Thuận thời & Tự vệ cảm xúc !

Đến tuổi nào đó, chợt tư duy hiểu được
“ mọi thứ đều có một chu trình của nó.”
Nếu không biết thời thế ,
sẽ chỉ dẫn tới thất bại đắng cay!
Phải luôn dự tính trước
cái thời khoảng của một ngày
Mà quy luật phát triển của xã hội…
cũng như dòng sông cuồn cuộn chảy!

Và người tài giỏi, thức thời có thể
vận dụng xu hướng của thời đại!
Phải chăng đúng như
“Thức thời vụ giả vi tuấn kiệt”, từng đọc qua ? (1)
Có lẽ cần luyện rèn cho mình
bản lĩnh kiềm chế cảm xúc, trông rộng nhìn xa
Điều kiện cần và đủ để được gọi là “có trí tuệ” (2)

Một nhân loại tiến bộ
là nhân loại dựa trên nền tảng cảm xúc tự vệ !
Làm nên giá trị tốt đẹp, cao thượng, yêu thương
Thức thời là kết nối…
“Tư duy toàn cầu – Lợi thế địa phương”
với nguyên tắc “Chung sức, chân thành và chia sẻ”!

Tuy con người trong vũ trụ thật là nhỏ bé
Thuận Thời, lại mang tính chất của cá nhân.
Thích nghi cuộc sống quanh mình, ôn cố tri tân
Mời nghe Khổng Tử
và Aristotle từng lưu lại cho nhân thế (3)

Huỳnh Phương – Huệ Hương

(1) Thành ngữ cổ có câu: “Thức thời vụ giả vi tuấn kiệt”, kẻ thức thời là trang tuấn kiệt. Câu nói này thường được mọi người hiểu là người có khả năng thích ứng với tình thế, nhận rõ sự lên xuống của thời đại thì được xưng là anh hùng hào kiệt
Thật ra Thức thời là biết nắm bắt cơ hội trong điều kiện tưởng chừng như không thể
Thức thời là gì – thức thời là biết thời thế
Tuấn kiệt là gì – tuấn kiệt là người tài giỏi
Thế nhưng có “thức thời” thì mới là “tuấn kiệt”, tại sao?
Câu nói của người xưa đã gói gọn vào một đại ý, ….người tài giỏi không phải lchỉ có tài năng là tất cả nếu như không được đặt đúng chỗ, chọn đúng thời điểm, và phù hợp với hoàn cảnh thực tế của xã hội.

(2) Theo “Thuật Dụng Nhân “ của tác giả Hạo Thái :
-1 người gọi là có trí tuệ thì họ phải biết ĐÚNG THỜI, ĐÚNG VẬN.
-1 người có trí tuệ cao hơn chút nữa họ sẽ biết CHỜ THỜI , thế nào cho đúng lúc
( có thể nói đây là người có bả n lĩnh có phẩm giá hơn người rồi)
-Nhưng một người biết THUẬN THỜI ( thuận với thiên địa) thì tả khoa dùng từ nào để đánh giá họ được , ngay cả từ “CÓ CHÍ KHÍ”

(3)”TRI THỨC CẦN MANG TÍNH CHẤT TRUNG DUNG KHÔNG THÁI QUÁ” – Khổng Tử
“Chỉ có người không thái quá trong nhận định của mình mới có thể đưa ra một nhận định chính xác hơn “-Aristotle

This entry was posted in Sách Truyện, Thơ Văn. Bookmark the permalink.