Sân – Cần Điều Phục Hay Đối Trị – Tập Khí Sân…

SÂN

Người ta sân … bởi tập khí cũ
Nếu như không … khuyên nhũ thì thôi
Cũng đừng chọc giận … rồi cười
Để mà tạo nghiệp cả người lẫn ta

Bởi sau sân tức là si đến
Hay tà ma và quyến thuộc nhanh.
Đến mau … cùng với thân tâm
Biết bao lầm lỗi sẽ ân hận hoài

Ta đã biết … mọi người là Phật
Bỗng trầm luân … do tật sân si
Lòng tham chợt khởi hôm nay
Bởi vì cộng nghiệp … tội này nói sao

Hãy nhường nhịn … có bao … mà kể
Để cho người được dễ thoát sân
Rồi si không có … cùng tham
Đến ngay lúc đó … an tâm ta người

Và tập khí … từng ngày từng phút
Sẽ nhạt dần … mỗi chút thêm lên
Nghiệp ta, người cũng trở nên
Thiện lành chắc chắn … đừng quên thực hành

Nguyễn Thiên Nhiên

_________________

Cần điều phục hay đối trị ?

Ai không có trong đời những lúc thảm hại
Khi cơn giận nổi lên, mất hết tự chủ bản thân
Lời khen chê không thật, dù biết vẫn nhận lầm
Vì khắt khe, câu nệ quá nhiều về cái ngã !

Bạn ơi, xin ghi lại
nhiều thành ngữ Hán văn đã diễn tả (1)
Để cuối cùng bài học phải nhận ra
Hãy nương theo cái nhìn của Phật đó là :
“Thấy dạng điên đảo của mọi vật đúng như thật,“

“Đường đến an vui là không thọ nhận tất cả pháp”
Tuỳ chỗ, tùy thời, tùy theo cái nhìn mỗi người
Không vượt qua giới hạn, lằn ranh phân định hẳn hòi
Gặp cơ hội khơi dậy tham, sân, si
đó chính là cho chúng ta điều phục nó !
Chớ trách thiên hạ, hoàn cảnh… cái khôn sẽ ló !

Nhẫn nại nhiều, hạ mình xuống học hỏi kẻ thù
Nhớ đến sự vô thường, cái chết, nghiệp …thực tu
Lời Phật dạy chớ đè nén cảm xúc, chẳng biểu lộ ồ ạt !

Phân tích chúng, thấu hiểu vì sao, đừng sai lầm tạo tác
Đằng sau lòng sân hận, hậu quả thay đổi cả tương lai
Nào bạn cùng tôi hãy lập lại mỗi ngày
Nhiều lần khi có thể câu “Tôi sẽ không nổi giận! “
Chắc chắn ngày nào đó
vòng luân hồi không còn là chu kỳ bất tận!

Huệ Hương

(1) “Nhược Nhơn tu đạo nhơn, bất kiến thế gian quá”. Người tu hành chân thật thì không thấy lỗi của người đời.
-“Tha phi ngã bất phi, ngã phi tự hữu quá”, nghĩa là nếu người làm trái là họ chịu, mình đừng giành cái trái của người
-“Đản tự khước phi tâm, đả trừ phiền não phá”, nghĩa là chỉ nhìn lại mình để thấy tâm sai quấy lỗi lầm mà phá bỏ nó

_________________

Tập Khí Sân…

Mới chào đời, khác môi trường sống.
Thấy chưa quen, Sân khóc tu oa.
Sân có từ , lúc mới có ta.
Ý thức tuỳ bản năng biểu lộ.

Đói, khát sữa, cũng Sân khóc ré.
Tả ướt chưa thay, thét um sùm.
Miệng mỉm cười no, vuốt ve, hôn
Tuy nhỏ, nghịch lòng, Sân biểu hiện.

Càng lớn lên, vào đời phụng hiến.
Ngã càng tăng, nuôi lớn tuổi đời.
Nghịch lòng, ai chạm đến cái TÔI.
Sân biểu lộ, nhanh như phản xạ.

Bao công Đức vun bồi tạo tác.
Ngọn lửa sân thiêu rừng công đức.
Sân thiêu rụi, thật là phí sức.
Giác ngộ, hối lỗi, quá muộn rồi.

Tập khí Sân cố bỏ đi thôi.
Không sợ Sân tâm khởi ở đời .
Chi sợ giác ngộ chậm bạn ơi !
Đèn Trí Tuệ, soi rồi cơn Sân

Mong tập khí nhạt dần năm tháng.
Cuối đời rồi tu giảm tánh Sân.
Đời sau trở lại nhạt dần.
Tu tập … thời gian … mờ tập Khí…

Viên An

_________________

Sân – Cần Điều Phục Hay Đối Trị – Tập Khí Sân…

Thấy người… tức giận nổi sân
Hòa nhu khuyên nhũ, hạ dần… bình tâm
Cần điều phục… trị âm thầm
Hiểu vì nghiệp dẫn, luân trầm… khổ ai ???

Sân… là tập khí, khó thay
Nằm trong tam độc, khởi… dầy tội thêm
Cần điều phục trị, chế… kiềm
Vơi đi tập khí, ấm êm… cuộc đời

Giận… nhom nhà lửa dễ khơi
Bao nhiêu tự chủ, đều dời… bỏ ta
Cần điều phục, đối… tâm ma
Quán hơi thở trị, lỡ đà… xẩy chân

Khắt khe… suy gẫm bản thân
Đặt nêu… giới hạn, định phân hẳn hòi
Tu mình trước, đỡ thiệt thòi
Không tham, sân hận coi mòi… bình an

Bé sinh tập kh…í sân mang
Đói ăn, ướt khóc cả làng… đều nghe
Mẹ dùng đối trị vuốt ve
Yêu thương khỏa lấp, sân… che nhiệm mầu

Lớn lên tập khí càng sâu
Đua tranh chấp ngã, đổ dầu… thiêu ta
May… tu hiểu thấu Phật Đà
Một câu nhịn, nhẫn… ta bà an nhiên

Tránh xa tam độc… trước tiên
Quán tâm… hối lỗi, hứa liền tránh xa
Ngẫm suy mọi việc xẩy ra
Đều do nhân qủa, bỏ qua… phiền lòng

Lửa sân thiêu… chớ phục tòng
Cả rừng công đức, tu… dòng sông trôi
Thân người được khó lắm ôi
Cần điều phục chế, lôi thôi sân… mình

Đuốc dương rọi … lánh vô minh

tp

This entry was posted in Sách Truyện, Thơ Văn. Bookmark the permalink.