn “Cái Đời Thường”

Chúng ta đang hối hả vào tương lai
qua sử dụng công cụ kỹ thuật tiên tiến nhất!
Giao người khác giữ chìa khoá an lạc của mình
Vui khi được khen, chê lại bất bình
Thời đại tín học mà
tự kẹt trong “vòng kim cô” ai đó vẽ !

Giữa hiện thực mênh mông mà con người lại nhỏ bé!
Dù học vấn cao nhưng không có điểm tựa tinh thần
Chỉ là phân biệt , so bì khi đòi hỏi công bằng
Tất cả mong muốn dường như là ảo tưởng!

Học lại Đạo Đức học Phật giáo, thầm hân hưởng! (1)
“Sống cho trọn cái đời thường” khó lắm ai ơi
Sống khéo để không cô độc, hụt hẳn, chơi vơi
Sống thiện để tâm mình không dao động, thanh thản!
Còn chấp trước, định kiến vì luôn tự mãn!

Mãi mãi khổ vì thật ra
không có gì hoàn toàn trên đời,
Lợi , hại, đúng, sai khi biết
sử dụng đúng lúc, đúng thời
Và tỉnh thức, tự giác, tự lực với tâm yêu thương mở rộng
Mỗi dân tộc, tôn giáo đều có đặc thù truyền thống!
Nhưng vẫn chung nguyên tắc ….
tôn trọng nhân cách bao dung, từ bi
Làm thế nào thân, khẩu, ý phù hợp với lương tri
Kính mời xem để sống đời thế tục mà không thẹn (2)

Huỳnh Phương – Huệ Hương

(1) Theo Hòa Thượng Thích Minh Châu thì “đạo đức Phật giáo là nết sống đưa đến hạnh phúc và an lạc ngay trong đời này và đời sau. Đây chính là nết sống chứ không phải là lời dạy luân lý, hạnh kiểm cần phải theo một cách máy móc thụ động và nết sống ấy phải đem ra hành trì thực hiện, không phải để lễ bái cầu xin”
(2) Kinh Quán vô lương thọ chỉ rõ người có tâm Phật là người đại từ bi. “Từ là làm cho người ta lạc quan và bi là làm cho người ta thoát khỏi đau khổ”.
Từ bi kết hợp với nhau tạo thành nguyên tắc vì lợi ích chúng sinh mà hành động. Các nhà triết học gọi đó là chủ nghĩa vị tha
.——Nhà vật lý học vĩ đại Einstein tuy phủ định thánh thần nhưng vẫn cho rằng tôn giáo có khả năng nuôi dưỡng cái chân, thiện, mỹ cho bản thân loài người và khiến cho loài người có khả năng từ yêu cầu của chính bản thân mà giải phóng dục vọng và sư lo sợ.
Trên ý nghĩa này, Einsteincho rằng: khoa học và tôn giáo đều có khả năng cải tạo thế giới, khoa học cung cấp kiến thức còn tôn giáo cung cấp đạo đức.

This entry was posted in Sách Truyện, Thơ Văn. Bookmark the permalink.