Tản mạn về sự thức tỉnh tâm linh qua những lời khai thị của Chư Tôn Thiền Đức

Có lẽ một lúc nào đó khi tầng nhận thức của chúng ta được nâng cao theo quá trình tiến hoá của sự tu tập, khiến cho lời khai thị đã chấn đông là khiến chúng ta sẽ nhìn nhận vấn đề đang được đề cập một cách sâu sắc hơn nhiều mà tâm linh là một lĩnh vực sâu và cần thời gian rất dài để khai sáng.Và người viết cũng từng được dạy rằng: “Trong vấn đề tu tập hãy dùng trí tuệ mình để tìm Phật chứ đừng được dạy gì thì nghe nấy, vì thực tế tuy chúng ta cần nghe những lời giảng về Ngài từ những người khác, nhưng chúng ta sẽ tìm Ngài trong sự chiêm nghiệm cuộc sống, trong sự biến đổi không ngừng của tự nhiên, trong mọi thứ với vị trí trí của mình ở tầng nhận thức nào.”

Trộm nghĩ…việc nhận biết các mức độ nhận thức ở con người là vô cùng quan trọng, để chúng ta biết được mình đang ở đâu và làm thế nào để nâng cao.

Và một điều đặc biệt: Khi con người nâng cấp và đạt đến một mức độ nhận thức nhất định. Không chỉ về mặt tâm thức mà còn về cơ thể vật lý, chúng ta cũng sẽ cảm nhận được sự hoàn thiện và đủ đầy hơn

Phải chăng có rất nhiều yếu tố để ảnh hưởng đến sự thức tỉnh tâm linh ( trải nghiệm cảm xúc và niềm tin) đó là:

1= **Niềm tin vào người diễn giả**: Khi bạn tin tưởng vào người diễn giả, bạn dễ dàng tiếp nhận thông điệp mà họ truyền tải. Sự tin tưởng này có thể xuất phát từ danh tiếng, sự uyên bác, hoặc trải nghiệm cá nhân trước đó với diễn giả.

2- **Nội dung phù hợp với giá trị cá nhân**: Nếu nội dung của bài diễn văn hoặc thuyết giảng phù hợp với những giá trị, niềm tin và trải nghiệm cá nhân của bạn, nó sẽ dễ dàng gây xúc động. Bạn cảm thấy như mình được hiểu và đồng cảm.( phù hợp với tầng nhận thức của mình)/

3- **Khả năng truyền đạt của diễn giả**: Một diễn giả giỏi biết cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu, và ngôn ngữ cơ thể để truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả. Khả năng này giúp kích thích cảm xúc của người nghe và tạo ra một kết nối sâu sắc.

4- **Trải nghiệm cá nhân và tâm trạng hiện tại**: Những trải nghiệm cá nhân trước đây và tâm trạng hiện tại của bạn có thể làm tăng cường sự phản ứng cảm xúc khi nghe một bài diễn văn. Nếu bạn đang trong một trạng thái cảm xúc nhạy cảm, bạn sẽ dễ dàng xúc động hơn.

5- Sự đồng cảm**: Đồng cảm là khả năng hiểu và chia sẻ cảm xúc của người khác. Khi bạn đồng cảm với ai đó, bạn không chỉ nhận thức được cảm xúc của họ mà còn cảm thấy được cảm xúc đó như thể bạn đang trải qua chính mình.

Có thể đó là:

1- Đồng cảm cảm xúc (Emotional Empathy)Đây là khả năng cảm nhận được cảm xúc của người khác.

2- Đồng cảm nhận thức (Cognitive Empathy) đay là khả năng hiểu được quan điểm và cảm xúc của người khác ta có thể nhận ra tại sao họ cảm thấy như vậy và suy nghĩ từ góc nhìn của họ.

3- Đồng cảm nhân ái (Compassionate Empathy)Đây là sự kết hợp của cả đồng cảm cảm xúc và nhận thức, kèm theo một mong muốn giúp đỡ.)

Do vậy Đồng cảm có vai trò quan trọng trong giao tiếp và quan hệ con người, giúp xây dựng sự kết nối, hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau. Nó cũng là yếu tố then chốt trong nhiều lĩnh vực, từ tâm lý học, giáo dục, tôn giáo.

Mà muốn được có sự đồng cảm từ những lời khai thị , ta cần biết mình đanh ở tầng nhận thức nào

Mời xem chi tiết các tầng nhận thức :

Tầng 1 nhận thức – (không có chính kiến của bản thân mình.) nên thường chịu rất nhiều rủi ro và sự đối xử không công bằng. Vì họ chưa nhận ra được giá trị của bản thân và không biết điều gì là phù hợp với mình.

Tầng 2 nhận thức -biết nghi ngờ, biết đặt câu hỏi để phản biện và dần tìm ra câu trả lời cho chính mình. Người ở tầng này là những cá thể sống có mục tiêu, có hướng tới trong cuộc đời. Họ biết mình muốn gì, cần gì và phải làm gì để đạt được điều đó, biết điểm kiểm rà soát ngoại tại chuyển sang điểm kiểm rà soát nội tại. Tức là biết rằng bản thân họ không thể kiểm soát và bắt buộc mọi thứ xung quanh diễn ra theo đúng như mong muốn, nhưng họ là người có toàn quyền kiểm soát được suy nghĩ và cách lựa chọn để đối diện với hoàn cảnh đó. Tuy nhiên, điểm hạn chế của những người ở tầng số 2 là mặc dù biết mình có khả năng ở trong thế chủ động, nhưng cảm xúc khó chịu, bực bội, đau khổ… khi mọi việc không diễn ra theo kế hoạch vẫn là điều không thể chối bỏ.

Tầng 3 nhận thức – Đây là quá trình tiếp theo dẫn dắt dần dần bước vào con đường thức tỉnh tâm linh. Họ biết rằng thế giới không chỉ tồn tại dưới dạng hữu hình (Nơi mà chúng ta đang học tập, làm việc và sinh hoạt hàng ngày) và Song song với nó hãy còn có 1 thế giới tồn tại dưới dạng tâm thức mà đôi lúc chúng ta được chỉ dẫn và hành động do trực giác hay linh tính mách bảo.

Do vậy nếu lời khai thị đã làm “Thức tỉnh tâm linh “ thì đó phải chăng chính là một sự thay đổi sâu sắc trong ý thức hoặc nhận thức thực nghiệm về bản chất thực sự của người nghe và bản chất của thực tại.

Nó thường được mô tả như một trạng thái mở rộng nhận thức, tự do nội tâm và cảm giác kết nối sâu sắc với bản chất của cuộc sống.

Về cốt lõi, sự thức tỉnh tâm linh liên quan đến sự thay đổi từ việc chỉ xác định với ý thức hạn chế về bản thân hoặc bản ngã đến việc nhận ra một khía cạnh sâu sắc hơn, rộng lớn hơn của con người chúng ta. Đó là một hành trình khám phá bản thân, siêu việt bản thân và khám phá bản chất cơ bản của sự tồn tại.

Một điều chú ý người ở tầng nhận thức thứ 3 sẽ sớm có những tiểu ngộ trước khi bước vào tầng 4 nhận thức là ĐẠI NGỘ hay còn gọi là Giác Ngộ vì bấy giờ tính ích kỷ cũng được giảm bớt đi rất nhiều. Họ sẽ nhìn nhận cuộc sống một cách thoải mái, hạnh phúc và nhẹ nhàng hơn. Mọi thứ diễn ra dường như đều trôi chảy và thuận lợi đối với họ.

Tại sao vậy? Bởi vì khi không còn tâm lý kháng cự, bản thân sẽ không hấp dẫn những điều tiêu cực vào cuộc sống nữa. Phản ứng tiêu cực tự động chính là một trong những lý do khiến chúng ta tạo nhiều quả xấu, đồng thời làm mất đi sự may mắn của chính mình.

Có người sẽ sống xuôi theo dòng chảy của cuộc đời. Vì sau thời gian trải qua một quá trình rèn luyện và phấn đấu. Đến đây, những tham vọng, mục tiêu, những mưu tranh hay toan tính đời thường không còn làm khó được họ nữa.

Họ đạt đến trạng thái “go with the flow” – Buông bỏ và thả lỏng hoàn toàn.

Họ nhận thức được rằng, không nhất thiết phải đua tranh, cũng không nhất thiết phải khẳng định hay tạo ra một thứ gì đó chỉ với mục đích để chứng minh MÌNH với THẾ GIỚI.

Khi thấy được mọi hiện hữu diễn ra đều là “Pháp thuyết”
Trong cuộc sống hiện tại này ,
hãy trân quý, cám ơn mọi NHÂN DUYÊN
Chỉ một lời khai thị giản dị, hoặc nhìn thấy thiên nhiên
Sẽ bàng hoàng, xúc động vì phù hợp tầng nhận thức
Và nhận ra chính do yếu tố
niềm tin , thấu hiểu, trải nghiệm đồng cảm tương tức
Đến từ trái tim và đi đến trái tim
Cũng như phong thái bình thản, tịnh yên
Biểu lộ từ đức khiêm cung, tấm lòng Bồ tát !
Ôi ! giá trị những lời khai thị bao la tỏa ngát
Kết nối sâu sắc với kỷ luật tự thân
Giúp phát triển nhân cách , tự do nội tâm
Giúp duy trì sự kiên định, vượt qua thử thách
Mời xem một danh ngôn từ Thiền Sư “Meister Eckhart”

“Lời cầu nguyện mãnh lực nhất, gần như toàn năng, và công việc xứng đáng nhất trong tất cả là kết quả của một tâm trí tĩnh lặng. Càng tĩnh lặng nó càng mãnh liệt, xứng đáng, sâu sắc, hiệu quả, và hoàn hảo. Đối với một tâm trí tĩnh lặng, mọi thứ đều có thể. Một tâm trí tĩnh lặng là gì? Một tâm trí tĩnh lặng là một tâm trí không có gánh nặng, lo phiền, tự do khỏi mọi vướng mắc và mưu cầu cá nhân, hoàn toàn hiệp nhất với Thiên ý và từ bỏ mọi ý riêng.”

Lời kết :

Một khi hiểu được bản thân mình đang ở đâu và ở vị trí nào sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong công cuộc khám phá và phát triển nâng cao bản thân mình, và khi đó dù chỉ một câu nói bình dị cũng là một lời khai thị rất trân quý cho đời sống tâm linh mình

Dù khó có thể đạt đến tầng nhận thức thứ tư trong kiếp này những cũng xin giới thiệu tầng nhận thức này —-đây là mức độ nhận thức tối cao nhất của con người,có thể nói những người đạt đến được cấp độ này cũng chỉ được đếm trên đầu ngón tay. Nói theo ngôn ngữ Phật giáo, là những bậc giác ngộ.

Họ hiểu được quy luật và cách thức vận hành của vũ trụ. Vũ trụ ở đây chính là con người, là thế giới vật lý, là thế giới trong tâm thức, là sự tồn tại của những linh hồn bậc cao… không có sự tách biệt giữa cá thể này với cá thể kia. Tất cả mọi thứ đều được kết nối với nhau bởi một trường năng lượng.

Cuối cùng xin được quý đạo hữu bạn đọc thông cảm cho những gì trình bày còn khiếm khuyết vì người viết đã tham vấn với AI và nhiều sưu tầm trên mạng thông qua cảm xúc của mình.

Kính trân trọng,
Huỳnh Phương- Huệ Hương

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.