Nhẫn – Tránh Né Hay Chiều Lòng – Chiến Công Oanh Liệt Nhất…

NHẪN

Nhẫn chính là tu dưỡng đạo đức
Và trong lòng chẳng bực tức ai
Mà môi luôn có nụ cười
Như mây trắng đó trên trời nhẹ bay

Từ lúc đó không hay gây gỗ
Luôn nhường người … phần khó về ta
Phàn nàn chuyện đó lìa xa
Tâm luôn bình thản lời ca thái hòa

Nếu như thắng xảy ra hờn oán
Rồi người thua chán nản bi quan
Nên chi nhẫn chính bình an
Còn hơn tất cả bạc vàng thế gian

Trong lục độ rõ ràng còn chép
Vào thứ ba chính phép tu hành
Đã là Phật Tử gắng thành
Nếu như tròn đủ Niết Bàn một bên

Lại thêm nữa gieo duyên tất cả
Gần và xa, kẻ lạ … thân quen
Thành ra quyến thuộc lâu bền
Cùng nhau sách tấn sẽ nên một chùa

Nguyễn Thiên Nhiên

_________________

Tránh né hay chiều lòng ?

Nhẫn không phải là
luôn nói không mỗi khi xung đột!
Không ai hoàn hảo,
đừng vội kìm nén cảm xúc bản thân
Sẽ gây ảnh hưởng xấu đến những mối quan hệ
cũng như chính sức khỏe tinh thần
Mọi việc tranh cãi hoàn toàn có thể được khắc phục!

Việc né tránh hay chiều lòng người khác
cũng là hành vi tiêu cực !
Đôi khi nhiều việc tranh cãi là cần thiết vô cùng,
Đảm bảo liên hệ vẫn tốt, người có trí tuệ biết dùng:
Hòa giải, thỏa hiệp, hợp tác
theo những cách hợp lý và lành mạnh!

Thiết lập và duy trì những giới hạn khó khăn cần tránh
Đừng cố gắng quá mức
để trở nên tử tế với tất cả mọi người!
Chỉ cần thể hiện thiện chí hợp tác với nụ cười
Thật ra
“chúng ta không ai là không sai lầm,không oan trái”

Hãy nêu rõ quan điểm,
mục tiêu vấn đề đang tranh cãi
Rồi quay vào bên trong để rọi lại tâm mình
Cho đến khi cảm nhận được sự an bình
Có sự thấu hiểu đủ đầy
và khả năng kết nối trong tất cả mọi thứ!

Nhẫn có nhiều loại tuỳ theo cách hành xử (1)
Nếu phân chia theo ý nghĩa,
lại có bên ngoài và bên trong
Bên ngoài vì danh lợi , uy quyền nên cứ chiều lòng
Bên trong, thấy rõ do vô minh,
sân hận tham ái nên tha thứ hỷ xả
Và không cần tránh né
vẫn vượt qua chướng ngại tất cả (2)

Huệ Hương

(1) Trong đạo Phật, nhẫn nhục nếu phân chia theo ba nghiệp thì có: thân nhẫn, khẩu nhẫn và ý nhẫn.
(2) Nhẫn nhục bên trong một cách trọn vẹn còn được gọi là nhẫn nhục Ba-la-mật.

____________

Chiến Công Oanh Liệt Nhất…

Nhẫn nhịn tức giận trong một lúc.
Tránh được mối lo cả trăm ngày.
Tiếp giao trong đời sống hàng ngày.
Trân trọng hạnh Nhẫn lên hàng đầu.

Nhẫn được yên cuộc đời … hành dễ.
Phải xã giao thiện cảm … thành công.
Chiến thắng giặc ngoài lợi … dễ hành.
Nhẫn được cái ngã thân mình … khó !

Một cơn đau trong thân vượt qua khó.,.
Quan trọng hơn lửa cháy làng bên.
Nhức đầu thôi, hơn sấm nổ rền.
Nhẫn chịu vượt qua … gian nan nhất !

Cổ nhân thường ví :
Nhẫn nhịn với tha nhân bên ngoài
Là thắng vạn quân tuy có khó…
Cũng không bằng thắng được bản thân.
Thắng bản thân … chiến công oanh liệt .

Như hiện tại có người… :
Không hưởng thụ ngày ăn một bữa.
Đầu trần, chân đất, đội nắng mưa.
Ngủ ngồi, thiền định suốt canh khuya.
Thắng bản thân, chiến công oanh liệt.

Chính phục bản ngã … thành Chánh giác.!?

Viên An

_________________

Nhẫn – Tránh Né Hay Chiều Lòng – Chiến Công Oanh Liệt Nhất…

Nhẫn… là tu dưỡng thân mình
Tránh đi oán hận, vô tình… hão danh
Khi cơn bực tức… đấu tranh
Gằn tâm háo thắng, ngọn ngành… bình sân

Nhẫn dùng trí tuệ… nhận chân
Ngăn vô minh ý, khẩu… nhân lỡ lời
Khi mà bát nước, đổ… thời
Khó bề hốt lại, sao rời… nghiệp mang

Nhẫn không phải… nhục, nhận oan
Nén kìm cảm xúc, hay… đang thu mình
Chiều lòng… né tránh, vị tình
Chính là… làm chủ, vô minh… thắng rồi

Con người… ngã lớn, cái tôi
Dễ vì mình, để khéo lôi… chiều lòng
Lợi danh, ham muốn… bên trong
Nhẫn… rèn trị được, hòng mong tu mình

Nhẫn không dễ… giống cái nhìn
Tiếp giao đời sống, trăm nghìn… khác nhau
Chiến công oanh liệt, nhất… đâu
Thắng người, mà chính đương đầu… dẹp ta

Chút bệnh đau… chẳng trải qua
Cũng như hoạn nạn, nói ngoa… thấu lòng
Thực không… kinh nghiệm bên trong
Chỉ là giả dụ, phỏng xong để… bình

Bề ngoài nhẫn ngỡ… nhượng nhìn
Yếu hèn… chấp nhận đồng tình, đã thua
Thật ra, đại trí… tránh mua
Não phiền náo loạn níu, hùa… rủ rê

Tu tâm tỉnh, thắng… ham mê
Phút tham dục sẽ, nhiêu khê… vô cùng
Người nhân… trí dũng, phải dùng
Toàn tâm… phẩm hạnh kiêm cung, đối đời

Chấp chi miệng lưỡi… nhất thời

tp

This entry was posted in Phật Giáo, Sách Truyện, Thơ Văn. Bookmark the permalink.